Om Mani Padme Hum hay còn được gọi là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” là một câu thần chú tiếng Phạn được xem là của Quán Thế Âm Bồ Tát
Theo phiên âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng hoặc Án ma ni bát mê hồng. Mỗi một từ trong câu chú được dịch sát nghĩa như sau:
- Om : Quy mệnh
- Mani : Viên ngọc như ý, biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta)
- Padme : Bên trong hoa sen, chỉ tâm thức con người
- Hum : Tự ngã thành tựu
Đối với Phật giáo Tây Tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, thể hiện tâm muốn cầu quả vị giải thoát, Niết-bàn vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Hiểu một cách thoát nghĩa hơn, Om mani padme hum là tâm Bồ-đề nở trong lòng mỗi người
Om Mani Padme Hum là tinh hoa kiến thức trực tiếp của tất cả các vị Phật. Những chỉ dẫn bao gồm trong mỗi âm của sáu âm tiết, là bản chất Tinh Thông Bí mật về các vị Phật. Đó là nguồn gốc của tất cả mọi phẩm chất và hạnh phúc sâu sắc, gốc rễ của các thành tựu lợi ích, sung sướng, và là con đường vĩ đại đưa đến những hiện hữu và tự do cao cả. Trong ý nghĩa nầy, câu chú được phú cho khả năng vén màn tâm tối, và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Câu chân ngôn mở mang tâm thức thương yêu và từ bi, đưa đến sự tỉnh thức giác ngộ.
Om Mani Padme Hum là tinh hoa kiến thức trực tiếp của tất cả các vị Phật
Sáu âm tiết của chân ngôn này cũng được xem là tương ưng với các cõi tái sinh của dục giới. Mỗi âm giúp người niệm đóng một cánh cửa tái sanh đau khổ:
– OM đóng cánh cửa luân hồi trong cõi trời;
– MA, cánh cửa cõi thần, A-tu-la
– NI, cánh cửa cõi người
– PAD, cánh cửa cõi súc sanh (cõi của sự si mê, kém trí tuệ)
– ME, cánh cửa cõi ngạ quỷ; (cõi của sự tham lam, đói khổ)
– HUNG, cánh cửa cõi địa ngục (cõi của sự sân hận, khổ đau)
Mỗi âm tiết của câu chú được xem như có ảnh hưởng thanh tịnh hóa:
– OM thanh tịnh hóa bản thân (nghiệp thân)
– MA thanh tịnh hóa lời nói (nghiệp khẩu)
– NI thanh tịnh hóa tâm thức; (nghiệp ý)
– PAD thanh tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn;
– ME thanh tịnh hóa điều kiện ẩn tàng;
– HUNG thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ.
Mỗi âm tiết của câu chú là một bài cầu nguyện:
– OM lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật;
– MA lời cầu nguyện hướng về lời nói của các vị Phật;
– NI lời cầu nguyện hướng về tâm thức các vị Phật;
– PAD lời cầu nguyện hướng về những phẩm chất của các vị Phật;
– ME lời cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật;
– HUNG gom góp sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất, và hoạt động của các vị Phật.
Sáu âm tiết liên hệ đến sáu pháp tu ba-la-mật của Phật giáo Đại Thừa, Tây Tạng:
– OM gắn liền với sự rộng lượng;
– MA gắn liền với đạo đức;
– NI gắn liền với kiên trì, nhẫn nhịn,
– PAD gắn liền với sự chuyên cần, tinh tấn
– ME gắn liền với sự chú tâm hay thiền định
– HUNG gắn liền với trí tuệ giải thoát
Sáu âm tiết của câu chú cũng liên quan đến sáu vị Phật
– OM liên hệ đến đức Phật Bảo-Sanh(Ratnasambhava);
– MA liên hệ đến đức Phật Bất-Không-Thành-Tựu (Amaghasiddi);
– NI liên hệ đến đức Phật Kim Cương Trì (Vajradhara)
– PAD liên hệ đến đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana)
– ME liên hệ đến đức Phật A-Di-Đà (Amitabha)
– HUNG liên hệ đến đức Phật A-Súc-Bệ (Akshobya)
Sáu âm tiết của câu chú còn liên hệ đến sáu món trí tuệ:
– OM: Trí tuệ thanh thản, an bình;
– MA: trí tuệ hoạt động;
– NI: trí tuệ tự tái sanh;
– PAD: trí tuệ pháp giới;
– ME: trí tuệ phân biệt;
– HUNG: trí tuệ như gương
Và còn rất rất nhiều những sự liên hệ khác nhau của sáu chữ này với những khái niệm khác.
Ở Tây Tạng, mọi người thường tụng niệm thần chú OM MANI PADME HUM, sự đơn giản và phổ thông của thần chú không làm giảm đi sự to tát của nó mà còn có giá trị to lớn hơn. Vì là câu chú của Phật, Bồ Tát nên thường được khắc lên các vật phẩm trang trọng, quý giá như kinh luân, phù điêu, bùa hộ mệnh, nhẫn, vòng… Khi sử dụng người ta thường phải tôn trọng câu chú như tôn trọng hình ảnh của chư Phật, Bồ Tát.
Nhẫn bạc chế tác tại Tây Tạng vô cùng đẹp. Bản nhẫn khắc Lục tự đại minh chú, bên trong khắc Bát Nhã kinh, vô cùng tinh xảo.
The Silk Road sưu tầm & Tổng hợp
No comments:
Post a Comment