Friday, November 12, 2021

THẠCH SƯƠNG SÂM THANH MÁT, GIẢI NHIỆT MÀ LẠI DỄ DÀNG BIẾN CHẾ

Thạch sương sâm là món thạch thanh mát không chỉ bồi bổ cơ thể, giải khát tuyệt vời mà nguyên liệu và cách làm cũng rất đơn giản, ai cũng có thể làm thành công. Món thạch làm từ lá sương sâm được nhiều người yêu thích; bởi tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng…Phù hợp thưởng thức trong những ngày nắng nóng, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm thạch sương sâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây sương sâm này; và cách làm món thạch sương sâm thanh mát trong bài viết sau đây nhé!


Cây sương sâm là cây gì?

Sương sâm là loài cây mọc hoang trong tự nhiên; ở khu vực Đông Nam Á, có tên khoa học là tiliacora triandra; thuộc họ menispermaceae. Sương sâm là loài thực vật thân leo, sống lâu năm, sinh trưởng tốt, mỗi cây có nhiều nhánh dây nhỏ. Lá sương sâm có thể thu hái quanh năm.

Ở Việt Nam, có hai loại sương sâm phổ biến là sương sâm lông; và sương sâm trơn. Cách phân loại này dựa vào đặc điểm lá và dây cây sương sâm; có hoặc không có lớp lông bao phủ trên bề mặt. Theo kinh nghiệm của những người thường làm thạch sương sâm; thì lá và dây cây sương sâm lông cho thạch đông mịn và ngon hơn sương sâm trơn.


Món thạch sương sâm được làm như thế nào?

Mỗi khi chị em tôi muốn ăn, mẹ sẽ ra vườn chọn hái những lá sương sâm trơn, có màu xanh đậm, tuyệt nhiên không chọn những lá ngả vàng hoặc quá non. Mẹ rửa sạch lá dưới vòi nước lạnh, sau đó ngâm vào nước muối pha loãng. Mẹ dặn, sương sâm là món ăn trực tiếp không qua nấu nướng; nên phải rửa cẩn thận, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả nhà. Sau 15 phút ngâm lá với nước muối, mẹ vớt lá ra rổ, vẩy cho ráo nước rồi phơi nhẹ cho lá hơi héo. Công đoạn này theo mẹ là sẽ giúp tăng độ dai cho lá; giúp dễ vò hơn; và khi thành thạch thì sẽ giòn dai, ngon hơn.

Khâu chuẩn bị đã xong, chị em tôi tụm lại ngồi nhìn mẹ vò lá. Mẹ đổ khoảng 3 lít nước vào một chiếc thau sạch; rồi cho khoảng 300 gr lá sương sâm đã phơi hơi héo vào. Vệ sinh tay sạch sẽ xong, mẹ bắt đầu dùng tay bóp, vò thật mạnh từng nắm lá cho đến khi màu xanh trên lá nhạt dần; chỉ còn lại xơ và chỉ trắng thì tiến hành lọc nước trong thau bằng rây. Lúc này mẹ dặn chúng tôi nên lọc đi lọc lại ít nhất 2 lần; để đảm bảo không còn phần xác trong nước lá sâm.

Hớt sạch bọt trong phần nước sâm vừa lọc, mẹ thu phần nước lá sâm có màu xanh; và thơm đặc trưng, đổ tất cả vào khuôn và chờ đông. Vậy là chúng tôi đã có món thạch sương sâm, chỉ cần thêm ít đường, nước cốt dừa và đá đập nhuyễn vào ly; là có ngay một món siêu ngon cho ngày nắng nóng.


Công dụng của sương sâm đối với sức khỏe

Theo Đông y, cây sương sâm có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, táo bón, tiêu độc, chữa kiết lỵ và nóng nhiệt. Bên cạnh đó, loài cây này còn được dùng như một vị thuốc để hỗ trợ trong việc chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày, đái tháo đường…

Theo y học hiện đại, loài cây này rất giàu dưỡng chất bao gồm chất xơ, sắt, canxi, vitamin nhóm A, C cùng các dưỡng chất quexitok sterol, ancaloit… Do đó, thạch từ lá sương sâm không chỉ là món ăn giải nhiệt, tăng cường đề kháng, là vị thuốc tự nhiên giúp:

Hỗ trợ chữa bệnh tiểu khó

Một số thầy thuốc Đông y cho rằng sương sâm rất tốt cho hệ bài tiết, nhất là thận. Do đó, trước khi áp dụng thuốc kháng sinh để điều trị, người bị chứng tiểu buốt, tiểu khó nên dùng thạch làm từ lá sương sâm để không phải chịu các tác dụng phụ của thuốc. Bạn có thể ăn thạch từ lá sương sâm đã ướp lạnh với nước đường ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát (chén).


Chữa khó tiêu, đau bụng, ngăn ngừa táo bón

Thạch từ lá cây sương sâm cũng đem lại công dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, khi bị táo bón, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, bạn nên dùng loại thạch này nhằm giảm nhẹ các triệu chứng.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Mỡ trong máu là nguyên nhân hàng đầu khiến lòng mạch máu bị thu hẹp, làm áp lực máu tăng cao dẫn đến cao huyết áp. Theo Đông y, nhờ khả năng ngăn cản quá trình tích tụ mỡ thừa ở thành mạch mà lá sương sâm có tác dụng tốt với bệnh cao huyết áp.

Nguồn: thanhnien

No comments: