Monday, April 1, 2019

TẤT CẢ ĐỀU ĐÚNG

Một ngày, một nhà sư ngồi tĩnh tọa trên bồ đoàn, bên cạnh có một người hầu hạ, ở ngoài cửa là hai đồ đệ đang tranh luận kịch liệt. Hai bên không ai chịu ai, chấp vào ý kiến bản thân, đều cho rằng chứng thực và sở ngộ của mình mới là đúng.


Kết quả là tranh luận tới khi sư huynh tiến vào trong phòng hỏi nhà sư đang đả tọa: “Sư phụ, người tu hành nên đạt đến ‘tâm không vướng víu’ hết thảy mọi thứ thế gian, xả bỏ vinh nhục, hết thảy tốt xấu thị phi đều không động tâm, đây mới là cốt tủy của tu hành, thế nhưng sư đệ cho rằng con nói không đúng. Xin hỏi sư phụ, quan điểm của con rốt cuộc đúng hay không đúng?”
“Con nói đúng”, nhà sư nhẹ nhàng đáp.
Sư huynh đắc ý lắm, dương dương tự đắc bước ra ngoài cửa, làm ra vẻ đắc thắng trước mặt sư đệ, nói với sư đệ rằng sư phụ nói quan điểm của ta là đúng.
Sư đệ nghe xong rất không phục, lập tức cũng tiến vào phòng hỏi nhà sư đang tĩnh tọa: “Sư phụ, người tu hành nên đạt đến ‘tâm có chủ tể’ hết thảy mọi thứ thế gian, minh bạch rõ ràng chọn lựa, nhận rõ đúng sai tốt xấu thị phi, đây mới là tu hành, thế nhưng sư huynh nói con lý giải lệch rồi, sao sư phụ lại nói anh ấy đúng?”
Nhà sư đáp: “Con nói đúng”. Sư đệ nghe sư phụ nói vậy trong tâm cao hứng lắm, vui mừng thích thú bước ra.


Người hầu hạ ở bên cạnh nhà sư thấy vậy trong tâm khó hiểu, mới hỏi nhà sư: “Ban nãy cách nhìn, liễu giải Phật Pháp của hai người họ hoàn toàn tương phản, sao ngài nói người này đúng, người kia cũng đúng, rốt cuộc là ai đúng đây?”
“Con nói đúng”, nhà sư đáp.
Phật Pháp vô biên, mỗi người tu luyện có cái nhìn khác nhau về Pháp lý thâm sâu huyền diệu, không có ai đúng ai không đúng, hơn nữa đúng hay không đúng chỉ là tương đối. Người tu tại cảnh giới của mình mà có nhận thức riêng, tùy theo cảnh giới đề cao mà ngộ về Pháp lý cũng nâng cao, khi ấy mới phát hiện Phật Pháp là bác đại tinh thâm.
Quả Chánh


都对
作者: 果正
一天,一位比丘在蒲团上静坐,身旁站立了一位侍者。门外,比丘的两个徒弟在激烈的争论,互不相让,各执己见,都以为自己证实的和悟到的才对。
结果,争论到最后,师兄一气之下,走進房间请问正在打坐的比丘:
“师父,修行的人,应该对世间的一切‘心无牵挂’,荣辱取舍,是非好坏一概动不了他的心,这才是修行真谛,可师弟认定我说的不对,请问师父,我的观点究竟对不对?”
“你说得对!”比丘轻轻的温和的回答。
师兄得意洋洋的走到门外,向师弟做出一副得胜者的姿态,告诉师弟说,师父说他的观点是对的。
师弟一听很不服气,立即也走進房间请问静坐中的比丘:“师父,修行的人,应该对世间的一切‘心有主宰’,明明白白的去取舍,对是非好坏能分清,这才是修行,师兄却完全理解偏了,怎么师父说他对呢?”


比丘说:“你说得对!”师弟听师父这么一说,心里高兴得就欢欢喜喜的出去了。
比丘旁边的侍者,见此状,心中不解,他问比丘道:“刚才他们两人对修行的看法,对佛法的了解,完全是相反的,怎么这个来问你说对,哪个来问你又说对,究竟他们之中谁对呢?”
“你说得对!”比丘回答侍者。
佛法无边,其中法理之深奥全看修炼人的境界,这里没有谁的对与不对,更何况对与不对也是相对的,修者在自己的境界中理解的永远为自己认识所限,随着境界的提高对法理的悟到,才会发现,佛法的博大与精深。
(網上搜查)