Một con én đậu trên chiếc tổ bên ngoài một nhà ga xe lửa ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. (Ảnh minh họa/Shutterstock)
– Anh thấy chim làm tổ từ lúc nào?
– Dạ thưa, từ lần kiểm tra tuần trước.
– Đã trải báo ở bên dưới để hứng phân chưa?
– Dạ thưa, tôi đã cho người làm và mỗi ngày đều có người quét một lần.
– Tốt. Thế có chim non chưa?
– Tôi đã kiểm tra. Mới có trứng thôi. Bây giờ làm thế nào?
Không có tiếng trả lời. Một lát sau, tôi nghe tiếng ông giám đốc:
– Làm thế nào nhỉ? Lẽ ra phải chăng lưới để chim khỏi vào. Đã vào rồi thì… biết làm thế nào. Rắc rối thật!
– Hay chuyển tổ chim đi chỗ khác?
– Khó đấy! Tổ đang có trứng mà. Chuyển đi chim mẹ sẽ không tìm thấy tổ.
Hai người im lặng. Tôi kín đáo nhòm qua cửa sổ thấy ông giám đốc đang đi đi lại lại dọc hành lang còn người trẻ hơn tay cầm cuốn sổ đứng trầm ngâm.
– Thôi được! Tạm thời để nguyên đó xem sao. Anh nhớ dọn sạch phân và khử trùng cẩn thận. Tôi sẽ suy nghĩ…
Ông giám đốc nói rồi vội vã đi về phía văn phòng. Người đàn ông còn lại cắm cúi ghi chép gì đó vào sổ tay với vẻ mặt căng thẳng.
Có lẽ đối với người nước khác, phá một cái tổ chim hay tổ ong làm nơi cửa sổ hay mái nhà là việc rất dễ dàng. Sẽ không mất đến 5 phút để làm việc đó. Rất có thể nhiều người còn làm điều đó trong vui sướng vì ong non có thể đem ngâm rượu và trứng chim có thể thành mồi nhậu. Nhưng chuyện này với người Nhật không dễ.
Tại sao?
Có thể suy đoán rằng cảm giác tôn trọng sinh mệnh và thiên nhiên qua nhiều con đường như truyền thông, giáo dục, trải nghiệm gia đình đã được định hình trong họ và làm cho học có cảm giác “chùn tay” khi làm điều đó. Bởi thế ở Nhật Bản hiện đại, khắp nơi bát ngát là rừng. Chuyện khỉ rừng mò xuống ruộng ăn trộm bắp cải của nông dân hay gấu mò vào sân trường đại học không phải là chuyện hiếm. Sống hòa hợp và dựa vào thiên nhiên có lẽ là triết lý nhân sinh của người Nhật.
Bạn tôi bảo đối với công ty nuôi gà lấy trứng, dịch cúm gà do chim dã sinh mang đến thật sự là kẻ thù số một. Ở đây khi phỏng vấn tuyển nhân viên, giám đốc sẽ thẩm tra kỹ xem có ai nuôi chim ở nhà không. Những người có thú vui nuôi chim sẽ không bao giờ được nhận. Trong quá trình làm việc nếu phát hiện thấy ai nuôi chim, người đó sẽ bị đuổi việc vì trước khi vào làm họ đã ký vào cam kết.
Cũng không rõ rồi số phận tổ chim kia rồi sẽ ra sao nhưng câu chuyện giữa hai người đàn ông nói trên khiến tôi không sao dứt khỏi những dòng suy ngẫm.
Nhật Bản, tháng 5/2015
Nguyễn Quốc Vương
Theo: trithucvn
No comments:
Post a Comment