Friday, August 31, 2018

HỐ XANH KHỔNG LỒ Ở ÚC

Hố xanh khổng lồ chứa đựng điều bí ẩn của tự nhiên

Nằm cách rạn san hô Great Barrier nổi tiếng của Australia không xa là hố xanh khổng lồ với độ sâu chừng 20m. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và khám phá những bí mật còn ẩn dưới hố xanh giữa lòng đại dương này.

Một nhóm chuyên gia đã lặn xuống hố xanh (Blue hole) ở gần rạn san hô Great Barrier nổi tiếng của Úc. Hố xanh này nằm cách đảo Daydream thuộc ngoài khơi khía đông bắc Australia chừng 200km.

Mysterious hole found in Great Barrier Reef

Hố xanh có độ sâu chừng 20m, tìm thấy tại vùng chưa được khám phá của khu di sản nổi tiếng thuộc “xứ sở chuột túi”. Do nằm tại khu vực hẻo lánh trong quần thể và ít được biết tới, nên khi nhóm thám hiểm xuống dưới đáy, họ vô cùng ngạc nhiên với điều diễn ra trước mắt.

Dưới đáy của hố xanh là những rạn san hô phát triển rất khỏe mạnh. Đây là một điều khá hiếm gặp khi xung quanh đó, hiện tượng san hô bị mất màu hay “tẩy trắng” (coral bleaching) đang lan rộng khắp khu vực. Hiện tượng san hô mất màu do ảnh hưởng của nước biển ấm lên hoặc nguyên nhân đến từ các loài tảo độc bám lên thân.


Nhà sinh vật biển Johnny Gaskell đã tiết lộ những phát hiện của họ trong một bài viết lên Instagram, chia sẻ những kỳ quan kinh ngạc lạ thường. “Hố xanh Blue Hole trước đây được các nhà địa chất mô tả có thể mang kích thước lớn hơn Great Blue Hole ở Belize. Nó nằm tại khu vực ít được khám phá nhất trong quần thể Great Barrier. Để tới đó, chúng tôi phải di chuyển trong đêm hơn 10 giờ đồng hồ và canh thời gian thủy triều lên. Thực sự là chuyến đi đáng giá”, ông viết.


“Mọi người đều vui mừng khi thấy quần thể san hô phát triển khỏe mạnh. Hãy chờ đoạn video tiếp theo của chúng tôi”, ông nói. 

Hố xanh là hố sụt dưới nước hình thành bởi sự xói mòi của đá vôi và có hình dáng giống một vòng nước màu xanh sẫm. Hố xanh nổi tiếng nhất thế giới nằm ở ngoài khơi Belize, mang tên Great Blue Hole.

Vào đầu năm nay, các nhà nghiên cứu từng lên tiếng cảnh báo rạn san hô Great Barrier có thể bị “xóa sạch” và không còn khả năng phục hồi. Khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng san hô mất màu. Trước đó, các nhà khoa học cũng phát hiện một khu vực san hô bị tẩy trắng sau sự kiện nghiêm trọng xảy ra vào năm 2016.


Việc phát hiện rạn san hô phát triển khỏe mạnh bên dưới hố xanh được coi là tín hiệu đáng mừng về khả năng phục hồi của Great Barrier. Nhưng nguyên nhân tại sao san hô ở hố xanh Blue Hole phát triển khỏe mạnh vẫn là câu hỏi lớn.

Rạn san hô Great Barrier là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng chừng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng 2.600 km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km2.[ Phần đá ngầm nằm ở khu vực biển san hô, cách bờ biển Queensland về hướng đông bắc Úc. Một phần lớn đá ngầm được bảo vệ bởi công viên hải dương rạn san hô Great Barrier.

Rạn san hô Great Barrier có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian và được quy cho là đơn thể lớn nhất thế giới. Nó cũng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981. Đài CNN đã gọi nơi này là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

Hoàng Hà
Theo TS/WK


BÀI KỆ VỊNH HOA


Hoa khai mãn thụ hồng
Hoa lạc vạn chi không
Duy dư nhất đóa tại
Minh nhật định tùy phong

(Ngộ Đạt Quốc Sư)


花開滿樹紅 
花落萬枝空
唯餘一朵在 
明日定隨風

(悟達國師)



Hoa nở, khắp cây hồng 
Hoa rụng, vạn cành không 
Chỉ còn lại một đóa 
Ngày mai theo gió tung.

Bài kệ mô tả tánh cách vô thường của vạn vật.

(Sưu tầm trên mạng)

CẬU BÉ DƯỚI BÓNG CÂY

Mùa hè giữa năm thứ nhất và năm thứ hai đại học, tôi được mời vào làm phụ trách một trại hè cho học sinh trung học thuộc một trường đại học ở Michigan. Vì tôi đã từng tham gia rất nhiều hoạt động của trại nên tôi nhận lời ngay lập tức.


Một giờ sau khi tôi bắt đầu ngày đầu tiên ở trại hè, giữa một đám ồn ào hỗn loạn các anh phụ trách và học sinh, tôi nhận ra một cậu bé ở dưới bóng cây. Cậu rất nhỏ bé và gầy guộc. Rõ ràng việc cậu đang mất tự nhiên và xấu hổ rụt rè càng làm cho cậu trở nên yếu đuối, mỏng manh.

Chỉ 50 bước gần đó, 200 trại viên đang hăm hở rượt đuổi, chơi đùa, và gặp gỡ lẫn nhau như đã thân nhau từ lâu lắm chứ không phải chỉ mới quen. Nhưng cậu bé dưới bóng cây dường như đang ở một thế giới khác.

Vẻ cô đơn đến tột độ của cậu đã làm tôi khựng lại, nhưng nhớ lại lời những anh chị phụ trách lớn tuổi hơn rằng phải chú ý đến các trại viên có vẻ tách biệt ra, thế là tôi bước đến.

Đến gần cậu bé, tôi nói: “Chào em, anh tên là Kevin. Anh là một trong các phụ trách ở đây. Anh rất vui được gặp em. Em khỏe không vậy?”

Với một giọng nói run run bẽn lẽn, cậu bé cố sức trả lời: “Dạ em bình thường”.

Tôi nhẹ nhàng hỏi rằng cậu bé có muốn tham gia những sinh hoạt và gặp các bạn bè mới không. Cậu trả lời nhỏ: “Dạ không, em không thích lắm”.

Tôi có thể cảm nhận được rằng cậu đang ở trong một thế giới hoàn toàn riêng tư. Trại hè quá mới, quá xa lạ đối với cậu. Nhưng bằng cách nào đó, tôi cũng biết rằng cũng không nên ép cậu bé. Cậu không cần một lời cổ vũ, cậu cần một người bạn. Sau một lúc lâu im lặng, câu chuyện của chúng tôi chấm dứt.


Sau bữa trưa ngày thứ hai, tôi hét bể cuống họng của mình để điểu khiển cả trại hát. Tất cả trại đều tham gia hăm hở. Ánh mắt tình cờ xuyên qua đám đông ồn ào lộn xộn và thấy hình ảnh cậu bé đó đang ngồi một mình, nhìn ra ngoài cửa sổ. Tôi suýt nữa đã quên mất lời bài hát đang phải hướng dẫn.

Khi lại có cơ hội gặp cậu bé, tôi cố thử một lần nữa, với những câu nói hệt như trước: “Em có khỏe không? Em có sao không?”

Và cậu bé lại trả lời: “Dạ vâng, em khỏe. Em chỉ chưa quen thôi”.

Khi tôi rời nơi cậu bé ngồi, tôi hiểu rằng để cậu bé hòa đồng phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn tôi tưởng – dù tôi không biết rằng tôi và cậu bé có thể cởi mở được với nhau hay không nữa.

Vào buổi tối hôm đó khi họp với những người phụ trách của trại, tôi kể ra những điều lo lắng của mình về cậu bé. Tôi giải thích cho các bạn phụ trách ấn tượng của tôi về cậu bé, yêu cầu họ chú ý và dành thêm thời gian cho cậu nếu có dịp.

Những ngày ở trại trôi qua nhanh hơn tôi tưởng. Thật là tiếc, nhưng rồi đêm cuối cùng ở trại cũng đến và tôi đang theo dõi “bữa tiệc chia tay”. Các học sinh đang tận hưởng những giây phút cuối cùng của mình với các “bạn tốt nhất” của họ – những người bạn mà có thể họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại.

Ngắm nhìn các trại viên cùng nhau chia sẻ những giây phút cuối bên nhau, tôi bất ngờ thấy được một hình ảnh mà sẽ lưu mãi trong cuộc đời tôi. Cậu bé mà từng ngồi một mình dưới gốc cây đó đang làm một điều kỳ diệu. Cậu đang chia sẻ cùng hai cô bé khác những món quà lưu niệm. Tôi nhìn cậu đang có nhưng giây phút thân mật đầy ý nghĩa với những người mà cậu chưa bao giờ gặp chỉ mấy ngày trước đó. Tôi không thể tin nổi đó chính là cậu bé dưới bóng cây.

Vào một đêm tháng 10 năm đó, tiếng chuông điện thoại kéo tôi ra khỏi cuốn sách hóa học. Giọng một người lạ, rất nhẹ nhàng và lịch sự hỏi tôi: “Có phải là anh Kevin không ạ?”
 

“Dạ chính là tôi, xin lỗi ai đầu dây đó ạ?”

“Tôi là mẹ của Tom Johnson. Cậu có nhớ Tommy từ trại hè không?”


Đó là cậu bé dưới bóng cây mà! Làm sao tôi có thể quên được? Tôi nói: “Dạ cháu nhớ rồi. Cậu bé rất dễ thương. Bây giờ cậu bé ra sao rồi ạ?”

Chợt lặng đi một hồi lâu, sau đó bà Johnson nói: “Tuần này trên đường từ trường về, Tommy của tôi đã bị một chiếc xe đâm phải… Tommy đã không còn nữa rồi!”.

Bàng hoàng, tôi chia buồn cùng mẹ cậu bé. Bà ấy nói tiếp: “Tôi muốn gọi cho cậu, bởi vì Tommy nhắc đến cậu nhiều lần. Tôi muốn cậu biết rằng nó đã trở lại trường như một con người mới. Nó đã có nhiều bạn mới. Kết quả học tập lên cao. Và nó còn hò hẹn với bạn gái nữa. Tôi chỉ muốn cám ơn cậu đã làm cho Tom thay đổi như vậy. Những tháng cuối cùng là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời nó”.

Vào lúc đó tôi đã nghiệm ra: Hãy dành sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia với mọi người quanh bạn. Bạn sẽ không thể ngờ được mỗi cử chỉ ân cần, chân thành của bạn có thể sẽ có ý nghĩa với người khác đến như thế nào đâu. Tôi kể lại chuyện này mỗi lần có dịp, và khi tôi kể xong, tôi thôi thúc người khác nhìn ra bên ngoài và tìm cho mình một “cậu bé dưới bóng cây”.

Tác giả: David Coleman và Kevin Randall 
Theo nghethuatsong

The Boy Under the Tree

In the summer recess between freshman and sophomore years in college, I was invited to be an instructor at a high-school leadership camp hosted by a college in Michigan. I was already highly involved in most campus activities, and I jumped at the opportunity. 

About an hour into the first day of camp, amid the frenzy of icebreakers and forced interactions, I first noticed the boy under the tree. He was small and skinny, and his obvious discomfort and shyness made him appear frail and fragile. Only fifty feet away, two hundred eager campers were bumping bodies, playing, joking and meeting each other, but the boy under the tree seemed to want to be anywhere other than where he was. The desperate loneliness he radiated almost stopped me from approaching him, but I remembered the instructions from the senior staff to stay alert for campers who might feel left out. 

As I walked toward him, I said, “Hi, my name is Kevin, and I’m one of the counselors. It’s nice to meet you. How are you?” In a shaky, sheepish voice he reluctantly answered, “Okay, I guess.” I calmly asked him if he wanted to join the activities and meet some new people. He quietly replied, “No, this is not really my thing.” 


I could sense that he was in a new world, that this whole experience was foreign to him. But I somehow knew it wouldn’t be right to push him, either. He didn’t need a pep talk; he needed a friend. After several silent moments, my first interaction with the boy under the tree was over. 

At lunch the next day, I found myself leading camp songs at the top of my lungs for two hundred of my new friends. The campers eagerly participated. My gaze wandered over the mass of noise and movement and was caught by the image of the boy from under the tree, sitting alone, staring out the window. I nearly forgot the words to the song I was supposed to be leading. At my first opportunity, I tried again, with the same questions as before: “How are you doing? Are you okay?” To which he again replied, “Yeah, I’m all right. I just don’t really get into this stuff.” As I left the cafeteria, I realized this was going to take more time and effort than I had thought—if it was even possible to get through to him at all. 

That evening at our nightly staff meeting, I made my concerns about him known. I explained to my fellow staff members my impression of him and asked them to pay special attention and spend time with him when they could. 

The days I spend at camp each year fly by faster than any others I have known. Thus, before I knew it, mid-week had dissolved into the final night of camp, and I was chaperoning the “last dance.” The students were doing all they could to savor every last moment with their new “best friends”—friends they would probably never see again. 

As I watched the campers share their parting moments, I suddenly saw what would be one of the most vivid memories of my life. The boy from under the tree, who had stared blankly out the kitchen window, was now a shirtless dancing wonder. He owned the dance floor as he and two girls proceeded to cut a rug. I watched as he shared meaningful, intimate time with people at whom he couldn’t even look just days earlier. I couldn’t believe it was the same person. 

In October of my sophomore year, a late-night phone call pulled me away from my chemistry book. A softspoken, unfamiliar voice asked politely, “Is Kevin there?” 

“You’re talking to him. Who’s this?” 

“This is Tom Johnson’s mom. Do you remember Tommy from leadership camp?” 

The boy under the tree. How could I not remember?

“Yes, I do,” I said. “He’s a very nice young man. How is he?” 


An abnormally long pause followed, then Mrs. Johnson said, “My Tommy was walking home from school this week when he was hit by a car and killed.” Shocked, I offered my condolences. 

