Đừng quên
- trẻ cần đủ chất ngọt ngay sáng sớm vì trẻ tiêu hao nhiều năng lượng trong giấc ngủ để gan tổng hợp kháng thể chống viêm gan, chống siêu vi cảm cúm, tủy xương sản xuất hồng cầu, vỏ xương tăng chiều dày lẫn chiều dài, bộ nhớ tiếp nhận kích ứng từ giác quan …
- trẻ học mau hơn, trẻ lớn nhanh hơn trong khi ngủ. Trẻ tất nhiên không thể phấn chấn đến trường nếu trẻ hết pin khi mới ra cửa vì bữa điểm tâm thiếu chất ngọt! Trẻ không thể thuộc bài nếu trẻ không đủ năng lượng cần thiết cho dẫn truyền thần kinh đi đến nên về đến chốn.
- trẻ thiếu dự trữ chất đường mau tiêu hết năng lượng cùng với các khoáng tố có tác dụng trấn an thần kinh như canxi, manhê nên trẻ dễ phản ứng thái quá trong giờ thể dục thể thao, dễ quýnh quáng khi bị hỏi bài, dễ cáu sau vài giờ học.
- trẻ dễ bội nhiễm đường hô hấp nếu trẻ tụt đường huyết sau giờ học, nhất là trong môi trường ô nhiễm, trong phòng học quá lạnh hay quá nóng vì hệ miễn dịch còn mong manh của trẻ không thể vận hành nếu thiếu năng lượng. Siêu vi, vi khuẩn, nấm mốc núp trong cơ thể trẻ chỉ chờ có thế để thừa nước đục thả câu!
Trẻ đúng là không được thiếu chất ngọt. Nhưng quan trọng hơn nữa là làm sao để chất đường trong khẩu phần của trẻ được biến dưỡng tối ưu để cung cấp năng lượng tối đa và phế phẩm tối thiểu. Muốn được vậy cơ thể của trẻ cần sự có mặt cùng lúc của tập thể sinh tố B, trong số đó đặc biệt cần thiết cho chu trình biến dưỡng chất đường là B1, B3 và B7. Nói cách khác, một thức uống ngọt ngào cho trẻ muốn trọn nghĩa nên thuốc phải có nhiều hoạt chất sinh học khác đi kèm, như canxi, sắt, acid amin …
Viên kẹo, miếng bánh, ly kem, chén chè … gắn liền với tuổi thơ mộng mơ của trẻ. Trẻ càng có thời thơ ấu càng ngọt lịm càng dễ thành người lớn khỏe mạnh. Không cho trẻ ăn ngọt là sai, nhưng vụng về nếu cho trẻ ăn ngọt mà quên tập thể sinh tố + khoáng tố cần thiết để biến dưỡng chất đường. Cấm đến thiếu thì cấm làm gì? Cho đủ nhưng lại dùng không hết đến độ thành thừa thì cho làm chi?
BS. Lương Lễ Hoàng