Friday, June 26, 2020

CỬU HƯƠNG (九鄉)

Truyền thuyết kể rằng,vào dịp thượng thọ ngàn tuổi của Tây Vương Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng đế đãtặng bà chuỗi ngọc quý.


Trong buổi yến tiệc cungđình, các vị thần tiên chuyền tay nhau thưởng thức vẻ đẹp của món quà,vô ý làm rơi chuỗi ngọc. Những viên ngọc quý rơi xuống trần gian, biếnthành hàng trăm hang động lộng lẫy, còn sợi dây vàng xâu chuỗi ngọc trởthành dòng suối tuôn chảy nối liền các hang. Khu hang động đó ngày nayđược gọi là Cửu Hương, nằm trong Khu tự trị dân tộc Di thuộc tỉnh VânNam, Trung Quốc.
 


Là một trong những vùngdu lịch trọng điểm của TQ, tỉnh Vân Nam sở hữu tới ba di sản thế giới làthành cổ Lệ Giang, rừng đá Thạch Lâm và khu bảo tồn thiên nhiên TamGiang. Có lẽ vì vậy mà Cửu Hương, dù được đánh giá là hệ thống hang độnglớn và đẹp nhất TQ, vẫn chưa được đầu tư nhiều về du lịch. Không có xebuýt tới Cửu Hương nên chúng tôi phải lên một chiếc xe đi Thạch Lâm vàxuống ở giữa đường. Từ đây, chúng tôi phải hỏi thăm mới tìm được một ngãba đường, nơi dân địa phương đón các xe khách nhỏ chạy ngang để tới CửuHương.
 

Chiếc xe chở chúng tôi đihơn một tiếng đồng hồ nữa thì tới khu thắng cảnh Cửu Hương. Khu vực đangkhai thác du lịch, với chín điểm tham quan chỉ là một phần nhỏ trongquần thể hang động rộng tới 200km2. Cùng hai du khách TQ, chúng tôi xuôithuyền dọc theo hẻm núi Âm Thúy (nghĩa là “bóng râm xanh mát”), hai bênlà những vách núi dựng đứng, phủ đầy cây cối xanh tươi.


Trái ngược với vẻ yênbình của hẻm núi lộ thiên đầu tiên, hẻm núi tiếp theo lại nằm sâu trongmột động đá lớn với những bức tường đá phủ rêu xanh. Đúng như tên gọi,hẻm Kinh Hồn này tạo cảm giác mờ ảo huyền bí với khung cảnh tranh tốitranh sáng và những tiếng âm âm vọng ra từ lòng núi.


Men theo cây cầu đá chênhvênh bên vách núi, chúng tôi tiến vào khu thạch động với rất nhiều thạchnhũ đủ hình dáng và kích thước. Nơi đây có vô số hang nhỏ nối liền nhau,đưa du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Thiên nhiên trảiqua hàng trăm triệu năm đã kiến tạo nên một cảnh quan tuyệt mỹ dưới lòngđất. Người TQ cũng khéo đặt tên cho các cảnh quan, khiến cho các khối đátrở nên có hồn và sinh động.
 

Động đầu tiên có tên làhang Dơi với rất nhiều thạch nhũ lơ lửng, như hàng trăm con dơi đangtreo ngược mình trên vòm hang. Động tiếp theo lại đầy các cột thạch nhũđủ kích cỡ, vươn lên từ lòng đất. Băng qua một cây cầu, chúng tôi tớithác Uyên Ương. Đó là hai thác nước ngầm trong lòng núi, ào ào đổ xuốngdòng sông ngầm bên dưới.


Bên cạnh ngọn thác đôinày là bãi thạch nhũ có tên Thần Điền, nghĩa là “ruộng thần”, gồm nhiềutầng nằm thoai thoải xếp lên nhau. Mỗi tầng lại được tạo bởi các ô đávôi uốn lượn, chứa đầy nước giống như những thửa ruộng bậc thang. Độnglớn nhất trong quần thể Cửu Hương được đặt tên là sảnh Sư Tử với bề mặtbằng phẳng và vòm hang cao như một đại sảnh. Tại đây có một bảo tàng nhỏtrưng bày các loại đá quý và giới thiệu quá trình hình thành địa chấtcủa quần thể hang động có niên đại lên tới 600 triệu năm này.


Dọc đường đi, chúng tôidừng lại để xem một buổi biểu diễn văn nghệ trong lòng động của người Dibản địa. Theo các nhà khảo cổ, khu vực Cửu Hương còn là một di chỉ khảocổ quan trọng với rất nhiều hóa thạch của thời kỳ Đồ đá cũ, đã được khaiquật và nghiên cứu.

Theo Hạnh Liên

No comments: