Ở Malaysia, Singapore, quần đảo Riau và Philippines, bakkwa hay bagua là tên phổ biển nhất của nhục can. Người Quảng Đông phát âm món này là yuhk gōn', phiên bản Anh hóa là long yok; trong khi đó ở Trung Quốc và Đài Loan món ăn này được phát âm là rougan. Tên thương mại của nhục can có khi được gọi là "thịt heo nướng", "khô heo" hay "thịt heo sấy". Nhục can là một món ăn vặt rất thông dụng ở Macau, Malaysia, Singapore, Đài Loan, quần đảo Riau và the Philippines. Ở Bắc Đẩu trấn, Đài Loan, nó được đánh giá là một trong ba đặc sản về thịt heo.
Ở Malaysia và Singapore, nhục can trở thành một món quà thông dụng dành tặng cho người thân và du khách, cũng như cho các đồng nghiệp trong các tập đoàn (ví dụ trong Tết Nguyên Đán). Ở các quốc gia mà đa số người dân theo đạo Hồi (ví dụ Malaysia, các món nhục can dùng làm quà sẽ được chế biến từ thịt gà để nhằm phù hợp với halal, tức các quy tắc của Hồi giáo. Nhục can cũng có thể sử dụng trong các tiệc cưới cổ truyền Trung Hoa hay các bữa yến tiệc mang yếu tố nghi lễ tôn giáo. Nhu cầu về nhục can tăng cao trong các mùa lễ hội, trong các thời điểm khác nó cũng được dùng như món ăn vặt hay món ăn kèm trong bữa chính. Nhục can thường được đóng gói hay chứa trong các bọc màu đỏ - màu mang ý nghĩa tốt lành trong văn hóa Á Đông.
Chế biến
Theo tuyền thống, nhục can được chế biến từ những phần thịt chưa dùng hết trong các yến tiệc hay lễ hội. Chúng được tẩm ướp bằng đường và muối sau đó trữ lạnh dùng dần. Cụ thể những phần thịt dùng chế biến nhục can được loại bỏ phần mỡ, xắt lát ướp rồi xông khói. Sau đó chúng được cắt thành từng miếng nhỏ để trữ dùng dần. Người ta tin rằng yếu tố quyết định sự đặc trưng của chất lượng nhục can nằm ở phâu tẩm ướp và vì vậy hàm lượng gia vị tẩm ướp được bảo mật kỹ lưỡng.
Nguồn: Wikipedia