Những người thợ mộc không dám chạm khắc hay vẽ hình tượng Quan Vũ mở mắt, hoá ra là có nguyên do.
Quan Vũ (? - 220), tự Vân Trường, là một vị tướng nổi tiếng vào những năm cuối của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông là người có đóng góp lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán.Sử sách Trung Quốc miêu tả Quan Vũ là một vị tướng tài năng, can đảm, thiện chiến, hào hiệp trượng nghĩa, đồng thời coi ông như là biểu tượng của tinh thần trung nghĩa. Dù bị Tào Tháo bắt được trong trận Từ Châu nhưng Tào Tháo luôn coi võ tướng này như thượng khách vì quý trọng khí phách và tài năng hơn người của ông.
Đáng tiếc là võ tướng kiệt xuất như Quan Vũ lại phải ra đi đầy nuối tiếc khi đại nghiệp của nhà Thục Hán vẫn còn dang dở.
Dù ra đi để lại nhiều nuối tiếc trong lịch sử nhưng Quan Vũ là võ tướng có sức ảnh hưởng lớn đối với hậu thế.
Từ khi qua đời, Quan Vũ là nhân vật được nhiều vị hoàng đế tôn sùng. Quan Vũ bắt đầu được phong thần vào thời nhà Tuỳ. Sau đó, không ít lần các hoàng đế của nhà Tống, nhà Minh và nhà Thanh đã phong tước hiệu cho Quan Vũ. Trong đó, đến thời nhà Thanh, Quan Vũ được hoàng đế nhà Thanh phong là "Võ thánh", sánh ngang với "Văn thánh" Khổng Tử.
Truyền thuyết trong dân gian cùng với ảnh hưởng lớn từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa khiến hình tượng của Quan Vũ được nhiều người biết đến. Sở dĩ Võ thánh Quan Vũ được tôn sùng và thần thánh hoá vì cuộc đời của ông gắn với nhiều chiến công hiển hách như chém Hoa Hùng, đánh Lữ Bố, trảm Nhan Lương, giết Văn Xú và đặc biệt là chiến tích qua 5 ải chém 6 tướng.
Chính vì vậy, Quan Vũ được phong tặng nhiều danh hiệu và thờ phụng ở rất nhiều nơi. Ngày nay, Quan Vũ trong tâm trí của hậu thế là trọng nghĩa, giữ tín, tuyệt đối trung thành. Các ngôi đền thờ Quan Vũ có thể tìm thấy ở nhiều nơi. Thậm chí, giới doanh nhân cũng rất tôn sùng Quan Vũ. Nhiều người còn dán hình Quan Vũ trên cửa.
Do đó, nhiều bức tượng Quan Vũ được chế tác đã xuất hiện. Tuy nhiên, kỳ lạ là các pho tượng Quan Vũ dù ai điêu khắc thì đều có chung một đặc điểm. Đó là hai mắt đều nhắm.
Vậy, đâu là nguyên nhân?
Khi hỏi về vấn đề này, những người thợ mộc chỉ đáp: "Không dám!". Suy cho cùng, theo một ông lão thợ mộc thì việc này có nguyên nhân như sau.
Quan Vũ từng giết nhiều người
Trong cả đời chinh chiến lừng lẫy của mình, Quan Vũ từng giết nhiều người. Theo quan niệm của dân gian, do những oan hồn này không thể đi vào luân hồi, ngày ngày lơ lửng trước mắt nên Quan Vũ phải nhắm mắt lại nhằm lấy lại sự thanh tịnh, đồng thời có tác dụng răn đe.
Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng Quan Vũ mở mắt là sẽ xảy ra chuyện lớn, giết người. Do đó, việc điêu khắc một bức tượng Quan Công mở mắt có thể đem lại tai hoạ, sự bất an cho người sở hữu.
Rất khó để diễn tả đôi mắt của Quan Vũ
Quan Vũ trong tâm trí của người đời là một võ tướng lừng lẫy, trở thành biểu tượng của lòng trung thành, sự dũng cảm và sống hết mình vì chính nghĩa. Thậm chí, ông còn được thế hệ sau suy tôn lên thành "Võ thánh", hết lòng tôn sùng.
Hơn nữa, theo quan niệm dân gian, để khắc hoạ thần linh thì không được tuỳ tiện vẽ mắt, nếu không tất sẽ gây ra tai hoạ.
Có lẽ vì vậy nên không có người thợ mộc nào dám chạm khắc hay vẽ tượng Quan Vũ mở mắt. Do đó, cách đơn giản mà họ thường làm là để tượng Quan Vũ nhắm mắt.
Bài viết tham khảo nguồn: QQ, Sohu
Theo: Pháp Luật & Bạn Đọc
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment