Đi du thuyền là một trong những cách thức tiện lợi và thoải mái nhất để du lịch. Tất nhiên là chúng ta sẽ chỉ quanh quẩn trong một chiếc thuyền ngoài biển mà thôi, nhưng các du thuyền hiện đại ngày nay có hầu hết những loại hình giải trí khiến chúng ta không dễ chán, có thể nói nó giống như “con lai” giữa công viên giải trí Disney và sòng bài ở Las Vegas. Thật không hề dễ dàng khi so sánh loại hình du lịch này với việc đi bằng máy bay hay trên ô tô.
Ở trên du thuyền ngoài những hoạt động giải trí, bạn còn được thưởng thức những món ăn ngon mọi lúc mọi nơi mà không phải lo nghĩ gì thêm (đa số buffet đã bao gồm trong giá vé du thuyền). Các hãng du thuyền thường cung cấp gói du lịch dài khoảng 3 đến 10 ngày, có những chuyến đi xuyên lục địa có thể dài đến vài tuần hoặc tháng. Nhưng ít ai biết rằng hiện nay còn có những người khách du lịch… sống trên du thuyền luôn.
Trào lưu đang nổi của người già trên thế giới
Vào năm 2017, đầu báo New York Times và Conde Nast Traveler đã giới thiệu người đàn ông có tên “Super” Mario Salcedo, 68 tuổi, dành 2 thập kỷ để “nghỉ hưu” trên thuyền. Tuy nói là nghỉ hưu, nhưng ông cho biết mình vẫn kiếm tiền bằng nghề quản lý tài chính online từ xa cho các khách hàng của ông.
Trào lưu đang nổi của người già trên thế giới
Vào năm 2017, đầu báo New York Times và Conde Nast Traveler đã giới thiệu người đàn ông có tên “Super” Mario Salcedo, 68 tuổi, dành 2 thập kỷ để “nghỉ hưu” trên thuyền. Tuy nói là nghỉ hưu, nhưng ông cho biết mình vẫn kiếm tiền bằng nghề quản lý tài chính online từ xa cho các khách hàng của ông.
ông “Super” Mario Salcedo trên du thuyền của Royal Caribbean.
Salcedo đã dành hơn 7000 ngày trên 950 chiếc du thuyền trong vòng hơn 20 năm. Thời gian biểu trong một ngày của ông bao gồm làm việc khoảng 5 giờ vào buổi sáng, sau đó ông dành thời gian tham gia các hoạt động trên thuyền như nhảy múa, lặn biển hoặc xem các chương trình ca nhạc.
Khu hồ bơi ngoài trời trên du thuyền.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy có đến 27% những người từng đi du lịch bằng du thuyền cho biết họ sẽ cân nhắc chuyện “nghỉ hưu” trên thuyền không thời hạn, và 32% sẽ cân nhắc sẽ đi trong vài năm và sau đó trở về sống trên đất liền. Mặt khác, khảo sát của Hội Người Già tại Mỹ đã cho biết rằng chi phí để ở viện dưỡng lão vào tuổi 65 trong vòng 20 năm sẽ tương đương với cùng một khoảng thời gian ấy trên du thuyền, cụ thể là từ 230.000 USD (số liệu năm 2004).
“Nghỉ hưu” trên du thuyền khác như thế nào?
Một trong những khác biệt dễ thấy nhất là ở du thuyền chúng ta sẽ luôn di chuyển và không bao giờ cố định tại một chỗ, kể cả những hành khách cũng vậy. Bà Lee Wachstetter (90 tuổi) hiện đang “nghỉ hưu” trên du thuyền Crystal Cruise, cho biết: “Ngày nào cũng vậy, tôi dậy trễ một chút, ăn sáng, đi dạo trên thuyền, ăn trưa rồi ngủ”.
Bà Lee Wachstetter trên du thuyền Crystal Cruise.
Viện dưỡng lão tại Mỹ thường có đầy đủ trang thiết bị an toàn sức khỏe, với các y tá có thể hỗ trợ những người già 24/7, còn trên du thuyền sẽ không có những sự hỗ trợ này. Đổi lại trên du thuyền có rất nhiều các hoạt động giải trí, bao gồm công viên, hồ bơi, casino, rạp chiếu phim, shopping, các chương trình âm nhạc, các khóa học nấu ăn, v.v…
Có rất nhiều hoạt động thú vị khác nhau trên du thuyền.
Ngoài ra khi cập bến, các du khách còn có thời gian để tham gia các hoạt động trên bờ khác cũng hấp dẫn không kém. Trên du thuyền có dịch vụ dọn phòng và giặt đồ hằng ngày, kèm theo đó là chúng ta sẽ được thưởng thức những món ăn ngon quanh năm suốt tháng. Hay nói cách khác, “nghỉ hưu” trên du thuyền cũng giống như đi du lịch khắp nơi trên “khách sạn di động vậy”.
Phải đánh đổi điều gì khi chọn cách “nghỉ hưu” trên du thuyền
Phần lớn những người già “nghỉ hưu” trên du thuyền đều chấp nhận sẽ không gặp người thân bạn bè họ hàng của họ trong thời gian dài. Họ sẽ dùng số tiền tích lũy (và đôi khi sẽ chấp nhận bán hết tài sản) để chi trả mọi chi phí trên du thuyền trong thời gian dài.
Một căn phòng đầy đủ tiện nghi của du thuyền.
Ngoài ra không như viện dưỡng lão, họ sẽ hiếm gặp được những ai cùng lứa tuổi để trò chuyện như ở viện dưỡng lão. Và một điểm nữa là ở trên thuyền không có nhiều trang thiết bị về y tế như ở trên bờ, cho nên những ai có vấn đề về sức khỏe tuổi già thường sẽ không chọn cách “nghỉ hưu” này. Một số nhân viên trên du thuyền còn tiết lộ rằng có rất nhiều trường hợp người già dành những giây phút cuối đời tại nơi đây.
Chúng ta nên chọn cách “nghỉ hưu” này không?
Một trong những rào cản lớn nhất cho cách “nghỉ hưu” này là sự cam kết. Khi chọn cách đi du thuyền trong thời gian dài, bạn phải đánh đổi nhiều thứ quan trọng trong cuộc đời, như là gia đình, họ hàng, bạn bè, nhà cửa, v.v… và phải sống trong một căn cabin nhỏ trên thuyền. Nhưng đổi lại, bạn sẽ có cơ hội đi chu du thế giới suốt quãng đời còn lại, với những hoạt động giải trí mới mẻ, phòng ốc luôn được dọn sạch hằng ngày, thức ăn đa dạng, cảnh quan luôn thay đổi và luôn được gặp những con người mới ở khắp nơi trên du thuyền.
Một số du thuyền còn có sân golf mini.
Tất nhiên cách “nghỉ hưu” này không dành cho tất cả mọi người, nhất là với những ai có vấn đề về sức khỏe, nhưng nó vẫn xứng đáng để cân nhắc đúng không? Ông “Super” Mario Salcedo hóm hỉnh cho biết một hạn chế khác khi “nghỉ hưu” trên du thuyền: “Tôi quen với cảm giác trên du thuyền rồi. Khi trở về đất liền tôi không thể nào ngủ được nữa, tôi chỉ ngủ được ở trên con thuyền sóng đánh lắc lư.
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment