Wednesday, August 22, 2018

QUAN TÒA VÀ CẬU BÉ

Cha đỗ xe sai quy định ra tòa, cậu bé đứng lên nói khiến quan tòa miễn tiền phạt cho cha cậu


Một bé trai 5 tuổi ở Mỹ đã cùng bố ra toà xét xử vì bố cậu đỗ xe sai quy định. Khi bị tòa hỏi, cậu bé đã chọn mức phạt 30 đôla Mỹ, quyết định này của cậu được thẩm phán hoàn toàn đồng ý, nhưng khi được biết cậu bé chưa ăn sáng, thẩm phán liền để bố cậu bé dùng tiền này mua đồ ăn sáng cho cậu. Câu chuyện tuy ngắn ngủi, khô khan nhưng cho chúng ta một suy ngẫm…

Thẩm phán: “Cháu tên là gì?”

Cậu bé: ” Cháu tên Jacob”

Thẩm phán: “Cháu năm nay bao nhiêu tuổi?”

Cậu bé: “Cháu 5 tuổi”.

Thẩm phán thấy cậu bé đi cùng bố đến tòa, lại ngồi ở vị trí bị cáo cùng bố nên đã gọi cậu lên để hỏi.

Cậu bé trả lời quan tòa một cách hết sức tự nhiên, hàng ngày cậu không đi học, mơ ước của cậu là trở thành một đầu bếp vì hàng ngày cậu đi làm cùng bố ở một cửa hàng Pizza, cậu rất thích ăn món Pizza này đồng thời Pizza cũng chính là món cậu thích được làm nhất.

Thẩm phán sau khi biết rõ hoàn cảnh gia đình cậu bé ông đã nói: “Ta có 3 mức phạt đối với bố cháu, một là 90 USD, hai là 30 USD, ba là không phạt, vậy theo cháu hình thức phạt nào là hợp lý nhất?”.

Cậu bé trả lời: “Phạt 30 USD ạ”

Cậu bé trả lời rất rõ ràng, cậu cho rằng với tội này phạt 30 USD là hợp lý nhất. Câu trả lời của cậu làm thẩm phán và các vị quan tòa đều thấy rất hài lòng. Thẩm phán kể cho cậu bé nghe một câu chuyện về vua Solomon, trong câu chuyện, vua Solomon đã chọn cách giải quyết trung hòa để loại bỏ những kỳ thị.

Sau đó thẩm phán được biết cậu bé từ sáng đến giờ chưa được gì vào bụng, ông liền hỏi cậu, nếu ta để bố cháu đưa cháu đi ăn sáng mà không phạt tiền nữa thì cháu có đồng ý không, cậu bé nghe vậy vô cùng vui mừng liền đồng ý ngay, cậu còn nói: “Đây là một giao dịch rất lớn”. Cậu nói xong làm không khí phiên tòa tràn ngập tiếng cười.


Đôi khi, ta không cần phức tạp mọi thứ, một câu nói, một hành động giản đơn có thể làm cho sự việc trở nên nhẹ nhàng hơn, hòa ái hơn, nhân văn hơn. Bởi thế mới nói rằng, chính con người thay đổi hoàn cảnh chứ không phải hoàn cảnh thay đổi con người. Cho nên, nếu có cơ hội giúp đỡ người khác, cho họ một ân huệ, dù là nhỏ nhoi, thì hãy cứ làm.

(Sưu tầm trên mạng)

No comments: