Friday, August 31, 2018

CẬU BÉ DƯỚI BÓNG CÂY

Mùa hè giữa năm thứ nhất và năm thứ hai đại học, tôi được mời vào làm phụ trách một trại hè cho học sinh trung học thuộc một trường đại học ở Michigan. Vì tôi đã từng tham gia rất nhiều hoạt động của trại nên tôi nhận lời ngay lập tức.


Một giờ sau khi tôi bắt đầu ngày đầu tiên ở trại hè, giữa một đám ồn ào hỗn loạn các anh phụ trách và học sinh, tôi nhận ra một cậu bé ở dưới bóng cây. Cậu rất nhỏ bé và gầy guộc. Rõ ràng việc cậu đang mất tự nhiên và xấu hổ rụt rè càng làm cho cậu trở nên yếu đuối, mỏng manh.

Chỉ 50 bước gần đó, 200 trại viên đang hăm hở rượt đuổi, chơi đùa, và gặp gỡ lẫn nhau như đã thân nhau từ lâu lắm chứ không phải chỉ mới quen. Nhưng cậu bé dưới bóng cây dường như đang ở một thế giới khác.

Vẻ cô đơn đến tột độ của cậu đã làm tôi khựng lại, nhưng nhớ lại lời những anh chị phụ trách lớn tuổi hơn rằng phải chú ý đến các trại viên có vẻ tách biệt ra, thế là tôi bước đến.

Đến gần cậu bé, tôi nói: “Chào em, anh tên là Kevin. Anh là một trong các phụ trách ở đây. Anh rất vui được gặp em. Em khỏe không vậy?”

Với một giọng nói run run bẽn lẽn, cậu bé cố sức trả lời: “Dạ em bình thường”.

Tôi nhẹ nhàng hỏi rằng cậu bé có muốn tham gia những sinh hoạt và gặp các bạn bè mới không. Cậu trả lời nhỏ: “Dạ không, em không thích lắm”.

Tôi có thể cảm nhận được rằng cậu đang ở trong một thế giới hoàn toàn riêng tư. Trại hè quá mới, quá xa lạ đối với cậu. Nhưng bằng cách nào đó, tôi cũng biết rằng cũng không nên ép cậu bé. Cậu không cần một lời cổ vũ, cậu cần một người bạn. Sau một lúc lâu im lặng, câu chuyện của chúng tôi chấm dứt.


Sau bữa trưa ngày thứ hai, tôi hét bể cuống họng của mình để điểu khiển cả trại hát. Tất cả trại đều tham gia hăm hở. Ánh mắt tình cờ xuyên qua đám đông ồn ào lộn xộn và thấy hình ảnh cậu bé đó đang ngồi một mình, nhìn ra ngoài cửa sổ. Tôi suýt nữa đã quên mất lời bài hát đang phải hướng dẫn.

Khi lại có cơ hội gặp cậu bé, tôi cố thử một lần nữa, với những câu nói hệt như trước: “Em có khỏe không? Em có sao không?”

Và cậu bé lại trả lời: “Dạ vâng, em khỏe. Em chỉ chưa quen thôi”.

Khi tôi rời nơi cậu bé ngồi, tôi hiểu rằng để cậu bé hòa đồng phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn tôi tưởng – dù tôi không biết rằng tôi và cậu bé có thể cởi mở được với nhau hay không nữa.

Vào buổi tối hôm đó khi họp với những người phụ trách của trại, tôi kể ra những điều lo lắng của mình về cậu bé. Tôi giải thích cho các bạn phụ trách ấn tượng của tôi về cậu bé, yêu cầu họ chú ý và dành thêm thời gian cho cậu nếu có dịp.

Những ngày ở trại trôi qua nhanh hơn tôi tưởng. Thật là tiếc, nhưng rồi đêm cuối cùng ở trại cũng đến và tôi đang theo dõi “bữa tiệc chia tay”. Các học sinh đang tận hưởng những giây phút cuối cùng của mình với các “bạn tốt nhất” của họ – những người bạn mà có thể họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại.

Ngắm nhìn các trại viên cùng nhau chia sẻ những giây phút cuối bên nhau, tôi bất ngờ thấy được một hình ảnh mà sẽ lưu mãi trong cuộc đời tôi. Cậu bé mà từng ngồi một mình dưới gốc cây đó đang làm một điều kỳ diệu. Cậu đang chia sẻ cùng hai cô bé khác những món quà lưu niệm. Tôi nhìn cậu đang có nhưng giây phút thân mật đầy ý nghĩa với những người mà cậu chưa bao giờ gặp chỉ mấy ngày trước đó. Tôi không thể tin nổi đó chính là cậu bé dưới bóng cây.

Vào một đêm tháng 10 năm đó, tiếng chuông điện thoại kéo tôi ra khỏi cuốn sách hóa học. Giọng một người lạ, rất nhẹ nhàng và lịch sự hỏi tôi: “Có phải là anh Kevin không ạ?”
 

“Dạ chính là tôi, xin lỗi ai đầu dây đó ạ?”

“Tôi là mẹ của Tom Johnson. Cậu có nhớ Tommy từ trại hè không?”


