Kí tự Âm và Dương thực ra có nguồn gốc từ các kí tự chỉ mặt sáng và mặt khuất bóng của ngọn đồi. Dương nghĩa là phía ngọn đồi được mặt trời chiếu sáng, và bạn có thể hình dung được nó sáng sủa và ấm áp hơn cây cối đang vươn mình ra đón ánh sáng mặt trời và sinh trưởng.
Âm có nghĩa là mặt khuất bóng của ngọn đồi, nơi tối tăm hơn, lạnh lẽo hơn, cây cối và muông thú không thể sinh trưởng, thay vào đó chúng cuộn mình giữ ấm.
Âm Dương và biểu tượng thái cực trong văn hoá Trung Hoa. (Ảnh: Facebook chiết tự chữ hán)
Nói như vậy thì chẳng phải phụ nữ là Âm, có nghĩa là người Trung Quốc cổ xưa cho rằng phụ nữ lạnh lùng và đen tối? Âm và Dương chỉ hai thái cực có thể thấy trong mọi khía cạnh của sự sống. Trong vũ trụ, năng lượng mà thứ gì đó mang theo, chỉ sự lạnh lẽo, xấu tính… gọi chung là Âm, và cũng không có nghĩa là phụ nữ cũng đều xấu xa, vì cũng có những người đàn ông khá xấu xa trên thế giới này.
Và cũng sẽ không đúng chỉ vì đàn ông là Dương nên họ đều tốt! Bây giờ Âm và Dương mang một nghĩa chung là đàn ông thì mạnh mẽ hơn và nóng nảy hơn, còn phụ nữ thì dịu dàng và nhu mì hơn.
Nam nhi, biểu tượng của sự mạnh mẽ. Nữ nhi, biểu tượng của sự yếu mềm. (Ảnh: Khampha)
Trong hai phần đối nhau kia, có tồn tại những chấm tròn nhỏ ở mỗi bên, nghĩa là cả Âm và Dương cũng bao hàm phía đối lập bên trong mình. Nên ngay cả khi bạn là phụ nữ và được coi là Âm trên tổng thể, tính cách của bạn có thể cũng có những yếu tố Dương tính. Cũng có nhiều phụ nữ khá là Dương tính, và nam giới cũng vậy, có nhiều người có cá tính khá là Âm tính.
Âm và Dương không thể tồn tại riêng rẽ. Thực ra, trong quan niệm Trung Hoa truyền thống, trạng thái tốt đẹp nhất là Âm Dương cân bằng. Quan niệm này có thể thấy trong y học Trung Quốc, cũng như trong quan niệm về hôn nhân sự hòa hợp giữa cương và nhu có thể tạo nên sự sống.
“Taiji quan” – Thái Cực Quyền đã sử dụng sự cân bằng Âm Dương, khi đối thủ tung ra đòn Dương, người luyện võ sẽ sử dụng năng lượng Âm của mình để hấp thụ năng lượng Dương và sau đó, khiến nó bật ngược trở lại đối thủ.
Trong Trung Y, các bộ phận khác nhau của cơ thể được xem là Âm và Dương. Ví dụ, phía lưng là Dương, và phía trước của cơ thể là Âm. Thử đánh vào lòng bàn tay của bạn xem, sẽ không cảm thấy đau. Nhưng nếu đánh vào mu bàn tay, bạn sẽ thấy khá đau. Đó là mặt Âm.
Lão Tử, nhà hiền triết Trung Hoa đã nói rằng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị,…“, nhị ở đây là Âm và Dương, “…nhị sinh tam“, nhiều người tin rằng tam ở đây là Âm, Dương và khí (hay năng lượng), “…tam sinh vạn vật“.
“Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương”, trong quan niệm Trung Hoa truyền thống, Âm và Dương sinh ra năng lượng của vũ trụ hay là khí Âm, Dương và khí sinh ra vạn vật. Đó chỉ là cách để nói lên rằng mọi sự vật trên thế giới. Tất cả chúng đều chứa Âm
và Dương.
Lão Tử, một trong tam thanh của Đạo giáo. (Ảnh: yzqiyuan)
Trong Kinh Dịch, Dương được biểu thị bằng một nét liền, và Âm biểu thị bằng một nét đứt. Những đường nét này được kết hợp để tạo nên bát quái. Bát quái đại diện cho những thành phần cơ bản của vũ trụ, và bát quái sau đó được kết hợp để tạo nên 64 quẻ, đại diện cho tất cả những sự thay đổi có thể diễn ra trong vũ trụ.
Thời Trung Quốc cổ đại, hệ thống này được dùng trong Phong Thủy, binh pháp, tiên tri. Bát quái cũng được dùng để tạo ra Bát quái chưởng. Tám nước đi này sau đó được kết hợp với nhau tạo thành 64 Đơn hoán chưởng, đại diện cho 64 quẻ trong Kinh Dịch.
Tất cả đều bắt nguồn từ Âm và Dương trong giáo lý của Đạo giáo truyền thống của Trung Hoa. Đây cũng là một cách giải thích rất hay và vô cùng sâu sắc về nguồn gốc của vũ trụ, là phương pháp lý luận cổ xưa của các nước phương Đông, với rất nhiều điều thần bí và mầu nhiệm, chắc chắn sẽ là chủ đề được mọi người trên khắp thế giới không ngừng tìm hiểu và khám phá nhiều hơn nữa trong tương lai.
Theo: bianlichsu.com
No comments:
Post a Comment