Mạng xã hội Việt Nam ồn ào hôm 12/4, trong lúc báo chí nhà nước im lặng, trước tin nói một tòa quốc tế ra phán quyết yêu cầu Việt Nam bồi thường hàng chục triệu đôla cho ông Trịnh Vĩnh Bình.
Cuối ngày 12/4, Bộ Tư pháp Việt Nam ra thông cáo, xác nhận phán quyết đã có, nhưng theo quy định, 'các bên có trách nhiệm giữ bí mật'.
Bản tin riêng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) nói tòa đã buộc Việt Nam phải bồi thường cho triệu phú người Hà Lan gốc Việt tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí.
Phóng viên VOA nói có phán quyết 200 trang, theo đó, Tòa án nói rằng chính phủ Việt Nam vi phạm Điều khoản 3(1) về Đối xử Công bằng và Thỏa đáng, và Điều 6 về trưng thu trong Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Vương quốc Hà Lan và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường cho ông Bình 27.518.596 đôla cho phần tài sản đã chiếm của ông, 10 triệu đôla cho "thiệt hại tinh thần", 786.672,71 đôla cho án phí ở Tòa án Quốc tế và 7.111.170,94 đôla cho chi phí pháp lý, luật sư.
Thông cáo của Bộ Tư pháp Việt Nam thì nói ngày 10/4, Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành Phán quyết về Vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình đối với Chính phủ Việt Nam trên cơ sở Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan.
"Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận."
Bộ Tư pháp nói họ đang "phối hợp chặt chẽ" với các nơi liên quan để "nghiên cứu kỹ nội dung Phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Chính phủ Việt Nam".
Giới luật sư nói gì?
"Muốn đầu tư ở Việt Nam mà tồn tại được thì ngoài hiểu luật ra thì biết lệ là điều cực kỳ quan trọng," luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nói với BBC sau thông tin ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện chính phủ Việt Nam.
"Để tồn tại và đứng vững, phát triển được doanh nghiệp ở Việt Nam thì rất cần thiết phải hiểu "lệ" vì lệ nhiều khi quan trọng hơn luật. Chính vì thế mà không ít nhà đầu tư thành danh ở nước ngoài nhưng không thể trụ ở Việt Nam vì quá "cứng nhắc" và "không chịu hiểu" sự khác nhau giữa luật và lệ ở Việt Nam."
Bài học từ vụ Trịnh Vĩnh Bình
"Lệ ở Việt Nam rất thông dụng, đó là chạy chọt, quan hệ. Nếu không có quan hệ thì khó tồn tại. Nhiều doanh nghiệp lớn tồn tại được là nhờ vào quan hệ để tham nhũng chính sách."
"Về phía Chính phủ Việt Nam, đây là bài học lớn đối với việc tuân thủ luật pháp quốc tế."
"Chính phủ Việt Nam tới nay vẫn quá quen với việc luôn thắng kiện dù người kiện là bất kỳ ai, khi việc kiện cáo diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, được xử lý bằng pháp luật Việt Nam."
"Nhưng chính phủ Việt Nam cần ý thức được rằng pháp luật và sự bảo hộ của luật đối với Nhà nước Việt Nam chỉ có giá trị ở Việt Nam, không thể có giá trị khi các tranh chấp với nhà đầu tư được kiện ra Tòa án quốc tế."
Vụ kiện xuyên thế kỷ
Ông Trịnh Vĩnh Bình từng là doanh nhân thành đạt tại Hà Lan với biệt danh 'Vua Chả Giò'.
Từ năm 1990 trở đi: Ông Bình đầu tư nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như khách sạn, thủy hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng, và nhà đất.1981-1990: Ông Trịnh Vĩnh Bình ra về Việt Nam theo lời kêu gọi Việt kiều về nước đầu tư của chính phủ. Ông được cho là mang theo hơn 2 triệu đô la và 96 ký vàng để làm vốn.
Tài sản của ông sau 6 năm được cho là đã tăng lên 8 lần số vốn ban đầu.
5/12/1996: Ông Trịnh Vĩnh Bình bị bắt với cáo buộc tội "trốn thuế" và bị giam 18 tháng trước khi bị đưa ra xét xử với cáo buộc "vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và tội "hối lộ".
"Về phía Chính phủ Việt Nam, đây là bài học lớn đối với việc tuân thủ luật pháp quốc tế."
"Chính phủ Việt Nam tới nay vẫn quá quen với việc luôn thắng kiện dù người kiện là bất kỳ ai, khi việc kiện cáo diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, được xử lý bằng pháp luật Việt Nam."
"Nhưng chính phủ Việt Nam cần ý thức được rằng pháp luật và sự bảo hộ của luật đối với Nhà nước Việt Nam chỉ có giá trị ở Việt Nam, không thể có giá trị khi các tranh chấp với nhà đầu tư được kiện ra Tòa án quốc tế."
Vụ kiện xuyên thế kỷ
Ông Trịnh Vĩnh Bình từng là doanh nhân thành đạt tại Hà Lan với biệt danh 'Vua Chả Giò'.
Từ năm 1990 trở đi: Ông Bình đầu tư nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như khách sạn, thủy hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng, và nhà đất.1981-1990: Ông Trịnh Vĩnh Bình ra về Việt Nam theo lời kêu gọi Việt kiều về nước đầu tư của chính phủ. Ông được cho là mang theo hơn 2 triệu đô la và 96 ký vàng để làm vốn.
Tài sản của ông sau 6 năm được cho là đã tăng lên 8 lần số vốn ban đầu.
5/12/1996: Ông Trịnh Vĩnh Bình bị bắt với cáo buộc tội "trốn thuế" và bị giam 18 tháng trước khi bị đưa ra xét xử với cáo buộc "vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và tội "hối lộ".
8/1998: Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên ông Bình 13 năm tù vì tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và tội đưa hối lộ. Ông phạt 400 triệu đồng, tịch thu tài sản được cho là "sang nhượng bất hợp pháp".
1999: Tòa phúc thẩm giảm án cho ông Bình từ 13 năm xuống thành 11 năm tù. Tuy nhiên ông Bình không thi hành án mà bỏ trốn về Hà Lan. Tại Hà Lan, ông Bình nộp đơn lên Tòa án Quốc tế khởi kiện chính phủ Việt Nam.
2003: Việt Nam miễn chấp hành hình phạt tù trước đó và đồng ý để ông Bình trở lại Việt Nam, đồng thời xem xét trả một số tài sản cho ông.
Công ty Bình Châu của ông Trịnh Vĩnh Bình trước khi bị tịch thu. Photo courtesy of Trịnh Vĩnh Bình
2005: Chính phủ Việt Nam được cho là 'dàn xếp' bên ngoài tòa với ông Bình và đền ông 15 triệu đôla, miễn án, tạo điều kiện cho ông Bình trở lại Việt Nam, đồng thời hoàn trả tài sản đã tịch biên.
1/2015: Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), đòi bồi thường 1,25 tỷ đô la do chính phủ Việt Nam được cho là đã 'lần lữa' không trả ông bất kỳ tài sản nào như đã hứa, ngoài số tiền đền bù 15 triệu đô la.
Số tài sản mà ông Bình bị chính phủ Việt Nam tịch thu là gần 2,5 triệu m2 đất, 11 căn nhà nằm rải rác từ TP HCM, dọc Quốc lộ 51, Vũng Tàu, nhiều khu đất, xưởng sản xuất.
Người Việt nói gì qua Facebook?
Luật sư Trần Vũ Hải, từ Hà Nội, nói trên Facebook rằng dư luận chờ quan chức Việt Nam trả lời.
Nhà báo Huy Đức viết ngắn gọn rằng cần "chấp hành bản án".
Theo BBC Tiếng Việt (12/04/2019)
No comments:
Post a Comment