Đó là cậu bé dưới bóng cây mà! Làm sao tôi có thể quên được? Tôi nói: “Dạ cháu nhớ rồi. Cậu bé rất dễ thương. Bây giờ cậu bé ra sao rồi ạ?”

Chợt lặng đi một hồi lâu, sau đó bà Johnson nói: “Tuần này trên đường từ trường về, Tommy của tôi đã bị một chiếc xe đâm phải… Tommy đã không còn nữa rồi!”.

Bàng hoàng, tôi chia buồn cùng mẹ cậu bé. Bà ấy nói tiếp: “Tôi muốn gọi cho cậu, bởi vì Tommy nhắc đến cậu nhiều lần. Tôi muốn cậu biết rằng nó đã trở lại trường như một con người mới. Nó đã có nhiều bạn mới. Kết quả học tập lên cao. Và nó còn hò hẹn với bạn gái nữa. Tôi chỉ muốn cám ơn cậu đã làm cho Tom thay đổi như vậy. Những tháng cuối cùng là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời nó”.

Vào lúc đó tôi đã nghiệm ra: Hãy dành sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia với mọi người quanh bạn. Bạn sẽ không thể ngờ được mỗi cử chỉ ân cần, chân thành của bạn có thể sẽ có ý nghĩa với người khác đến như thế nào đâu. Tôi kể lại chuyện này mỗi lần có dịp, và khi tôi kể xong, tôi thôi thúc người khác nhìn ra bên ngoài và tìm cho mình một “cậu bé dưới bóng cây”.

Tác giả: David Coleman và Kevin Randall 
Theo nghethuatsong

The Boy Under the Tree

In the summer recess between freshman and sophomore years in college, I was invited to be an instructor at a high-school leadership camp hosted by a college in Michigan. I was already highly involved in most campus activities, and I jumped at the opportunity. 

About an hour into the first day of camp, amid the frenzy of icebreakers and forced interactions, I first noticed the boy under the tree. He was small and skinny, and his obvious discomfort and shyness made him appear frail and fragile. Only fifty feet away, two hundred eager campers were bumping bodies, playing, joking and meeting each other, but the boy under the tree seemed to want to be anywhere other than where he was. The desperate loneliness he radiated almost stopped me from approaching him, but I remembered the instructions from the senior staff to stay alert for campers who might feel left out. 

As I walked toward him, I said, “Hi, my name is Kevin, and I’m one of the counselors. It’s nice to meet you. How are you?” In a shaky, sheepish voice he reluctantly answered, “Okay, I guess.” I calmly asked him if he wanted to join the activities and meet some new people. He quietly replied, “No, this is not really my thing.” 


I could sense that he was in a new world, that this whole experience was foreign to him. But I somehow knew it wouldn’t be right to push him, either. He didn’t need a pep talk; he needed a friend. After several silent moments, my first interaction with the boy under the tree was over. 

At lunch the next day, I found myself leading camp songs at the top of my lungs for two hundred of my new friends. The campers eagerly participated. My gaze wandered over the mass of noise and movement and was caught by the image of the boy from under the tree, sitting alone, staring out the window. I nearly forgot the words to the song I was supposed to be leading. At my first opportunity, I tried again, with the same questions as before: “How are you doing? Are you okay?” To which he again replied, “Yeah, I’m all right. I just don’t really get into this stuff.” As I left the cafeteria, I realized this was going to take more time and effort than I had thought—if it was even possible to get through to him at all. 

That evening at our nightly staff meeting, I made my concerns about him known. I explained to my fellow staff members my impression of him and asked them to pay special attention and spend time with him when they could. 

The days I spend at camp each year fly by faster than any others I have known. Thus, before I knew it, mid-week had dissolved into the final night of camp, and I was chaperoning the “last dance.” The students were doing all they could to savor every last moment with their new “best friends”—friends they would probably never see again. 

As I watched the campers share their parting moments, I suddenly saw what would be one of the most vivid memories of my life. The boy from under the tree, who had stared blankly out the kitchen window, was now a shirtless dancing wonder. He owned the dance floor as he and two girls proceeded to cut a rug. I watched as he shared meaningful, intimate time with people at whom he couldn’t even look just days earlier. I couldn’t believe it was the same person. 

In October of my sophomore year, a late-night phone call pulled me away from my chemistry book. A softspoken, unfamiliar voice asked politely, “Is Kevin there?” 

“You’re talking to him. Who’s this?” 

“This is Tom Johnson’s mom. Do you remember Tommy from leadership camp?” 

The boy under the tree. How could I not remember?

“Yes, I do,” I said. “He’s a very nice young man. How is he?” 


An abnormally long pause followed, then Mrs. Johnson said, “My Tommy was walking home from school this week when he was hit by a car and killed.” Shocked, I offered my condolences. 

“I just wanted to call you,” she said, “because Tommy mentioned you so many times. I wanted you to know that he went back to school this fall with confidence. He made new friends. His grades went up. And he even went out on a few dates. I just wanted to thank you for making a difference for Tom. The last few months were the best few months of his life.” 

In that instant, I realized how easy it is to give a bit of yourself every day. You may never know how much each gesture may mean to someone else. I tell this story as often as I can, and when I do, I urge others to look out for their own “boy under the tree.” 

David Coleman and Kevin Randall
From: Chicken Soup for the College Soul