Friday, January 10, 2020

NHỮNG ĐỊA DANH CÓ TRONG "ANH HÙNG XẠ ĐIÊU"

Nhắc đến câu chuyện nổi tiếng của nhà văn viết truyện kiếm hiệp Kim Dung là tác phẩm “Anh hùng xạ điêu” với câu chuyện tình của Quách Tỉnh và Hoàng Dung. Nếu du khách đã xem tác phẩm chuyển thể sang phim, thì ngoài những cảnh đã được dựng sẵn trong phim trường ra, thì đa số những cảnh chính đều được quay ở những nơi có cảnh vật thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, núi non sông nước trùng trùng điệp điệp. Nào hãy cùng chúng tôi cùng tìm hiểu những cảnh đẹp hấp dẫn, thu hút người xem xuất hiện trong bộ phim kinh điển này!

Theo tác phẩm “Anh hùng xạ điêu” của Kim Dung, Quách Tĩnh được mẹ là Lý Bình sinh ra và lớn lên ở thảo nguyên Mông Cổ. Mông Cổ nằm ở Đông Á, diện tích khoảng 1.564 km2, phần lớn là thảo nguyên xanh ngát trải dài đến tận chân trời. Ảnh: Mit.

Đền thờ Hoàng Gia, Tiên Đô

Đền thờ Hoàng Gia hay còn gọi là Tấn Vân Đường, là nơi thờ cúng quan trọng trong cung đình, từng là một trong ba cung điện của Hiên Viên hoàng đế – một trong những vùng đất đạo giáo từ thời cổ đại Trung Quốc.

Khâu Xứ Cơ tìm Đoàn Thiên Đức báo thù, Đoàn Thiên Đức đành đưa Lý Bình vào chùa Pháp Hoa ẩn náu, diễn một vở kịch khiến chủ trì Tiêu Mộc đại sư thu nhận. Khâu Xứ Cơ đến chùa Pháp Hoa đòi người.

Sân chùa Pháp Hoa, nơi Khâu Xứ Cơ đối đầu với Giang Nam Thất quái – chính là sân đền thờ Hoàng Gia.

Trương Gia Khẩu nằm ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, được coi là “cửa ngõ vào Bắc Kinh”, phát triển mạnh cả về kinh tế (công nghiệp luyện kim) và du lịch. Trương Gia Khẩu có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, giữ được nét hoang sơ với các ngọn núi cao, thung lũng sâu. Đây cũng là nơi Quách Tĩnh và Hoàng Dung lần đầu gặp nhau. Ảnh: Shutterstock.

Sau khi trở thành tri kỷ, Quách Tĩnh và Hoàng Dung cùng nhau ngao du thiên hạ, một trong những điểm đến của cặp đôi này là Thái Hồ, một hồ nước ngọt rộng 2.250 km2 ở Vô Tích. Thái Hồ là một trong 4 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, thu hút du khách bởi khí hậu trong mát cùng các tảng đá vôi hình thù độc đáo. Ảnh: Lea Yeh/500px.

Tiên Đô Quan ở Nam Thành, Phủ Châu (Giang Tây)

Tiên Đô Quan hay còn được gọi là miếu Ma Cô, được xây dựng từ năm 1992, một trong những miếu cổ nhất ở Tiên Đô, Tấn Vân

Nơi Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung lên chùa của Đoàn hoàng gia.

Nơi Quách Tĩnh quỳ xuống nền đá cầu ông trời – Đài bát quái, bên trong Tiên Đô Quan.

Nhất Đăng đại sư đang chữa vết thương cho Hoàng Dung ở Động Chiêu Ẩn, phía trong Tiên Đô Quan.

Đỉnh Đỉnh Hồ thuộc huyện Tấn Vân, TP. Lệ Thủy, tỉnh Triết Giang

Khi Hoàng Dung bị thương, Quách Tĩnh đi tìm Đoàn Hoàng Gia. Trên đường đi, hai người nhìn thấy một ông lão vừa ngồi câu cá trên chiếc cầu độc mộc vừa thưởng ngoạn thắng cảnh đẹp mê hồn xung quanh, Ông cố ý gây khó dễ cho hai người, nhưng Hoàng Dung nhanh trí đánh lạc hướng để Quách Tĩnh có cơ hội phá cầu độc mộc, qua được ải này.

Đỉnh Đỉnh Hồ thuộc Tiên Đô, Tấn Vân, Lệ Thủy, Triết Giang, có hình dạng như cây măng, cao vọt qua mây, cao 170.8 mét, được gọi là Thiên hạ đệ nhất đỉnh.

Đảo Đào Hoa ở Chu San, Chiết Giang, Trung Quốc, là nơi sinh sống của cha con nhân vật Hoàng Dược Sư, Hoàng Dung, và là nơi Quách Tĩnh gặp Chu Bá Thông. Dưới ngòi bút của nhà văn Kim Dung, đảo Đào Hoa là hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi Trung Quốc, cảnh sắc tươi đẹp như chốn bồng lai với cỏ cây sông núi cùng hàng nghìn cây đào đua nhau khoe sắc khi xuân đến. Ảnh: Chinatouradvisor.

Lâm An là kinh đô của nước Nam Tống (1127-1279), nay thuộc Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Iync.

Quách Tĩnh và Hoàng Dung đến dự đại hội Cái Bang ở núi Quân Sơn trong hồ Động Đình. Hồ Động Đình nằm ở tỉnh Hồ Nam, cùng Bà Dương, Hô Luân, Thái Hồ là 4 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: Webel Photography.

Tương Dương là một thành cổ có ý nghĩa quân sự quan trọng của Trung Hoa cổ đại. Thành nằm bên bờ sông Tương Giang, là nơi diễn ra trận đại chiến thành Tương Dương (1267-1273) giữa Mông Cổ và Nam Tống. Theo nội dung truyện, Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã đến trợ giúp nhân vật An phủ sứ Lữ Văn Đức thủ thành. Ảnh: Panoramio.

Núi Hoa Sơn ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, là một trong 5 ngọn núi nổi tiếng của Trung Hoa. Cái tên Hoa Sơn bắt nguồn từ hình dạng giống đóa hoa sen nở của ngọn núi khi nhìn từ xa. Đây là nơi diễn ra sự kiện Hoa Sơn luận kiếm, các cao thủ thi thố võ nghệ để tìm ra Thiên Hạ Ngũ Tuyệt (5 cao thủ giỏi nhất thiên hạ). Ảnh: Destinationchina.

Hoa Sơn cũng là địa danh nổi tiếng của du lịch Trung Quốc thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Ảnh: Blogspot.

(Sưu tầm trên mạng)

No comments: