Nếu 1 gam muối ăn có khả năng giữ đến 100g nước trong cơ thể thì trái tim đương nhiên mau mệt vì huyết áp tăng dần ở người ăn mặn quá thường. Đáng nói là nhiều người tuy không lạm dụng muối khi nêm nếm, nhiều khi cân đo kỹ lưỡng là khác, nhưng vẫn có cảm giác khát nước và vì thế uống nhiều đến độ có khi nghi ngờ là đã vướng bệnh tiểu đường! Nhưng khi xét nghiệm máu thì đường huyết vẫn bình thường trong lượng natri trong máu lại tăng, cứ như nạn nhân lén ăn thêm… muối!
Lý do là vì nhiều người không ngờ đã vô tình mở ngõ đưa muối vào cơ thể do một số thói quen “nối giáo cho giặc”. Thí dụ:
1. Thói quen rắc thêm muối vào món ăn dù chưa nếm qua. Hậu quả là cơ thể bị gia chủ tự đầu độc.
2. Lượng muối nêm thêm cho vừa miệng dù vậy thường không cao bằng lượng muối dùng để bảo quản thực phẩm hay có sẵn trong món ăn trước đó do ngâm, luộc trong nước có bỏ muối.
3. Tưởng phải đúng điệu muối ăn mới hại nên dấu mất chai muối tiêu mà không ngờ là lượng muối ăn trong mấy muỗng canh bột nêm cao hơn nhiều!
4. Ăn mặn như thường ngày nhưng lượng muối hấp thu vào máu lại cao hơn, như vào lúc trời trở lạnh, lúc không vận động, lúc có chuyện cảm xúc hồi hộp, ngay khi tăng huyết áp.
5. Không uống nước nhiều hơn trong và sau bữa ăn mặn mòi khô mắm.
6. Ăn quá nhanh nên thường dùng thêm nước chấm vì không cảm nhận được vị mặn của muối còn núp kín trong thức ăn. Hậu quả là lãnh đòn gấp đôi.
7. Thực đơn đơn điệu theo kiểu cơm trắng thịt kho tiêu khiến lượng muối ăn trong khẩu phần tuy ít thành nhiều do không được trung hòa hay pha loãng nhờ món xào, món canh.
8. Chế độ dinh dưỡng thiên về thực phẩm công nghệ với lượng muối ăn dùng để bảo quản bao giờ cũng cao hơn trong thức ăn tươi.
9. Chưa được chỉ cách ưc chế hoạt tính giữ nước của natri trong muối ăn bằng tính chất lợi tiểu của kalium trong rau quả tươi.
10. Không dùng các loại gia vị như tỏi, hành xấy khô giả nhỏ để nêm nếm thức ăn thay muối.
10. Không dùng các loại gia vị như tỏi, hành xấy khô giả nhỏ để nêm nếm thức ăn thay muối.
Đừng quên lượng muối trong khung ruột nếu quá cao sẽ kéo theo dưỡng chất ra ngoài thay vì được hấp thu. Người ăn quá mặn lại thêm không uống nước vì thế dễ ốm vì suy dinh dưỡng. Nhưng bớt ăn mặn không đồng nghĩa với cử muối. Khéo chính ở chỗ làm sao ăn mặn vừa phải khi còn trẻ, khi còn khỏe, nhưng đừng trả giá bằng bệnh tim mạch trước tuổi về hưu?
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment