Jerusalem là nơi chứng kiến những sự kiện linh thiêng: David xây dựng thủ đô, chúa Jesus bị đóng đinh và Mohammed dừng chân trong hành trình Đêm kỳ bí.
Điều gì khiến Jerusalem được coi là vùng đất Thánh
Jerusalem không chỉ là cái tên đáng được quan tâm đối với chính quyền nhiều quốc gia, mà nó còn là nơi không thể không đến đối với nhiều du khách, do sở hữu bề dày lịch sử, văn hóa. Ảnh: Roevin/Urban Capture.
Cuộc chiến giành chủ quyền ở Jerusalem giữa Israel và Palestine đã kéo dài nhiều thập niên và vùng đất nổi tiếng này là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong xung đột giữa các nước Arab và Israel. Ảnh: Kristoffer Trolle.
BBC đã có một bài phân tích để chỉ ra lý do khiến Jerusalem trở thành vùng đất Thánh, địa điểm linh thiêng và quan trọng đến vậy đối với các tín đồ Kito giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Ảnh: Boaz.
Jerusalem (hay còn gọi là Yerushalayim trong tiếng Hebrew, và Al-Quds trong tiếng Arab), là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Nơi đây là chứng nhân lịch sử với nhiều lần bị chinh phục, phá hủy, rồi tái thiết. Mỗi một lần được xây dựng lại, nó lại đại diện cho những mảng khác nhau của quá khứ. Ảnh: Davide Filippini.
Với người Do Thái, đây là nơi vua David xây dựng thủ đô của vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền Thờ Đầu tiên. Hàng năm, hàng triệu tín đồ Do Thái đã đổ tới Bức Tường Than Khóc ở đây để hành hương. Ảnh: Ronnie Zijderveld.
Với người Kito giáo, đây là nơi chứng kiến Chúa Jesus bị đóng đinh. Theo đó, nơi đây quan trọng thứ 3, chỉ sau Mecca và Medina. Hàng năm, hàng triệu tín đồ thiên chúa giáo đã hành hương về nơi đây để thăm nhà thờ Mộ chúa và cầu nguyện. Ảnh: koala-x.
Theo Kinh Koran, Jerusalem là điểm dừng chân trong hành trình Đêm kỳ bí của Nhà tiên tri Mohammed. Do vậy, đây cũng là nơi mà các tín đồ Hồi giáo thường tới thăm Jerusalem quanh năm, đông nhất là trong tháng Ramadan. Ảnh: Team Palestina.
Với những lý do trên, Jerusalem trở thành thánh địa quan trọng của cả 3 tôn giáo. Nhiều du khách khi nhắc đến thành phố này, thường nghĩ ngay đến sự thiếu an toàn, chia rẽ hay xung đột. Trên thực tế, dù tồn tại 3 tôn giáo cùng một lúc nhưng những giáo dân này lại rất đoàn kết trong việc dành sự kính trọng của mình đối với vùng đất thánh. Ảnh: Noam Chen.
Du khách đến Jerusalem thường tập trung về khu Phố Cổ, một mê cung với những con ngõ nhỏ tồn tại hàng trăm năm. Nơi đây có 4 quảng trường, tương đương với 4 khu vực của người Do Thái, Thiên Chúa, Hồi giáo và Armenia. Tất cả được bao bọc trong một bức tường đá. Ảnh: rene.schlaefer.
Một số công trình nổi tiếng ở Jerusalem là Vòm đá thiêng – nơi nhà tiên tri Mohammed lên thiên đàng, thánh đường Al-Aqsa, một trong những nơi được coi là thánh địa của người Hồi giáo. Ảnh: Sergio Gold.
Ngoài ra, Bức tường Than khóc cũng là một điểm đến thu hút hàng triệu du khách thập phương ghé thăm. Nơi đây còn có cả Nhà thờ Mộ thánh được các hiệp sĩ Thập tự chinh xây dựng vào thế kỷ 12. Ảnh: Qu4ttroPhoto.
Jerusalem tuy là thành phố cổ đại được xây dựng hàng nghìn năm trước công nguyên nhưng lịch sử xung đột hiện đại của nó chỉ bắt đầu cách đây 100 năm, khi tướng Edmund Allenby của quân đội Anh chiếm thành phố từ tay người Ottoman, mở ra một thế kỷ máu và lửa bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa dân tộc và bài Do Thái. Ảnh: nikos_m. Ảnh: Qu4ttroPhoto
No comments:
Post a Comment