“Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.
Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những cô gái tha thướt tà áo dài cùng gương mặt e ấp đằng sau chiếc nón lá nghiêng che. Hình ảnh đó xinh đẹp và dịu dàng đến nỗi, ai đến Huế, cũng muốn đi tìm cho bằng được chiếc nón bài thơ.
Đi tìm làng nghề làm nón
Nón lá không phải của riêng xứ Huế, nhưng ở đây, có những làng nghề làm nón đã xuất hiện từ cả trăm năm. Những cái tên như Dạ Lê, Tây Hồ, Kim Long, Triều Tây, Sịa … luôn gắn liền với hình ảnh những người phụ nữ đang miệt mài chằm nón.
Ảnh: TumiTran
Riêng chiếc nón bài thơ nổi tiếng, lại gắn liền với cái tên Tây Hồ.
Làng nón Tây Hồ nằm gọn bên bờ sông Như Ý, thuộc địa phận huyện Phú Vang, Huế. Những chiếc nón lá được tạo tác công phu với nhiều công đoạn khác nhau mà hễ nghe qua, bạn sẽ mắt tròn mắt dẹt, làm một chiếc nón lá khó đến vậy sao?
Để cho ra đời một chiếc nón bài thơ, người thợ phải qua hơn 15 công đoạn khác nhau. Từ lên rừng lấy lá, sấy, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nứt vành, cắt chỉ … Thật chẳng dễ dàng chút nào để có được một chiếc nón hoàn chỉnh vừa nhẹ, vừa đẹp.
Chằm một chiếc nón bài thơ
Nón Huế bao giờ cũng được làm hai lớp. Người làm nón phải khéo lắm, thì khi những lớp lá chồng lên nhau mới không bị dày, nón mỏng và thanh thoát. Sau đó mới là công đoạn phủ dầu nhiều lớp, để chiếc nón bóng, đẹp, và chống được cả mưa nắng thất thường của xứ này.
Điều làm nên sự đặc biệt của thương hiệu nón Huế giữa rất nhiều vùng đất làm nón khác, chính là ở công đoạn “chằm nón”.
Các công đoạn trong Chằm Nón – Ảnh: khamphahue.com
Khác với một chiếc nón lá bình thường, nón bài thơ có thêm những hình ảnh, những câu thơ ẩn hiện khi soi nón dưới ánh mặt trời. Những hình ảnh được ép giữa hai lớp lá một cách đơn giản, mộc mạc, ban đầu cũng chỉ là một món quà để tặng, lâu dần lại trở thành một nét đặc trưng cho nón Huế.
Đến làng nón Tây Hồ, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô thiếu nữ đang học chằm nón. Hay cả những người đàn ông đang chuốt vành, lên khung. Vậy mới biết, ở những làng nghề thủ công như thế này, dù là đàn ông hay phụ nữ, thì những đôi bàn tay đều thật khéo léo biết chừng nào.
Ảnh: cungdinhnguyen.com
Dạo quanh chợ nón
Mặc dù Tây Hồ là làng nón bài thơ nổi tiếng xứ Huế, nhưng để mua những chiếc nón lá nổi tiếng, người ta lại thường đến chợ Dạ Lê, Hương Thủy.
Thật ra, ở Huế bạn có thể tìm được chiếc nón lá ở bất kỳ khu chợ nào, dù là chợ nổi tiếng chợ Đông Ba, chợ An Cựu, hay chỉ là những ngôi chợ nhỏ không tên tuổi. Vậy nhưng, chợ Dạ Lê lại cực kỳ nổi tiếng, bởi mặt hàng duy nhất của cả khu chợ này là nón lá.
Nón ở chợ Dạ Lê không chỉ được nhập về từ các vùng khác, mà nơi đây còn bán cả nón lá của chính những người con Dạ Lê làm ra. Dù không đủ nổi tiếng như làng nón Tây Hồ, nhưng nón lá Dạ Lê vẫn nổi tiếng bởi sự thanh thoát, những sớ lá trắng nõn nà, những đường chỉ được chằm đều đặn, trau chuốt. Nón lá Dạ Lê cũng xinh đẹp và dịu dàng biết bao.
Chợ nón không ồn ào hay xô bồ như các khu chợ phức hợp khác, mà người mua người bán nơi đây đều giữ được nếp bình dị và mộc mạc vốn có. Ở đây không chỉ có nón lá thành phẩm, mà người ta còn bán cả những nguyên liệu làm nón như chỉ, khung vành, hay lá. Và bạn, dễ dàng có thể tìm được cho mình một chiếc nón lá chỉ sau một vòng dạo chợ.
Làng nón Tây Hồ cách thành phố Huế chỉ 12km, chợ nón Dạ Lê cũng chỉ nằm ngoài rìa thành phố một chút, vậy nên, du khách có thể tìm đến những địa điểm này một cách thật dễ dàng. Khi lưu trú tại Laguna Lăng Cô, bạn cũng có thể dành cho mình một buổi chiều để dạo quanh chợ nón Dạ Lê, hay tìm đến làng nón Tây Hồ để có thể tìm hiểu các công đoạn làm nón bài thơ, hay tự tay mình chằm lấy một chiếc nón để mang về.
Thật ra, ở Huế bạn có thể tìm được chiếc nón lá ở bất kỳ khu chợ nào, dù là chợ nổi tiếng chợ Đông Ba, chợ An Cựu, hay chỉ là những ngôi chợ nhỏ không tên tuổi. Vậy nhưng, chợ Dạ Lê lại cực kỳ nổi tiếng, bởi mặt hàng duy nhất của cả khu chợ này là nón lá.
Nón ở chợ Dạ Lê không chỉ được nhập về từ các vùng khác, mà nơi đây còn bán cả nón lá của chính những người con Dạ Lê làm ra. Dù không đủ nổi tiếng như làng nón Tây Hồ, nhưng nón lá Dạ Lê vẫn nổi tiếng bởi sự thanh thoát, những sớ lá trắng nõn nà, những đường chỉ được chằm đều đặn, trau chuốt. Nón lá Dạ Lê cũng xinh đẹp và dịu dàng biết bao.
Chợ nón không ồn ào hay xô bồ như các khu chợ phức hợp khác, mà người mua người bán nơi đây đều giữ được nếp bình dị và mộc mạc vốn có. Ở đây không chỉ có nón lá thành phẩm, mà người ta còn bán cả những nguyên liệu làm nón như chỉ, khung vành, hay lá. Và bạn, dễ dàng có thể tìm được cho mình một chiếc nón lá chỉ sau một vòng dạo chợ.
Làng nón Tây Hồ cách thành phố Huế chỉ 12km, chợ nón Dạ Lê cũng chỉ nằm ngoài rìa thành phố một chút, vậy nên, du khách có thể tìm đến những địa điểm này một cách thật dễ dàng. Khi lưu trú tại Laguna Lăng Cô, bạn cũng có thể dành cho mình một buổi chiều để dạo quanh chợ nón Dạ Lê, hay tìm đến làng nón Tây Hồ để có thể tìm hiểu các công đoạn làm nón bài thơ, hay tự tay mình chằm lấy một chiếc nón để mang về.
Theo: Laguna Lăng Cô
No comments:
Post a Comment