“I just wanted to call you,” she said, “because Tommy mentioned you so many times. I wanted you to know that he went back to school this fall with confidence. He made new friends. His grades went up. And he even went out on a few dates. I just wanted to thank you for making a difference for Tom. The last few months were the best few months of his life.” 

In that instant, I realized how easy it is to give a bit of yourself every day. You may never know how much each gesture may mean to someone else. I tell this story as often as I can, and when I do, I urge others to look out for their own “boy under the tree.” 

David Coleman and Kevin Randall
From: Chicken Soup for the College Soul


Thursday, August 30, 2018

LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI LÁI XE TẢI

Đời người vô thường, không ai đoán trước được tương lai, mọi sự có thể đến và đi trong nháy mắt. Vậy nên hãy trân quý giây phút hiện tại, trân quý những người mà bạn yêu thương.


Một lần trên xa lộ, tôi thấy một nhóm cảnh sát hoàng gia Canada và vài người công nhân đang tháo gỡ phần còn lại của một chiếc xe tải bị mắc kẹt bên vách đá. Tôi đậu xe lại, nhập vào nhóm tài xế xe tải đang lặng lẽ quan sát đội công nhân.

Một cảnh sát bước lại chỗ chúng tôi chậm rãi nói: “Rất tiếc, người tài xế đã chết khi chúng tôi phát hiện ra anh ta. Có lẽ anh ấy bị lạc tay lái trong lúc trời có bão tuyết hai ngày trước đây. Thật khó để nhận ra người bị nạn nếu chúng tôi không may mắn thấy ánh nắng phản chiếu từ kính chiếu hậu” .

Viên cảnh sát lắc đầu buồn bã, rút trong túi áo khoác một lá thư: “Đây này, các anh nên đọc cái này. Tôi đoán anh ấy đã sống được khoảng hai giờ trước khi chết vì lạnh”.

Tôi chưa bao giờ thấy cảnh sát khóc. Tôi nghĩ họ đã thấy quá nhiều cái chết và chứng kiến nhiều cảnh tượng hãi hùng nên họ không còn cảm giác gì trước những việc tương tự. Nhưng viên cảnh sát ấy đã lau nước mắt và đưa tôi lá thư. Đọc thư, tôi cũng như những người tài xế khác, không nói lời nào, chỉ lặng lẽ giấu những giọt nước mắt, trở về xe của mình.

Những từ ngữ trong thư như nung cháy tôi. Và sau nhiều năm, nó vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ, như thể tôi đang cầm nó trước mặt. Tôi muốn chia sẻ lá thư đó với bạn, bạn bè của bạn và gia đình của họ.
 
(Ảnh: Internet)

Thư của Bill, tháng 12 năm 2000

Vợ yêu quý của anh!

Đây là lá thư mà không người đàn ông nào muốn viết. Nhưng anh cũng đủ may mắn khi có một ít thời gian nói lên những gì anh đã quên nói nhiều lần trước đây.

Anh yêu em, em yêu ạ. Em đã từng nói đùa rằng anh yêu chiếc xe tải còn hơn cả yêu em bởi vì anh dành nhiều thời gian cho nó quá! Anh yêu cái khối sắt này vì nó cần cho chúng ta. Nó chứng kiến anh vượt qua những nơi khó khăn, những giờ khó nhọc.

Anh đã luôn kỳ vọng vào nó trên những chuyến hàng xa và nó luôn mau chóng giúp anh hoàn thành công việc. Nó không bao giờ làm anh thất vọng. Nhưng em có biết rằng anh yêu em cũng bởi những lý do đó. Em cũng đã chứng kiến anh vượt qua những thời khắc khó khăn.

Anh nhớ anh đã than phiền về chiếc xe cũ kỹ vậy mà anh không nhớ em cũng từng than thở khi mệt mỏi trở về nhà. Anh quá lo nghĩ đến những rắc rối của mình đến nỗi không nghĩ gì đến em. Anh nghĩ về những thứ em đã phải từ bỏ vì anh: quần áo, du lịch, tiệc tùng, bạn bè… Em đã không bao giờ trách móc và vì lý do nào đó anh đã không bao giờ nhớ cám ơn em. Khi anh ngồi uống cà phê với bạn bè, anh luôn nói về chiếc xe và những khoản tiền sửa chữa nó. Anh nghĩ anh đã quên mất em là người bạn đời của anh.

Sự hy sinh và phấn đấu của em cũng nhiều như việc anh cố gắng để có được một chiếc xe mới. Anh rất hãnh diện về chiếc xe này và anh cũng rất hãnh diện về em. Nhưng anh chưa bao giờ nói với em điều đó. Anh cho đó là điều dĩ nhiên em đã biết. Nhưng nếu anh dành nhiều thời gian với em thay vì để chùi rửa, lau bóng chiếc xe thì anh đã có thể nói những lời thật lòng mình với em.

(Ảnh: Internet)

Nhiều năm tháng qua, trong những lần rong ruổi trên đường, anh biết những lời cầu nguyện của em luôn theo anh. Nhưng lần này những lời đó không đủ. Anh đang đau quá. Anh đang trên chặng đường cuối cùng. Và anh muốn nói lên những điều mà lẽ ra anh phải nói nhiều lần trước đây. Những điều bị lãng quên vì anh quá quan tâm đến chiếc xe và công việc.

Anh đang nghĩ đến những ngày kỷ niệm của hai đứa hay ngày sinh nhật đã bỏ lỡ, cả những vở kịch, những trận đấu hockey của các con mà em phải tham dự một mình vì anh đang đâu đó trên đường.

Anh đang nghĩ về những đêm em cô đơn và nghĩ đến anh đang ở đâu, công việc như thế nào. Anh đang nghĩ về những lúc anh muốn gọi cho em chỉ để nói lời chúc ngủ ngon nhưng vì lý do gì đó lại tiếp tục chạy xe. Anh nghĩ về những giây phút thanh thản, yên lành khi nghĩ đến em cùng các con.

Những bữa cơm gia đình em dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tìm nhiều lý do để giải thích với các con vì sao anh không ăn cùng: vì anh đang bận thay dầu cho xe, anh đang bận sửa xe, anh đang ngủ vì buổi sáng anh phải đi sớm,…

Luôn luôn có một lý do nào đó! Khi chúng ta lấy nhau, em không biết thay bóng đèn, nhưng chỉ hai năm sau em đã có thể sửa lò sưởi những khi trời bão trong khi anh đang chờ dở hàng ở Florida.

Anh đã phạm nhiều sai lầm trong đời nhưng nếu nói anh chỉ có một lần quyết định đúng, anh nghĩ đó là khi anh hỏi cưới em.

Cơ thể anh đang đau. Nhưng tim anh thì đau hơn nhiều. Em không có mặt lúc anh ra đi, lần đầu tiên từ khi chúng ta có nhau. Anh thật sự thấy cô đơn và sợ hãi. Anh cần em nhiều lắm và anh biết đã quá trễ rồi. Anh nghĩ thật là tức cười, bây giờ tình yêu của anh thì đang ở xa anh ngàn dặm còn khối sắt vô tri đã sai khiến cuộc sống của anh nhiều năm nay thì đang ở đây.

Nhưng anh cảm thấy em đang ở cạnh. Anh có thể cảm nhận tình yêu của em, trông thấy khuôn mặt em. Em đẹp lắm, có biết không? Anh nghĩ gần đây anh không nói với em điều đó dù em vẫn rất xinh đẹp.

Hãy nói với các con rằng anh yêu chúng rất nhiều. Anh sợ phải ra đi quá nhưng giờ phút đó đã đến rồi em yêu ạ. Anh yêu em rất nhiều. Hãy nhớ chăm sóc bản thân và luôn nhớ rằng anh đã yêu em nhiều hơn bất cứ cái gì trên đời. Anh chỉ quên không nói với em điều đó mà thôi.

Anh yêu em! 
Bill

Cuộc sống vốn không theo ý mình, đừng bỏ lỡ cơ hội nói những lời yêu thương, quan tâm chăm sóc những người bên cạnh, vì có thể một lúc nào đó, dù bạn có muốn nói hay làm điều gì đó cũng không kịp nữa rồi.

(Sưu tầm trên mạng)

3 MÓN "TUYỆT CHIÊU" TỪ RẮN HỔ HÀNH MIỀN TÂY

Nói đến các món ăn từ rắn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vùng sông nước miền Tây. Khi các loài rắn quý hiếm như: rắn hổ đất, rắn hồ ri… dần khan hiếm thì đến lượt rắn hổ hành “lên ngôi”. Loài rắn này có giá bình dân nhưng lại là món “khoái khẩu” với người sành ăn.


Rắn hổ hành là một loài rắn hoang dã, thường ẩn nấp trong các bụi rậm ven sông. Loài rắn này ưa ếch, nhái nên người dân thường kháo nhau rằng: “Nơi nào có ếch nhái kêu tức là nơi đó có rắn hổ hành”.

Rắn hổ hành có nhiều ở vùng sông nước miền Tây. (Ảnh: sieuthicontrung)

Từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, miền Tây vào mùa nước nổi, loài rắn không còn nơi trú ngụ nên buộc phải di chuyển ra ngoài. Đây cũng là khoảng thời gian cho các thợ săn đi bắt rắn. Giá tiền rắn hổ hành tầm vài trăm ngàn một kg nên nhiều người nhờ vào loài rắn này mà tăng thu nhập.

Rắn hổ hành thường di chuyển nhanh vào ban đêm. Mỗi con rắn lớn nặng tầm 800g, da có sọc đen trắng. Rắn đi đến đâu là có mùi hành đi theo đó nên được người dân gọi luôn là hổ hành.

Rắn hổ hành sau khi sơ chế có thể chế biến thành nhiều món đặc sản. (Ảnh: Internet)

Từ con rắn hổ hành kiếm được, người dân vùng sông nước miền Tây chế biến thành nhiều món ăn “thượng hạng” làm cho thực khách phải tấm tắc gật đầu. Thông thường, người ta chỉ chọn con rắn chừng nửa kg là vừa ăn, nếu lớn quá thịt sẽ dai, mất đi mùi vị.

Rắn hổ hành nấu cháo đậu xanh

Để làm mất đi mùi hành, trước khi chế biến, người ta chà xát chanh tươi vào thịt rắn. Sau khi chặt khúc, bắc nồi cháo gạo rang lên, cho hỗn hợp thịt rắn và đậu xanh bóc sạch vỏ vào, chỉ cần đợi đến khi cháo nhừ là dùng được.

Cháo rắn thích hợp ăn trong những ngày đông. (Ảnh: dacsanmientay)

Muốn cháo ngon hơn, người đầu bếp sẽ cho thêm nước cốt dừa vào nồi cháo. Khi thấy cháo đã nở, ngay lập tức trút thịt rắn đã xào và nước cốt dừa vào rồi dùng muôi to hoặc đũa trộn cho đều. Công đoạn cuối cùng, chỉ cần để lửa to cho cháo sôi lên lần nữa rồi nhắc xuống.

Múc cháo ra tô, rắc ngò rí, hành lá đã xắt nhỏ, tiêu sọ giã nhỏ hay ớt bằm. Ai thích ăn mặn thì chan thêm chút nước mắm ngon (nước mắm mặn để nguyên chất). Mùi cháo, mùi đậu xanh hòa với hành, ngò, tiêu,… bốc khói thơm phức. Thịt rắn vừa ngọt vừa mềm, da rắn dai dai giòn giòn, đậu xanh, nước cốt dừa cho vị bùi và béo. Thật là một thứ đặc sản tuyệt vời khó quên của vùng sông nước.

Rắn hổ hành hầm sả ớt

Dân nhậu miền Tây thường hầm sả rắn hổ hành để dùng với ruợu đế miệt vườn. Món ăn này chế biến vừa nhanh chóng, lại vừa giữ được vị ngọt thơm trong từng miếng thịt rắn.

Sau khi đã qua công đoạn sơ chế, chỉ cần bắc nồi sả thơm phức lên bếp, nêm nếm gia vị rồi cho thịt rắn vào nồi, đợi rắn mềm là có thể mang ra dùng được. Khi chín, mùi thơm của sả đã làm mất đi mùi hành đặc trưng của rắn nên thịt rắn béo ngậy, đậm đà ăn hoài mà không biết ngán.

Rắn hổ hành hầm sả ớt không quá phức tạp. (Ảnh: danviet)

Được thưởng thức món rắn hổ hành hầm sả ớt ở mé sông mới thực sự là cái thú. Vị thơm ngọt của rắn hoà lẫn vào mùi đặc trưng của sả làm cho người thưởng thức cứ ngây ngất đến tận cùng. Có người nói vui rằng, món rắn này chính là “lộc trời” của vùng rốn lũ.

Hổ hành xào lá cách

Người miền Tây thường chế biến rắn hổ hành thành các món để lai rai rượu đế với bạn bè. Tuy nhiên, loại rắn này khi xào với lá cách có sẵn ở vườn nhà thì cả phụ nữ lẫn trẻ em đều có thể dùng được. So với các cách chế biến khác, món ăn này đòi hỏi cầu sự kỳ hơn nên cũng tạo được dư vị khó quên.

Món thịt rắn xào lá cách thơm ngon, bổ dưỡng. (Ảnh: amthucvungmien)

Thịt rắn sau khi làm sạch thì cắt bỏ hết phần xương, lấy thịt băm nhuyễn rồi ướp muối, nước mắm, sa tế, đường, tỏi… để gia vị ngấm đều. Bắc chảo lên bếp, xào thịt rắn đến khi sực nức mùi thơm thì cho lá cách xắt nhuyễn vào, đảo trên lửa lớn đến khi lá cách xèo xuống là được.

