Friday, January 21, 2022

"ĐỒNG BẠC XANH" CỦA LINCOLN ĐÃ TỪNG CỨU NƯỚC MỸ, LIỆU LỊCH SỬ CÓ LẶP LẠI?

“Chính phủ nên tạo ra, phát hành và lưu thông tất cả các loại tiền tệ và tín dụng cần thiết để đáp ứng sức mạnh chi tiêu của Chính phủ và sức mua của người tiêu dùng”. (Tổng hợp)

Ít ai biết mục tiêu chính của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ là tranh giành kiểm soát nguồn cung tiền quốc gia; và làm thế nào một tờ giấy có tên là ‘Đồng bạc xanh’, được phát minh bởi Lincoln, cho phép ông chiếm thế thượng phong trong cuộc chạy đua đó để cứu nước Mỹ trong một khoảng thời gian. Đó là một bài học mà chúng ta có thể học hỏi đối với những cuộc khủng hoảng toàn cầu sắp xảy ra ngày nay.

Nhiều người cho rằng chế độ nô lệ là nguyên nhân chính của Nội chiến, Tuyên ngôn Độc lập khẳng định rằng tất cả mọi người sinh ra đều như nhau. Nhưng giống như hầu hết các cuộc chiến, nguyên nhân của nó rất phức tạp. Tuy nhiên, có thể hình dung mục tiêu tối thượng của Lincoln là duy trì sự toàn vẹn của Liên bang.

Lincoln tuyên bố vào ngày 16 tháng 6 năm 1858: “Tôi tin rằng Chính phủ này không thể tồn tại vĩnh viễn một nửa nô lệ và một nửa tự do. Tôi không mong Liên bang sẽ bị giải thể. Tôi không hy vọng ngôi nhà sẽ sụp đổ nhưng tôi hy vọng sẽ không còn chia rẽ”.

Nhưng tại sao việc duy trì Liên bang lại quan trọng như vậy?

Tuyên ngôn độc lập Mỹ. (Shutterstock)

Bị bao vây bởi các chủ ngân hàng

Lincoln biết rằng một quốc gia bị chia rẽ sẽ không thể đứng vững trước giới tinh hoa tài chính châu Âu, những thế lực đang muốn kiểm soát nước Mỹ. Trích dẫn của Thủ tướng Đức lúc bấy giờ Otto von Bismarck đã giải thích cách các cường quốc lên kế hoạch chia rẽ nước Mỹ giàu có và buộc Lincoln vào cuộc chiến:

“Tôi biết chắc chắn rằng việc chia Hoa Kỳ thành hai liên minh có lực lượng ngang nhau đã được quyết định từ lâu trước Nội chiến bởi các cường quốc tài chính Châu Âu. Những chủ ngân hàng này sợ rằng nếu Hoa Kỳ vẫn là một khối và thành một quốc gia phát triển, sẽ giành được độc lập về kinh tế và tài chính, điều đó sẽ làm đảo lộn sự thống trị của Châu Âu trên toàn thế giới”.

Thủ tướng Đức lúc bấy giờ Otto von Bismarck. (Shutterstock)

Lincoln rối loạn trước bí mật của tiền bạc

Tuy nhiên, Lincoln cần tiền để giành chiến thắng. Vì vậy, ông cùng với Bộ trưởng Tài chính Salomon P. Chase đã tới New York để tìm kiếm các khoản vay từ các chủ ngân hàng mà ông cho rằng họ là người Mỹ yêu nước. Nhưng, vì muốn Lincoln thất bại, họ đưa ra mức lãi suất cực cao là 36%. Lincoln chán nản và trở về Washington.

Tìm kiếm lời khuyên, ông giao nhiệm vụ cho Đại tá Dick Taylor tìm kiếm một giải pháp tài chính để hỗ trợ cho nỗ lực chiến thắng. Taylor trả lời:

“Sao vậy, Lincoln, quá dễ mà; chỉ cần yêu cầu Quốc hội thông qua dự luật cho phép in đầy đủ các đồng bạc hợp pháp của kho bạc, dùng nó trả cho binh lính của ông và giành chiến thắng cuộc chiến cùng với họ.

“Nó sẽ có sự phê duyệt đầy đủ của chính phủ và cũng tốt như bất kỳ khoản tiền nào; như Quốc hội thể hiện quyền qua Hiến pháp vậy”.

Vì vậy, vào năm 1862 và 63, chính phủ Mỹ đã in 450 triệu đô la tiền giấy của riêng mình, trả cho quân đội và mua vật tư, tất cả với lãi suất 0%. Các ghi chú đặc biệt được in bằng mực xanh ở mặt sau và một con dấu đỏ ở mặt trước để phân biệt với tiền dựa trên nợ, do đó, mới có cái tên: Đồng bạc xanh (Greenbacks).

Các ghi chú đặc biệt in bằng mực xanh ở mặt sau và một con dấu đỏ ở mặt trước để phân biệt với tiền dựa trên nợ, do đó, mới có cái tên: Đồng bạc xanh (Greenbacks). (Wikimedia Commons)

Lincoln sớm nhận ra một nguyên tắc đơn giản nhưng vô giá là đồng tiền do chính phủ in, được hỗ trợ bởi đức tin tốt lành, sẽ đem đến sự ổn định và thịnh vượng chưa từng có cho quốc gia. Trong bài phát biểu trước Quốc hội năm 1865, ông nói:

“Chính phủ nên tạo ra, phát hành và lưu thông tất cả các loại tiền tệ và tín dụng cần thiết để đáp ứng sức mạnh chi tiêu của Chính phủ và sức mua của người tiêu dùng”.

“Đặc quyền của việc tạo và phát hành tiền không chỉ là đặc quyền tối cao của Chính phủ, mà còn là cơ hội sáng tạo lớn nhất của Chính phủ”.

“Bằng cách áp dụng các nguyên tắc này [...], người nộp thuế sẽ tiết kiệm được khoản tiền lãi khổng lồ. Tiền sẽ không còn là chủ và trở thành công cụ phục vụ cho nhân loại”.


Lincoln đã giành chiến thắng cuộc chiến và thành công trong việc giữ gìn Liên bang. Tuy nhiên, ông không thể ngăn chặn âm mưu ám sát mình sau đó.

John Wilkes ám sát Lincoln tại Nhà hát của Ford năm 1865. (Shutterstock)

Sát thủ là một lính đánh thuê?

Vào ngày 14 tháng Tư năm 1865, 41 ngày sau khi nhậm chức lần thứ hai và chỉ 5 ngày sau khi Tướng Lee của miền Nam đầu hàng, Lincoln đã bị bắn bởi John Wilkes Booth Muff, sau này được luật sư GG McGeer tiết lộ trong tờ Vancouver Sun năm 1934 là một lính đánh thuê của các chủ ngân hàng quốc tế.

Ông McGeer nói rằng các chủ ngân hàng sợ chương trình tiền tệ quốc gia của Lincoln, và họ đã căng thẳng với ông trong suốt cuộc nội chiến về chính sách tiền tệ của ông.

Dự đoán về ‘Chiến tranh và Hỗn loạn’ có thành hiện thực?

Sau vụ ám sát Lincoln, Otto von Bismarck than thở rằng:

“Cái chết của Lincoln là một thảm họa đối với thế giới tự do. Không có người đàn ông nào ở Hoa Kỳ đủ tuyệt vời để làm được những gì ông đã làm [...] Tôi sợ rằng các chủ ngân hàng nước ngoài với sự khéo léo và mánh khóe của họ sẽ hoàn toàn kiểm soát sự giàu có của nước Mỹ và sử dụng nó một cách có hệ thống để làm hỏng nền văn minh hiện đại. Họ sẽ không ngần ngại nhấn chìm toàn bộ thế giới tự do vào các cuộc chiến tranh và hỗn loạn để trái đất trở thành gia tài của họ”.

Các sĩ quan quân đội Nga tuyên thệ trung thành với Cách mạng Tháng Mười năm 1917. (Shutterstock)

Đáng thương thay, cái nhìn của von Bismarck như một lời tiên tri chính xác.

Một cuộc khủng hoảng sau Nội chiến đã sớm thuyết phục người dân rằng cần có một tổ chức ngân hàng tập trung, và ngân hàng trung ương mới của Mỹ, do đó Cục Dự trữ Liên bang được thành lập vào năm 1913.

Những thập kỷ sau đó đã mang lại sự khốn khổ lịch sử: Đại suy thoái; các cuộc cách mạng Cộng sản ở Nga, Trung Quốc và các nơi khác; hai cuộc chiến tranh thế giới; chiến tranh Triều Tiên; chiến tranh Việt Nam; và cuối cùng hôm nay khủng hoảng tiền tệ toàn cầu. Những điều này cùng nhau đã gây ra hàng trăm triệu cái chết và đau khổ không thể kể xiết.

Kết luận:

Vai trò của các ngân hàng trung ương ít được viết hoặc báo cáo về trong lịch sử thế giới và trong thời đại ngày nay, nhưng ngày càng rõ ràng hơn về cách các quốc gia ngày nay có thể bảo vệ chủ quyền của mình thông qua chính sách tiền tệ hợp lý cho người dân, nếu họ có thể thoát khỏi kẹp sắt độc quyền tiền tệ của ngân hàng trung ương. Đồng bạc xanh của Lincoln từng tạo làn sóng xung kích khắp tầng lớp thượng lưu của ngân hàng trung ương trong thời kỳ của ông. Một điều gì đó trong nguyên tắc của Lincoln có thể là chìa khóa cho một tương lai tự do thịnh vượng. Liệu nó có áp dụng được cho cuộc khủng hoảng ngày nay không?

My My / Theo The Epoch Times / ntdvn
Link tham khảo:


No comments: