Đã qua rồi các thời “tam, tứ đại đồng đường”. Ngày nay, cha mẹ già sống với con cháu dường như không mấy khi hạnh phúc. Nếp sống, nếp suy nghĩ của con người thay đổi quá nhanh dẫn đến mâu thuẫn giữa các thế hệ ngày càng sâu sắc. Đó là chưa kể sự bất hoà giữa cha mẹ già và dâu/rể.
Thay vì ở cùng nhau để rồi “chướng tai, gai mắt” dẫn đến sự bất hoà, cha mẹ già và con cái nên thu xếp để được ở gần nhà nhau. Con cái tiện bề thăm nom, chăm sóc cha mẹ lúc cần thiết. Cha mẹ dễ dàng qua chơi với con cháu cho đỡ nhớ nhung.
Vậy là vẹn cả đôi đường.
2. Không nên giữ cháu
Khi được lên chức ông/bà dù nội hay ngoại, ai cũng cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu phải lãnh trách nhiệm giữ cháu thì mọi chuyện lại diễn biến theo chiều hướng khác, nếu không muốn nói là phiền phức.
Sự bất đồng quan điểm giữa ông bà và cha mẹ trong việc nuôi dạy con nhỏ là không tránh khỏi. Rồi ông bà lớn tuổi, gặp đứa cháu hiếu động, ông bà giữ không nổi làm té lại lo lắng, sợ sệt.
Do vậy, cha mẹ nên tự thu xếp việc chăm sóc dạy dỗ con cái do mình sinh ra. Về phía ông bà, cũng đừng vì thương con cháu mà lãnh trách nhiệm nặng nề này.
3. Không từ chối nhận tiền từ con
Nhiều người già Việt Nam hiện nay không có tích luỹ hoặc thu nhập khi về già, sống phụ thuộc tài chính vào con cái. Gặp những đứa con khéo xử sự thì không nói, có đứa vừa đưa tiền cho cha mẹ già vừa càm ràm thì cha mẹ rất buồn và mặc cảm.
Cha mẹ đã dành cả tuổi trẻ để làm lụng vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Giờ ở tuổi già, con cái phụng dưỡng cha mẹ là chuyện đương nhiên. Xin các ông bà đừng từ chối.
4. Không “kể tội” đứa con này với đứa con kia
Cha mẹ già nhiều khi buồn lòng con cái nhưng ngại nói trực tiếp vì sợ con buồn, con giận. Mà nếu cứ giữ trong lòng thì ấm ức không chịu nổi. Thế là cha mẹ hay đem nỗi bực mình về đứa con này “méc” cho đứa con khác để giải toả.
Kết quả là những đứa con vì xót thương cha mẹ sẽ “kết tội” lẫn nhau, rồi sinh ra giận hờn, buồn bực. Cha mẹ lúc này thấy con cái giận hờn, cãi vả, làm sao vui cho nổi?
Thay vì vậy, cha mẹ cứ nói thẳng với con mỗi lúc không hài lòng để con cái có cơ hội giải thích hoặc sửa sai. Còn những đứa con, nếu nghe cha mẹ phàn nàn về anh chị em của mình, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để cùng giải quyết.
5. Không khoe con cháu với người khác
Người già có rất quý con cháu và thích khoe con cháu và muốn được người khác khen ngợi con cháu mình. Nhưng ai cũng có con cháu và hầu như không đứa nào thực sự “nổi trội” hơn đứa nào.
Kiểu như thằng con 40 tuổi lên chức trưởng phòng cũng khoe khắp làng, cháu trai 7 tháng biết bò cũng cho là chuyện lạ, cháu gái 12 tháng biết gọi ba ba thì khoe cháu rất thông minh…
Rất ít thiên tài trong cuộc đời này. Mình có con cháu, thiên hạ cũng vậy. Con cháu tài giỏi, người khác cùng thế. Đừng nói quá nhiều về con cháu mình để nhận lại sự dửng dưng rồi buồn, rồi giận.
Người già nên có thêm nhiều thú vui khác như bạn bè, du lịch, chương trình giải trí… thay vì tập trung tất cả cảm xúc vào cuộc sống con cháu. Như vậy, tuổi già sẽ cân bằng hơn, hạnh phúc hơn và cũng ít áp lực hơn cho cả hai thế hệ trẻ – già.
Ái Liên
No comments:
Post a Comment