Thịt rắn thơm ngọt cộng với hương thơm của gia vị và đặc biệt là cái đắng thơm dịu rất tinh tế của lá cách càng làm món ăn thêm ngon đặc biệt. Lá cách vốn có thể đi với nhiều món nhưng riêng với rắn thì hợp lạ lùng. Món rắn này có hương vị vô cùng quyến rũ, đảm bảo sẽ làm thực khách nhớ hoài về một món ăn mang đậm chất sông nước miền Tây.
Hoàng Ngọc
Tổng hợp

VƯỜN HOA THƠM CHO NGƯỜI VỢ MÙ

Cụ ông trồng vườn hoa thơm khổng lồ dành tặng người vợ mù

Sau khi người vợ mất thị lực ở tuổi 52, một người đàn ông Nhật đã trồng vườn hoa thơm khổng lồ để bà có thể ngửi hương thơm và ra ngoài tận hưởng khí trời


Ông bà Kuroki kết hôn vào năm 1956. Họ có hai người con và sống hạnh phúc bên nhau ở một thị trấn nhỏ, tỉnh Miyazaki. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ đã lên kế hoạch đi du lịch vòng quanh Nhật Bản cùng nhau khi đã nghỉ hưu.

Vợ chồng ông bà Kuroki

Ấy thế nhưng, sau 30 năm chung sống, bà Kuroki (khi đó 52 tuổi) đột nhiên không nhìn thấy do biến chứng từ bệnh tiểu đường. Bà trở nên khép mình hơn, từ bỏ công việc đồng áng, không ra ngoài mà chỉ quanh quẩn trong nhà.

Trong khi đau đầu nghĩ cách động viên tinh thần người vợ và để bạn bè, gia đình đến thăm bà mỗi ngày thì bất chợt ông Kuroki nhìn thấy khóm hoa nhỏ shibazakura màu hồng mọc ngoài vườn. Nhận thấy những bông hoa ấy không chỉ đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ, ông bèn nảy ra ý tưởng trồng cả một vườn hoa thơm khổng lồ để vợ ông có thể ngửi thấy mùi hương, kéo bà ra ngoài không gian rộng lớn.


Để người vợ mù nở nụ cười trên môi, ông đã dành 2 năm làm việc chăm chỉ, vun xới, chăm sóc hoa. Cuối cùng, ông đã có thể trồng hàng nghìn bông hoa thơm bên ngoài ngôi nhà nhỏ của mình.

Vườn hoa thơm khổng lồ sau 2 năm được ông Kuroko vun xới, chăm sóc

Không phụ công của ông, bà Kuroki bắt đầu ra bên ngoài, ngửi hương thơm dịu nhẹ của từng bông hoa, hít thở không khí trong lành, tinh thần bà cũng trở nên thoải mái hơn. Nụ cười bắt đầu trở lại trên môi bà.

Dù không thể nhìn thấy vườn hoa thơm khổng lồ ấy nhưng bà Kuroki có thể cảm nhận được những gì ông đã làm cho mình

Khách du lịch đến thăm vườn hoa nhà ông bà Kuroki

Vườn hoa thơm khổng lồ nhà hai ông bà Kuroki thu hút nhiều khách du lịch đến thăm từ mọi nơi trên thế giới. Ước tính có 7.000 người ghé thăm từ cuối tháng Ba, tháng Tư năm ngoái. Khách du lịch đến đây không chỉ để chụp ảnh, ngắm cảnh mà còn tìm hiểu về tình yêu nồng thắm của chủ khu vườn.

Cùng chiêm ngưỡng vườn hoa thơm nhà ông bà Kuroki qua video dưới đây:

Bài: K. Huyền
Ảnh: Boredpanda

HOÀI THƯỢNG BIỆT HỮU NHÂN


Hoài thượng biệt hữu nhân - Trịnh Cốc

Dương Tử giang đầu dương liễu xuân, 
Dương hoa sầu sát độ giang nhân. 
Sổ thanh phong địch ly đình vãn, 
Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần.


淮上別友人 - 鄭谷

揚子江頭楊柳春, 
楊花愁殺渡江人. 
數聲風笛離亭晚, 
君向瀟湘我向秦.


Trên sông Hoài từ biệt bạn 
(Người dịch: Hoàng Giáp Tôn)

Đầu Dương Tử liễu xuân tươi, 
Hoa dương liễu chết lòng người sang sông. 
Đình chiều biệt tiếng sáo lồng, 
Anh Tiêu Tương tới, tôi mong về Tần.


Bình:
Trịnh Cốc là thi sĩ thời Đường. Năm 7 tuổi đã làm thơ. Đậu tiến sĩ năm Niên hịêu Quang Khải III ( 887 ) ra làm quan, tới chức ‘’ Đô Quan Lang Trung ‘’. Ông có 9 người bạn thân, thường sướng họa rất tương đắc. Người đương thời gọi là ‘’Phương Lâm Thập Triết’’.
Trong thi văn không thiếu những bài thơ tiễn bạn. Nhưng bài ‘’ Hoài Thượng Biệt Cố Nhân’’ của ông được nhiều người ưa thích bởi cách dùng chữ và lối xử dụng điển tích thích hợp.
Ông có người bạn thân nơi xa tới thăm, ở chơi môt thời gian dài. Khi về, thi sĩ đưa chân tới ngã ba khúc sông Tiêu Tương.
Ngày chia tay, vào môt chiều xuân. Những cây liễu trên bờ đầu sông Dương Tử, lá xanh biếc, điểm suyết hoa vàng rực rỡ. Hoa dương càng đẹp thì lòng ông càng buồn đứt ruôt ( dương hoa sầu sát ) bởi vì sắp phải chia tay ‘’ cố nhân’’, người bạn tương đắc, quen biết nhau từ thuở đi học, cái tâm trạng của ông:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đang sầu ly biệt thì tiếng sáo chiều ở Ly Đình vọng tới càng làm nát lòng thêm:
Sổ thanh phong địch Ly Đình vãn.


Tiếng sáo buồn thảm Ly Đình chưa dứt, thì tới ngã ba sông là nơi thi sĩ bịn rịn chia tay bạn. Núi sông cách trở, có lẽ còn lâu lắm mới gặp lại nhau! Tuổi già, gặp được bạn quý lần nào là vui lần đó.
Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần.
Cái tên Tiêu và Tương cũng gợi mối sầu ly biệt. Sông Tiêu từ tỉnh Hồ Nam đổ vào Tương giang, sông này phát nguyên từ Quảng Tây vào Đông Đình Hồ. Tiêu Tương nhắc tới sự tích nàng Lương Ý yêu cậu học trò nghèo Lý Sinh ở cùng vùng sông Tương, mà hai người không lấy được nhau. Lương Ý làm môt bài thơ than thở:
Chàng tại đầu sông Tương.
Thiếp ở cuối sông Tương.
Cùng ở đây mà chẳng thấy nhau.
Cùng uống nước sông Tương.
( Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ.
Tương cố , bất tương kiến
Công ẩm Tương giang thủy)
Chỉ với 4 câu thơ gồm 28 chữ, thi sĩ Trịnh Cốc đã cho đọc giả thấu được cái tình bạn thắm thiết và nỗi buồn đứt rut lúc tiễn biệt cố nhân.
Nguyễn Mộng Khôi

Wednesday, August 29, 2018

RANH GIỚI MỎNG MANH GIỮA TỰ TIN VÀ TỰ MÃN

Cảm thấy ngỗ ngược và thô bạo? Tự tin là điều tốt nhưng nếu luôn thể hiện là người hiểu biết hơn người thì điều này có thể phản tác dụng, đặc biệt khi ta tự cao đến mức bất cần. Kết quả là các bạn đồng nghiệp không muốn làm việc với bạn.

Làm sao để đặt sự kiêu ngạo vào vị trí của nó

Chúng tôi có vào trang mạng Hỏi và Đáp (Quora) để tìm hiểu cách đối xử với người tự cao tự đại ở nơi làm việc và ở các nơi khác. Sau đây là ý kiến trả lời.

Người tự mãn


“Người tự mãn cần sự chú ý giống như người khác cần không khí,” Angie Neik viết. “Họ cần lời khen và sự ngưỡng mộ như là mục tiêu cao nhất. Hãy khen họ trước đi.” Nếu không thế, bạn có thể bỏ đi, hoặc phải mất hàng giờ tranh luận (đúng là “tranh luận” vì họ không có khái niệm “nói chuyện” hoặc “đối thoại”) làm cho bạn mệt nhoài.

Nhưng Suretta Williams lưu ý rằng “Những người thực sự giỏi thì không khoe khoang gì cả.” 

Đôi khi kiêu ngạo bắt nguồn từ thông minh.

“Kinh nghiệm cho tôi thấy rất nhiều người kiêu ngạo thì hoặc là họ rất thông minh (hoặc họ nghĩ là họ thông minh) hoặc là họ thành công… hoặc họ có cả hai thứ đó,” Anna Butler viết.


“Những người nghĩ (đúng hay sai) rằng họ thông minh thì cố gắng hiểu vì sao mọi người không nghĩ như họ. Những người thành công và kiêu ngạo cũng cố gắng hiểu vì sao những người khác không thể cố gắng tích cực như họ để thành công như họ.

Về ý nghĩa y học, “ai đó kiêu ngạo là người đó đã tự tin không đúng cách và cư xử bề trên như là một cơ chế phòng vệ. Thực tế họ không tự tin,” Ian Withrow viết.

“Nếu bạn cần phải có một quan hệ công việc với một người như vậy thì điều xấu nhất bạn nghĩ bạn có thể làm đối với sự bất an của người đó là đối phó kiểu chơi game với họ hoặc dọa họ. Tất nhiên để thành công bạn phải mất thời gian để hiểu điều gì là nguyên nhân của cách cư xử đó so với việc cáu với họ hoặc tìm cách trả đũa.”

Nhiều trắng đen quá


Nhưng Jill Uchiyama lại tin rằng sự kiêu ngạo thường bắt nguồn từ những quan điểm thiếu mầu xám.

“Những người chỉ thấy trắng và đen thường thành kiêu ngạo,” bà viết. “Điều này có ở bất cứ ai, chắc chắn là ở nhiều người trẻ (hãy nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta đều qua tuổi trẻ), họ nghĩ họ đã biết hết khi chưa trải nghiệm đời!”

Người kiểu này có thể “thiếu chiều sâu và sự sáng suốt”, bà viết. “Hãy tưởng tượng người này đang đeo tai nghe nhạc và vải che mắt và bạn đang hướng dẫn một lớp về cách làm một cái gì đó. Đây cơ bản là kinh nghiệm và thật đau buồn đứng trước một người như vậy.”


Bà đề xuất ba cách cư xử với thái độ kiêu ngạo:
  • Ta tránh đi. Để kệ họ huênh hoang, ta nhìn đi chỗ khác, nhìn xuống, bỏ đi. Để họ biết ta thầm lặng không tán thành và ta không có thời gian để tham gia vào cuộc đối thoại một chiều.
  • Ta nói đơn giản là “OK thôi” mỉm cười và bỏ đi. Việc này làm tình thế nguội lạnh rất nhanh.
  • Nói đùa một câu, “tôi thấy rằng John biết mọi thứ mà một người có thể biết được về chính trị (hoặc cái gì đó). Bây giờ chúng ta có thể có một cuộc nói chuyện thực sự về chủ đề này.”

Một số người tự cao tự đại. Giải quyết việc này như thế nào.

Trong một số trường hợp, một đồng nghiệp kiêu ngạo có thể không biết rằng lời lẽ và giọng nói của họ tác động đến người khác như thế nào.

“Tôi nghĩ cách cư xử với người vô tâm và kiêu ngạo là nói thật với họ cảm nghĩ của mình,”

Ankita Singh viết. Bà đề nghị nên ngoại giao trong cách đề cập vấn đề, làm cho nó mang tính xây dựng bằng cách nói rõ điều người đồng nghiệp này làm là tốt và có thể tốt hơn, thí dụ, nếu “có sự cân nhắc trước khi nói, hoặc nghĩ là họ sẽ cảm thấy gì nếu ai đó nói với họ như vậy”.

Hãy kiên định lập trường


Nếu người này cứ tiếp tục làm thế, khi đó hãy giữ vững lập trường và quan điểm của mình, Butler đề xuất và nói thêm “nhưng chắc chắn rằng phải có bằng chứng xác đáng hỗ trợ khi có thể.”

“Tôi đã có nhiều thủ trưởng kiêu ngạo để phải kiên định lập trường,” Butler viết, “và, mặc dù họ không thích điều này nhưng họ phải tôn trọng, việc này đã có tác động rất lớn đến cách họ cư xử với tôi, khác với tất cả mọi người rón rén đi tránh họ.”

Hãy cười vì điều đó

Khi mọi cố gắng đều không xong thì hãy cười thoải mái đi.

“Hãy thấy thích thú vì họ như vậy,” Aakanksha Joshi viết.

“Tôi thấy những người kiêu ngạo rất đáng cười, gần như lố bịch. Họ thường để lộ sự yếu kém bất lợi cho họ. Thí dụ, tôi đã biết một người khi làm việc thường dùng rất nhiều từ vựng hoa mỹ dị thường. Ông là một gã kiêu ngạo và thường đem việc nói tiếng Anh của người khác ra làm trò đùa, chê họ không tao nhã v.v.. Ông là hiện thân của sự phô trương. Làm việc với ông thật là khó và chúng tôi đều sợ ông."


“Một hôm chúng tôi đang tranh luận điều gì đó và ông ấy muốn nói ‘Các anh nên mở rộng ý tưởng này. Thay vì sử dụng ngôn ngữ đơn giản để nói, ông đã cố gắng khoe khoang khả năng ngôn ngữ tối tăm của mình và nói với tôi ‘Chị phải trầm trọng hóa ý tưởng này’ … suýt nữa làm tôi cười phá lên.

“Sau đó tôi không bao giờ sợ ông và cũng thực sự không quan tâm nữa,” bà viết. “Ông ta luôn là gã ngốc thích dùng chữ mà không hiểu.”

Maria Atanasov
Theo: BBC Tiếng Việt
Link tiếng Anh:
http://www.bbc.com/capital/story/20160415-the-thin-line-between-self-esteem-and-self-obsession

WHISKY - NƯỚC CỦA CUỘC SỐNG

Từ Whisky được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 xuất phát từ usisge beatha trong tiếng Gaelic tại Scotland hay từ uisce beatha trong tiếng Gaelic tại Ireland và có nghĩa là "nước của cuộc sống"

Các phương pháp sản xuất Whisky khác nhau rất nhiều, nhưng có một điều mà tất cả các phương pháp đều cùng chung đó là trước tiên ngũ cốc được xay thành hạt tấm và được trộn với nước ấm trong thùng kín (mash tun). Qua đó tinh bột được hóa đường. Tiếp theo đó nước mạch nha được trộn với men trong một thùng lên men (wash back hay fermenters) và được lên men.


Phân loại theo loại ngũ cốc

Whisky được bán trên thị trường dưới nhiều tên khác nhau, trong đó một phần là tên loại ngũ cốc được dùng để sản xuất Whisky:
  • Malt là loại Whisky được làm từ mạch nha.
  • Grain là tên loại Whisky được sản xuất từ lúa mạch mà thông thường là sử dụng thiết bị chưng cất cột được gọi là "kiểu Coffey".
  • Rye là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ lúa mạch đen, ít nhất là 51%.
  • Bourbon là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ bắp (ít nhất là 51%) và được chưng cất với tối đa là 81 phần trăm thể tích rượu, đổ vào thùng chứa với tối đa là 63 phần trăm thể tích rượu.
Phân loại theo quy trình sản xuất.

Mặt khác tên gọi một phần cũng thể hiện rõ quy trình sản xuất của từng loại Whisky:


  • Single là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland: Single-Malt-Whisky).
  • Straight cũng là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whiskey của Mỹ) Blend là một loại Whisky đã được pha trộn. Trong lúc sản xuất (blending) nhiều loại Whisky khác nhau từ nhiều lò nấu rượu khác nhau được pha vào với nhau. Trong một số sản phẩm có đến 70 loại Whisky khác nhau.
  • Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng loại bình nấu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whiskey của Ireland).
  • Pure Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng mạch nha trong các bình nấu rượu cổ điển.

Xuất xứ


-Whisky Scotch hay whisky écoss : Hai loại whisky này có xuất xứ từ hai vùng : Highlands và Lowlands . Chất lượng của whisky Scotch chủ yếu dựa trên sự tinh khiết của nguồn nước và than bùn . Những nguyên liệu ban đầu khác được sử dụng là lúa mạch đen, yến mạch & đại mạch .


Những sản phẩm chính của whisky Scotch :
  • Mạch nha ( Malt ) : được tạo ra theo các bước sau :
  1. Quá trình mạch nha hóa : đại mạch được thấm ướt nước nguồn rồi để nảy mầm trong vài ngày để trở thành mạch nha sau đó được sấy khô ở nhiệt độ cao và được hun khói than bùn . 
  2. Quá trình lên men tự nhiên : Mạch nha ( được xay thành bột mịn ) và trộn với nước nóng ( giống như quá trình làm bia ) để thu được hỗn hợp wort , nước ép ngọt sẽ được để lên men tự nhiên với men để tạo thành dung dịch có tên là wash . 
  3. Quá trình chưng cất : Dung dịch thu được sau khi lên men được chưng cất hai lần trong nồi chưng cất đúp bằng đồng được gọi là pot still ; cho chảy từng giọt rượu trong vắt với nồng độ khoảng 70 và được trung hòa bằng nước nguồn trước khi đóng vào các thùng gỗ, để hạ nồng độ độ xuống khoảng 64° .
  4. Quá trình ủ : quá trình này kéo dài ít nhất 3 năm , nhưng trên thực tế rất lâu ,một sắc thái rất thú vị sẽ được tạo ra khi sử dụng các thùng gỗ vang Xérès .
Có hai loại mạch nha chính là mạch nha đơn (single malt) được sản xuất bởi một lò chưng cất duy nhất , và mạch nha tinh khiết (pure malt) , tập hợp nhiều loại mạch nha từ nhiều lò chưng cất khác nhau . Sự khác nhau cơ bản về tính chất & độ mạnh đến từ các đảo như Islay hay Skye .
  • Pha trộn ( Blends ) : cũng giống như tên gọi của nó , như một chỉ dẫn , dòng whisky này đơn giản là sản phẩm thu được do sự pha trộn các loại ngũ cốc ( mạch nha từ đại mạch hay đại mạch , ngô … ) và sự hòa trộn , kết hợp của nhiều loại whisky . Dòng whisky này thường được dùng trong pha chế cocktail .

- Whisky Ai Len :


Được sản xuất từ những nguyên liệu ban đầu đặc biệt của Ai Len . Dòng whisky này được chiết suất 3 lần và được ủ 3 đến 4 năm trong các thùng gỗ sồi . Dòng rượu này được bán ra thị trường với nồng độ 40° , và mỗi loại whisky là sản phẩm thuộc một nhà máy chưng cất riêng .

- Whisky Mỹ :

Thành phần chính của whisky mỹ là bourbon (whisky ngô) , chủ yếu được sản xuất ở Kentucky . Xuất xứ của whisky bourbon thành phần cơ bản chủ yếu từ ngũ cốc : ngô ( ít nhất 51% ) và được ủ ít nhất 2 năm trong các thùng gỗ sồi . Từ 80% ngô trở lên , người ta gọi là corn whisky ( whisky ngô ). 

Dòng straight whiskey đến từ nhà máy chưng cất duy nhất hoặc quá trình chưng cất duy nhất ( gần giống với single malt – whisky đơn của Ecoss ) , trong khi đó blended whiskey là sản phẩm của sự hòa trộn nhiều loại straight whiskey ( giống như pure malt của Ecoss ) .
Trên thực tế còn tồn tại một loại whisky nữa là rye whiskey ( whisky làm từ lúa mạch đen) , trên nền đại mạch , rất ít & khó có thể tìm thấy trên thị trường , phương thức sản xuất cũng giống như các loại whiskey khác ( giống như “sour mash” – mạch nha chua) , loại nổi tiếng nhất có lẽ là Jack Daniels .

- Whisky Canada :


Cũng giống như các loại whisky đã biết , đây là dòng whisky nhẹ nhất . Tất cả các loại ngũ cốc được sử dụng , có nguồn gốc từ đại mạch , trong những thành phần thay đổi và được chiết xuất ở nồng độ rất cao . Tất cả các loại whisky bán ra thị trường đều là dòng pha trộn (blends ), sản phẩm của sự hòa trộn nhiều loại ngũ cốc , & chiết xuất trong các nồi đồng cổ thiên nga . Quá trình ủ ( ít nhất 3 năm ) được thực hiện đôi khi trong các thùng gỗ than từ Mỹ . Cuối cùng , trong quá trình đóng chai nó được cho thêm 5-10% rye whisky ( whisky làm từ lúa mạch đen )

Theo: Thế Giới Rượu

NHỮNG ĐẶC SẢN LỪNG DANH ĐẶC SẮC Ở ĐIỂM NÀO?

Tuy có vô vàn mối nguy hiểm rình rập nhưng vì miếng cơm manh áo, nhiều người sẵn sàng đối mặt với nọc độc của bọ cạp, cá mặt quỷ hay những vùng đại dương sâu thăm thẳm để tìm hải sâm,… Những đặc sản này thường được giới sành ăn ưa chuộng và mua lại với giá khá cao.


Đẻn biển

Đẻn chính là một loài rắn biển, thân nhỏ và thon dài từ 1 đến 2 mét, có vảy, mình vằn da nhám, đuôi dẹt như cá mái chèo. Đầu con đẻn rất nhỏ, có phủ các phiến sừng. Trước đây, nghề săn đẻn chỉ có ở các bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhưng hiện nay, đây cũng là “cần câu cơm” của ngư dân vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Khi đánh bắt đẻn, ngư dân phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm, thậm chí phải bỏ mạng vì nọc độc của đẻn rất mạnh. Nếu không có bài thuốc đặc trị, người bị đẻn cắn chỉ chừng nửa giờ đồng hồ là tắt thở.

Ngư dân quen gọi đẻn bằng cái tên “mãng xà biển”.

Tuy nhiên, vì đặc sản này mang lại nguồn thu lớn nên nhiều người vẫn liều mình đánh bắt. Nếu muốn có bữa tiệc đẻn “ra trò”, khách hàng phải tốn tiền triệu trở lên. Các loại đẻn chủ yếu dùng để ngâm rượu thì có giá cao hơn nhiều.

Đẻn gồm rất nhiều loại, mỗi loại khi chế biến lại có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Người dân Quảng Bình cũng chế biến được vô vàn các món ăn ngon từ đẻn, nào là cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc… Tuy nhiên, ram đẻn và đẻn ngâm rượu vẫn là hai món nổi tiếng nhất.

Kỳ nhông

Từ món ăn dân dã của người nghèo, kỳ nhông bỗng trở thành đặc sản với cái tên mỹ miều như “khủng long thời hiện đại”, khiến không ít thực khách lắm tiền nhiều của sốt sắng lùng sục để được thưởng thức.

Thịt kỳ nhông trắng, mềm, thơm và chế biến được rất nhiều món. Từ món nhông nướng đậm vị đến các món canh nhông, nhông nướng trui, nhông rô ti, cà ri nhông… đều vô cùng đặc biệt.

Tất cả những người đã từng thưởng thức thịt kỳ nhông đều nhận xét là “đáng đồng tiền bát gạo”.

Để săn “khủng long thời hiện đại”, người dân vùng Quảng Nam phải đi dưới cái nắng như thiêu như đốt. Khi phát hiện ra nhông, họ phải đào những cái hố sâu từ 1,5 – 2m rồi nằm sát đất, mặt úp vào trong lòng hang để rướn theo chúng. Nguy hiểm ở chỗ, những đụn cát này có thể sập xuống bất cứ lúc nào.

Thường thì khi sụp cát, nửa thân trên bị vùi kín, không thể thoát ra dẫn đến đuối sức, rất dễ chết ngạt. Những người đi săn kỳ nhông kỳ cựu cho biết, họ thường đi theo đôi để nếu có chuyện không may xảy ra, người còn lại phải cầm chân kéo người bị cát vùi thì mới có cơ may sống sót.

Cá mặt quỷ

Cá mặt quỷ sở hữu thân hình to lớn, thô kệch như một tảng đá với lớp da loang lổ màu nâu đỏ, sần sủi, lởm chởm gai góc. Thêm vào đó, cái miệng rộng ngoại cỡ và cặp mắt lồi khiến con cá khi được nhìn trực diện trông càng giống với những con quỷ trong trí tưởng tượng.

Cá mặt quỷ khiến người nhìn phải kinh hãi

Nhưng trái ngược với hình thù xấu xí đến gớm ghiếc, thịt cá có mùi vị rất ngon, lạ và giàu chất dinh dưỡng. Bởi lẽ đó, cá mặt quỷ là một trong số ít loại hải sản được ngư dân xếp vào hàng "hiếm và độc".

Tuy cá mặt quỷ được bán với giá cao, lên đến 600 - 700.000 đồng/kg, nhưng ngư dân cũng không dám đổ xô đi khai thác đặc sản này. Thậm chí nếu có gặp, những thợ lặn non tay cũng phải bỏ qua, không dám tiến lại gần. Bởi lẽ, vây lưng của cá là gai có mang độc tố, nếu bị đâm vào sẽ gây tác động đến hệ thần kinh, tim... nguy hiểm đến tính mạng.

Mặc dù mang độc nhưng thịt cá mặt quỷ ăn vô cùng ngon.

Giới sành ăn cho rằng, cá mặt quỷ ăn chỉ no mà không biết ngán. Thế nên dù tên gọi có phần gây e ngại, loại hải sản này vẫn là món nằm trong thực đơn bán chạy nhất trong các nhà hàng.

Bọ cạp

Đối với người dân vùng Bảy Núi (An Giang), bò cạp là động vật vừa có thể làm thuốc trị bệnh, vừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Bò cạp (người địa phương thường gọi là bù kẹp), có màu đen nhánh, 2 càng to, kích thước to cỡ bằng con dế cơm.

Để bắt được những con bò cạp chắc thịt, người dân phải trang bị một cây cuốc, một cây kẹp, một chiếc xô và phải lên tận núi mới có. Bò cạp thường sống trong hang đá hoặc các tầng lớp đất xốp dưới lá cây mục. Mùa nhiều nhất là những tháng nắng và đầu mùa mưa, một người vào rừng đi săn có thể bắt từ 100 đến 150 con/ngày.

việc săn bò cạp là vô cùng nguy hiểm.

Những người chuyên săn bò cạp ở vùng Bảy Núi cho biết, nếu không phải dân trong nghề, rất khó nhận ra hang của bò cạp. Người có kinh nghiệm thì chỉ cần nhìn bằng mắt là phát hiện được và có thể dùng tay không bắt bò cạp.

Khi thấy nguy hiểm, bò cạp liền đưa hai càng to đùng và chiếc đuôi đầy nọc độc ra để phòng thủ. Tuy ban đêm bò cạp rất nhanh và dữ, nhưng ban ngày thì chỉ nằm một chỗ. Muốn bắt bò cạp, người đi săn cứ đè đuôi chúng xuống thì không bị cắn.

Hải sâm

Ở Phú Quốc, người ta còn gọi hải sâm là "đồn đột" hoặc "đột ngậu". Loài này được xếp vào "tứ đại danh giá" cùng óc khỉ, tay gấu, yến sào. Hải sâm có nhiều ở vùng biển Kiên Giang, nhưng ngon và to nhất là ở đảo Phú Quốc. Giá của nó trung bình từ 400.000 đến 1.500.000/ kg.

Tuy vẻ ngoài xấu xí nhưng hải sâm được xem là loài thuốc trị bách bệnh.

Hải sâm xuất hiện nhiều ở các bãi đá ngầm sâu dưới biển, vì thế để bắt được nó không phải điều đơn giản. Để có được những con hải sâm giàu chất dinh dưỡng, ngư dân phải đi vào ban đêm và lặn xuống độ sâu 40-50 mét. Quy tắc của thợ lặn là không lặn dưới đáy biển quá 30 phút. Đến phút thứ 30, dù thợ có tìm được “ổ” hải sâm hay không thì cũng phải bắt buộc kéo lên, nếu không sẽ mất mạng. Đặc biệt, một số loại hải sâm chỉ khi biển động mới xuất hiện nên càng gây nguy hiểm cho ngư dân.

Hoàng Ngọc 
Tổng hợp