Saturday, March 5, 2022

BỐI THỦY NHẤT CHIẾN

BỐI THỦY NHẤT CHIẾN
背水一戰

Hàn Tín (256–195 TCN) là một nhà chiến lược quân sự và vị tướng có công rất lớn trong việc lập nên triều đại nhà Hán (206 TCN – 220 SCN).


Sau khi chinh phục nước Ngụy vào năm 205 TCN, Hàn Tín lập tức nhận được lệnh tấn công nước Triệu. Quân Triệu có khoảng 200 nghìn binh lính, trong khi Hàn Tín chỉ dẫn khoảng 30 nghìn quân.
Quân Triệu nắm giữ vị trí rất thuận lợi và chặn đứng các cửa ngõ quan trọng vào nước Triệu. Lối vào độc đạo nằm ở phía Tây của dãy Thái Hành Sơn, còn phía trước là một dòng sông chảy xiết.
Bản thân Hàn Tín hiểu rõ những điều kiện bất lợi mà quân sĩ đang phải đối mặt. Ông cũng thấy rằng các binh sĩ đã mệt mỏi sau chặng đường dài và nguồn tiếp tế có thể dễ dàng bị cắt đứt bởi quân Triệu. Ông đã nghĩ ra một kế.
Hàn Tín ra lệnh cho phần lớn quân của mình vượt qua sông, đối diện với doanh trại địch, cách khoảng 30 dặm từ nơi cửa ngõ. Sau đó, ông cho một số quân đào hào và lập chiến lũy.


Các tướng lĩnh và binh lính Triệu đã cười nhạo Hàn Tín, họ cho rằng đó là một sai lầm chiến thuật bởi trong trường hợp thất bại, sẽ không có cách nào thoái lui được vì có con sông phía sau. Hàn Tín đã không hề lay động.
Ông đã bí mật ra lệnh cho 2000 quân xâm nhập vào trại của Triệu và cắm những lá cờ Hán tại đó ngay sau khi lính Triệu bỏ ra ngoài.
Giữa đêm đó Hàn Tín dặn binh sĩ chỉ ăn nhẹ và hứa sẽ có một bữa tiệc vào hôm sau khi đánh bại quân Triệu. Mặc dù họ làm theo mệnh lệnh của Hàn Tín nhưng ngay cả những tướng lĩnh thân tín của ông cũng không thực sự tin điều đó.
Sớm hôm sau, Hàn Tín ra lệnh cho quân phất cờ nổi trống tiến tới cửa ngõ. Quân chủ lực của Triệu rời trại đuổi theo quân Hán.
Hàn Tín ngay lập tức ra lệnh cho quân rút về thủ thế. Quân Triệu tức tốc đuổi theo. Hán binh không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chiến đấu đến cùng, điều này khiến quân Triệu khiếp sợ.


Để thiết lập lại thế trận, tướng Triệu ra lệnh cho quân rút khỏi cuộc giao tranh. Khi quân Triệu rút về trại, họ phát hiện cờ Hán tua tủa khắp nơi.
Họ nghĩ rằng mình đang bị tấn công từ phía sau và vô cùng hoảng hốt. Ngay lúc ấy, Hàn Tín dồn toàn lực tấn công và quân Triệu đã bị đánh bại.
Trong bữa tiệc mừng chiến thắng, Hàn Tín được hỏi tại sao ông lại để binh lính dàn trận khi phía sau là con sông. Ông trả lời: “Trong tình huống như vậy, một người lính sẽ chiến đấu bởi họ không thể trốn chạy. Nếu họ được đặt ở tình huống có thể rút lui, họ sẽ rút.”
Chiến thuật này dẫn đến thành ngữ 背水一戰 (Bối thủy nhất chiến) với nghĩa đen là: lưng tựa sông đánh trận.
Nó được dùng để mô tả tình huống mà người ta phải chiến đấu để chiến thắng hay bỏ mạng, hoặc trong khi một người phải nỗ lực hết mình để giành sự sống.
(Sưu tầm trên mạng)



韓信背水一戰
劉邦出關與項羽爭天下,韓信受命東下井陘(今河北井陘縣)進擊趙國。韓信率軍在離井陘口三十里處駐紮,又選輕騎二千人,手持紅旗,隱蔽山後觀察趙軍。吩咐他們如果趙軍出營,就乘虛入其營壘,拔掉趙軍旗,換上紅旗。佈置完之後,韓信便率萬人先行,背靠大河佈下軍陣。次日天一亮,韓信就命令進攻井陘口。趙軍出營迎戰,雙方激戰許久,韓信軍假裝敗退,棄旗丟鼓,退入營壘之中。趙將陳餘見到這個情景,遂以全軍進攻韓信軍。韓信軍背後是河,無路可退,全都拼死戰鬥,勇猛拼殺。
就在這個時候,事先埋伏在山後的漢軍乘虛進入了趙軍營壘,拔掉趙旗,將二千面漢軍紅旗插上。趙軍見不能戰勝漢軍,便想退回營寨,卻見營寨已被漢軍佔領,全都驚慌不知所措。漢軍前後夾擊,趙軍大敗。事後,有人問韓信﹕「按照兵法,應該背山面水佈陣,您反其道而行之,卻取得了勝利,這是為甚麼?」韓信說﹕「置之死地而後生,這也是兵法的一個原則。我所率的兵,大多沒經過嚴格的訓練,只有將他們放在死地,他們才能戰,拼死爭殺,如果把他們放在生地,他們都會逃走,怎能打勝仗呢?」
(網上搜查)


No comments: