Trước đây trên internet từng có một bài báo, nói rằng có một cô bạn gái trên mạng chia sẻ kinh nghiệm của mình, biểu thị lúc mình vừa ra xã hội, từng kết giao với một người bạn trai tuy tuổi còn trẻ đã lên làm ông chủ. Cô cảm thấy tình cảm hai người phát triển khá tốt, thế là liền đưa bạn trai về gặp cha mẹ, ăn cơm cùng gia đình. Kết quả, ông nội sau khi nhìn thấy cậu bạn trai này, nghiêm túc nói với cô rằng: “Người này không thể thâm giao, cũng không thể kết hôn”.
Lời của ông nội khiến cô cảm thấy vô cùng kinh ngạc, bởi vì ông nội từ trước đến nay chẳng bao giờ nhúng tay vào chuyện yêu đương của cô, hơn nữa trong mắt của cô, anh bạn trai này là một người bạn trẻ tuổi có triển vọng, đáng tin cậy.
Đối với vấn đề này ông nội cho biết rằng, từ tướng ăn của người đàn ông mà xem, liền có thể biết anh ta là người như thế nào, gia giáo ra sao.
“Anh này gắp thức ăn thường có động tác thói quen, chính là thích dùng đũa lật xem thức ăn ở dưới đáy đĩa, sau khi thấy rõ phía dưới có món gì, mới gắp lên ăn, giống như coi đũa là cái xẻng, xới tung cả bàn thức ăn”.
Sau khi nghe xong lời của ông nội, cô bạn gái trên mạng vẫn không đồng tình, cho rằng đây chẳng qua là thói quen ăn uống khác biệt của mỗi người mà thôi.
Ông nội lại lắc đầu nói: “Bạn trai của cháu đã là chủ quản công ty, thì chắc hẳn đời sống vật chất của anh ta nhất định không thiếu thốn. Vậy mà lúc ăn cơm vẫn ăn như hổ đói, điều này thể hiện ra giáo dục gia đình không tốt, là một người tự tư và hẹp hòi”.
Ông nội còn nói, một người khi đối mặt với một bàn thức ăn, mà không chút nào để ý tới cảm thụ của người khác, như vậy trong tương lai khi xuất hiện lợi ích trước mắt, nhất định cũng sẽ không từ thủ đoạn chiếm thành của mình, hoàn toàn không bận tâm đến người khác. “Vì vậy, nếu cháu kết hôn với anh ta, nói không chừng về sau sẽ còn bị sự ích kỷ của anh ta làm cho tổn thương”.
Ông còn cho rằng, muốn hiểu rõ sự tu dưỡng, gia giáo và phẩm hạnh của một người, phải từ chi tiết nhỏ mà quan sát, “tuyệt đối không nên xem thường một đôi đũa mang lại cho cháu sự gợi ý”.
Về sau, lời của ông nội quả thực đã ứng nghiệm. Có một lần, bạn trai của cô vì một dự án đầu tư nhỏ, chẳng những tìm người để vay mượn một số tiền lớn, mà thậm chí cũng không để ý tới tình cảm của hai người, cứ thế “bốc hơi” khỏi nhân gian. Từ dó, cô bạn gái này càng thêm tin chắc rằng, từ tướng ăn thật sự có thể nhìn ra phẩm hạnh của một người có đoan chính hay không.
Người xưa đối với việc dùng đũa rất coi trọng. (Nguồn ảnh: Pxhere)
Người xưa đối với việc dùng đũa rất coi trọng, còn tổng kết ra 12 điều cấm kỵ khi sử dụng đũa.
1. Kỵ đũa gõ bát - Kích trản xao chung (擊盞敲盅)
Dùng đũa gõ vào bát, bình thường bị coi như là ăn mày xin cơm. Bởi vì trong quá khứ chỉ có ăn mày mới dùng đũa gõ vào bát để xin cơm, âm thanh phát ra cộng với lời xin ai oán khiến người ta chú ý mà bố thí. Đây cũng bị coi là hành vi hạ tiện, bị mọi người khinh ghét. Bởi vậy khi ăn cơm mà gõ đũa vào bát là một điều kiêng kỵ.
2. Kỵ đũa cắm cơm - Đương chúng thượng hương (當眾上香)
“Đương chúng thượng hương” có nghĩa là dâng hương trước mặt mọi người. Thời cổ, khi cúng tế người chết sẽ lấy một đôi đũa cắm vào trong bát cơm, cách làm này cho tới hôm nay vẫn được lưu hành tại nhiều nơi. Vậy nên lúc ăn cơm nếu như dở chừng cần rời khỏi bàn ăn, có thể thả đũa sang một bên bát. Nhưng tuyệt đối không thể vì bớt việc, đem đũa cắm vào trong bát cơm, loại hành vi này sẽ bị người khác coi là đại bất kính.
3. Kỵ đũa gác bát không - Giá không (架空)
Đũa đặt trên cái bát không có nghĩa là “giá không”. Chúng ta khi đến tiệm cơm ăn cơm, thường sẽ thấy có giá chuyên để gác đũa, mục đích là phòng ngừa việc đặt đũa lên trên chiếc bát trống không.
4. Kỵ xới đũa trong đồ ăn - Định hải thần châm (定海神針)
Khi ăn cơm chỉ dùng một chiếc đũa xới vào đĩa thức ăn, sẽ bị cho rằng đó là làm sỉ nhục những người cùng bàn. Đây cũng là hành vi cấm kỵ.
5. Kỵ gác chéo đũa lên bàn - Giao xoa thập tự (交叉十字)
Trong lúc dùng bữa, đem đôi đũa tùy tiện gác chéo trên bàn, sẽ bị cho rằng là hành vi phủ định toàn bộ những người cùng bàn, tính chất cũng giống như học sinh làm bài sai bị thầy cô gạch chéo bài.
Ngoài ra, đây cũng là hành vi không tôn trọng bản thân, bởi trước đây khi tội nhân ký tên vào bản cung khai, mới bị quan trên đánh dấu chéo vào. Không nghi ngờ gì, đây cũng chính là hành vi tự phủ định mình.
6. Kỵ đũa dài ngắn không bằng nhau - Tam trường lưỡng đoản (三長兩短)
Trước hoặc trong quá trình dùng bữa, kỵ đem hai chiếc đũa dài ngắn không bằng nhau đặt lên bàn. Cách làm này bị cho là điềm cực xấu, người ta thường gọi là “tam trường lưỡng đoạn”, đại biểu cho tử vong.
Bởi vì người xưa cho rằng, người chết nằm trong quan tài, nắp quan tài chưa đóng lại, bộ phận tổ thành quan tài gồm trước sau 2 mảnh ván ngắn, 2 bên hông và dưới đáy là 3 mảnh ván dài, cả 5 mảnh hợp thành vừa đúng là “tam trường lưỡng đoạn”, cho nên đây là điều đại kỵ.
7. Kỵ mút đũa phát ra tiếng - Phẩm trứ lưu thanh (品箸留聲)
Lúc dùng đũa gắp thức ăn, không nên dùng miệng mút đũa, thậm chí phát ra âm thanh, càng không thể coi đũa như cây tăm đi xỉa răng. Đây là hành vi bị cho rằng là không có giáo dưỡng, khiến người ta chán ghét.
8. Kỵ dùng đũa bới đồ ăn và rơi vãi - Lệ trứ di cầu (淚箸遺珠)
Khi các món ăn được bưng lên bàn, thường sẽ có người cầm đũa đảo khắp mâm, không biết nên ăn món nào.
Lúc dùng đũa gắp thức ăn bỏ vào bát của mình, tay chân lóng ngóng khiến thức ăn rơi vãi vào đĩa khác hoặc trên bàn. Hành vi này bị coi là thất lễ nghiêm trọng.
Cũng không nên cầm đũa xới tung đĩa thức ăn mà mình thích. Đây đều là hành vi thuộc về thiếu giáo dưỡng.
9. Kỵ chỉ đũa và rung đũa - Tiên nhân chỉ lộ (仙人指路)
“Chỉ đũa” tức là lúc cầm đũa ngón trỏ duỗi về phía trước.
Thời cổ đại, dùng ngón tay trỏ chỉ người là có ý khiêu khích, cách làm này giống như là mắng chửi người khác, điều này là cấm kỵ. Lúc cầm đũa ngón trỏ duỗi về phía trước cũng giống như vậy.
Rung đũa thì là chỉ lúc gắp thức ăn theo thói quen rung mấy lần, khiến nước canh bị rớt xuống, đây cũng là hành vi vô cùng thất lễ.
10. Kỵ đũa chỉ món ăn - Chấp trứ tuần thành (執箸巡城)
Tay cầm đũa đưa tới đưa lui trên các đĩa thức ăn, không biết nên gắp món nào. Loại hành vi này là biểu hiện điển hình cho sự thiếu tu dưỡng, rất phản cảm trong mắt mọi người khác.
Tại bữa tiệc, người chủ thường sẽ dùng đũa chỉ các món ăn, giới thiệu cách làm và hương vị món ăn này, mời mọi người thưởng thức. Kỳ thực cách làm này cũng là rất không lễ phép.
11. Kỵ đũa rơi xuống đất - Lạc địa kinh Thần (落地惊神)
Lỡ tay làm rơi đũa xuống đất, đây cũng là một loại biểu hiện sự thất lễ. Người xưa cho rằng, tổ tiên đang yên nghỉ dưới đất không nên bị quấy rầy, đánh rơi đũa đồng nghĩa với việc quấy rầy tổ tiên, đây là điều đại bất hiếu, vì thế hành vi này cũng không được chấp nhận.
Tuy nhiên, làm người khó tránh khỏi những lúc phạm sai lầm. Bởi vậy, đối với loại tội không cố ý này người xưa cũng có một cách hóa giải: Khi đánh rơi đũa, ngay lập tức dùng đôi đũa đó căn cứ vào chỗ ngồi của mình vẽ một chữ “thập” trên mặt đất, trước tiên là theo hướng Đông Tây, sau đó là hướng Nam Bắc, ý nghĩa là: con sai rồi, không nên làm kinh động tổ tiên, cầu xin tổ tiên tha thứ.
Lỡ tay làm rơi đũa xuống đất, đây cũng là một loại biểu hiện sự thất lễ. Người xưa cho rằng, tổ tiên đang yên nghỉ dưới đất không nên bị quấy rầy, đánh rơi đũa đồng nghĩa với việc quấy rầy tổ tiên, đây là điều đại bất hiếu, vì thế hành vi này cũng không được chấp nhận.
Tuy nhiên, làm người khó tránh khỏi những lúc phạm sai lầm. Bởi vậy, đối với loại tội không cố ý này người xưa cũng có một cách hóa giải: Khi đánh rơi đũa, ngay lập tức dùng đôi đũa đó căn cứ vào chỗ ngồi của mình vẽ một chữ “thập” trên mặt đất, trước tiên là theo hướng Đông Tây, sau đó là hướng Nam Bắc, ý nghĩa là: con sai rồi, không nên làm kinh động tổ tiên, cầu xin tổ tiên tha thứ.
12. Kỵ dùng đũa ngược đầu nhau - Điên đảo càn khôn (顛倒乾坤)
Ý nói khi ăn cơm dùng đũa ngược đầu nhau, đây cũng là hành vi bị người khác xem thường. Làm như vậy sẽ bị người ta cho rằng: bụng đói ăn quàng, đến mức không nghĩ tới sĩ diện. Điều này tuyệt đối nên tránh.
Chỉ với việc dùng đũa thôi nhưng người xưa cũng hết sức chú trọng lễ tiết, đặt ra rất nhiều điều kiêng kỵ. Qua đó cho thấy người xưa đối với phép tắc, lễ nghi trong cuộc sống là đặc biệt coi trọng như thế nào. Làm được như vậy mới có thể tu dưỡng, khiến cho phẩm hạnh đạo đức con người ngày càng thăng hoa. Đây là điều mà con người hiện đại chúng ta cần phải quay về truyền thống để học tập cổ nhân.
Lý Tuệ
Theo Vision Times
No comments:
Post a Comment