Tháng 2/1971 đến tháng 8/1972 ca sĩ Đặng Lệ Quân thực hiện chuyến lưu diễn vòng quanh châu Á qua các nước Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Bà đến Sài Gòn và ở hơn một tháng tại khách sạn Bắc Đạt từ ngày 24/7/1971 đến 24/8/1971. Tại đây ca sĩ Đặng Lệ Quân tham gia các buổi họp báo, biểu diễn, chụp ảnh lưu niệm và du lịch.
Bà biểu diễn ca khúc nhạc Việt lời Nhật “Anh”, một ca khúc được soạn dựa trên lời bài hát “Không” nổi tiếng, tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.
Phải khẳng định rằng trong những ca sĩ từng hát nhạc Nguyễn Ánh 9 thì Đặng Lệ Quân là trường hợp rất đặc biệt. Không chỉ vì danh tiếng của một ngôi sao đẳng cấp quốc tế, bà và bài hát “Không” của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 còn có một mối lương duyên rất thú vị.
Nữ ca sĩ Đặng Lệ Quân (鄧麗君 Teresa Teng) thời trẻ.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chưa bao giờ gặp Đặng Lệ Quân nhưng chính nữ diva hàng đầu Châu Á tìm đến nhạc phẩm của ông một cách rất tình cờ. Trong một chuyến lưu diễn tại Việt Nam, Đặng Lệ Quân đã bị những giai điệu quyến rũ của bài hát “Không” ca khúc đang đình đám tại Sài Gòn khi ấy chinh phục hoàn toàn.
Thế là ca sĩ Đặng Lệ Quân quyết định lựa chọn bản hit này của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 để trình diễn tại Sài Gòn như một cách giao lưu tinh tế và khôn ngoan với người hâm mộ Việt Nam khi ấy.
Sau khi kết thúc chuyến trình diễn tại Việt Nam, những giai điệu đẹp của bài hát “Không” vẫn có sức hút rất mãnh liệt đối với nữ danh ca Châu Á. Bà đã đặt lời tiếng Hoa và tiếng Nhật trên nền nhạc của bài hát và đi trình diễn khắp các nước và thu về những thành công vang dội.
Có điều lạ là khi ca khúc “Không” cùng diva Đặng Lệ Quân biểu diễn tại khắp các sân khấu lớn tại Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản nhưng chủ nhân của ca khúc là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vẫn không hay biết điều gì.
Trong một lần tình cơ, chủ nhân ca khúc “Không” chỉ thực sự biết tới phiên bản tiếng Hoa và tiếng Nhật của mình khi gặp một vị khách người Nhật. Khi đó, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đang là một nhạc công chơi dương cầm tại một nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn. Vị khách Nhật đã yêu cầu ông chơi một bản nhạc ngoại quốc có tựa đề khá lạ tai. Vì lịch sự, ông đã yêu cầu vị khách hát thử một đoạn dạo đầu để xem liệu mình có biết để chơi được hay không, nhưng ngay khi nghe những nốt đầu tiên, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 quá bất ngờ khi gặp giai điệu của bài hát này quen thuộc quá.
Vị khách Nhật Bản hát được vài câu thì nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhận ra ngay “đứa con tinh thần” của mình và lặng lẽ tiến về cây đàn dương cầm. Bản nhạc “Không” được ông chơi say sưa trước sự kinh ngạc của vị khách Nhật Bản. Tiếng đàn vừa dứt, vị khách Nhật không kìm chế được sự ngạc nhiên, tò mò hỏi ngay: – “Tại sao ông có thể chơi trọn vẹn cả một bản nhạc mà chỉ cần nghe một vài câu đầu tiên?”
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mỉm cười và lịch sự trả lời: – “Thưa ông, sự ngạc nhiên này của ông mới chỉ là một nửa thôi. Tôi xin trân trọng được giới thiệu, tôi chính là tác giả của ca khúc ấy!”
Chính sau lần gặp gỡ tình cờ ấy, người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9 mới biết được sự tồn tại của các phiên bản tiếng Trung, tiếng Nhật ca khúc “Không”. Ông từng chia sẻ: “Đối với tôi, bài hát của mình đến được với đông đảo người nghe, được khán giả yêu thích, đó đã là cái giá được trả lớn nhất rồi…”. Khi sau này, về giá, có người cắc cớ hỏi: “Liệu có bao giờ ông tính… kiện cô Đặng Lệ Quân để kiếm bồi thường?”.
Về sự ra đời ca khúc “Không”, trong một cuộc phỏng vấn, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trả lời: “Vào cuối năm 1969-1970 tôi có chuyến lưu diễn ở Pháp cùng đoàn nghệ sĩ trong nước, lúc ấy có Khánh Ly. Một đêm trời trở lạnh, tôi và Khánh Ly tản bộ, bất ngờ trong tôi loé lên dòng nhạc, tôi thử ngân nga một mình, Khánh Ly nghe thấy và bảo: “Hay lắm, anh hát tiếp đi…”. Thế là nhạc phẩm “Không” ra đời và được ca sĩ Elvis Phương thể hiện rất thành công”.
Thế là ca sĩ Đặng Lệ Quân quyết định lựa chọn bản hit này của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 để trình diễn tại Sài Gòn như một cách giao lưu tinh tế và khôn ngoan với người hâm mộ Việt Nam khi ấy.
Sau khi kết thúc chuyến trình diễn tại Việt Nam, những giai điệu đẹp của bài hát “Không” vẫn có sức hút rất mãnh liệt đối với nữ danh ca Châu Á. Bà đã đặt lời tiếng Hoa và tiếng Nhật trên nền nhạc của bài hát và đi trình diễn khắp các nước và thu về những thành công vang dội.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thời trẻ
Có điều lạ là khi ca khúc “Không” cùng diva Đặng Lệ Quân biểu diễn tại khắp các sân khấu lớn tại Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản nhưng chủ nhân của ca khúc là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vẫn không hay biết điều gì.
Trong một lần tình cơ, chủ nhân ca khúc “Không” chỉ thực sự biết tới phiên bản tiếng Hoa và tiếng Nhật của mình khi gặp một vị khách người Nhật. Khi đó, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đang là một nhạc công chơi dương cầm tại một nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn. Vị khách Nhật đã yêu cầu ông chơi một bản nhạc ngoại quốc có tựa đề khá lạ tai. Vì lịch sự, ông đã yêu cầu vị khách hát thử một đoạn dạo đầu để xem liệu mình có biết để chơi được hay không, nhưng ngay khi nghe những nốt đầu tiên, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 quá bất ngờ khi gặp giai điệu của bài hát này quen thuộc quá.
Vị khách Nhật Bản hát được vài câu thì nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhận ra ngay “đứa con tinh thần” của mình và lặng lẽ tiến về cây đàn dương cầm. Bản nhạc “Không” được ông chơi say sưa trước sự kinh ngạc của vị khách Nhật Bản. Tiếng đàn vừa dứt, vị khách Nhật không kìm chế được sự ngạc nhiên, tò mò hỏi ngay: – “Tại sao ông có thể chơi trọn vẹn cả một bản nhạc mà chỉ cần nghe một vài câu đầu tiên?”
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mỉm cười và lịch sự trả lời: – “Thưa ông, sự ngạc nhiên này của ông mới chỉ là một nửa thôi. Tôi xin trân trọng được giới thiệu, tôi chính là tác giả của ca khúc ấy!”
Chính sau lần gặp gỡ tình cờ ấy, người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9 mới biết được sự tồn tại của các phiên bản tiếng Trung, tiếng Nhật ca khúc “Không”. Ông từng chia sẻ: “Đối với tôi, bài hát của mình đến được với đông đảo người nghe, được khán giả yêu thích, đó đã là cái giá được trả lớn nhất rồi…”. Khi sau này, về giá, có người cắc cớ hỏi: “Liệu có bao giờ ông tính… kiện cô Đặng Lệ Quân để kiếm bồi thường?”.
Về sự ra đời ca khúc “Không”, trong một cuộc phỏng vấn, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trả lời: “Vào cuối năm 1969-1970 tôi có chuyến lưu diễn ở Pháp cùng đoàn nghệ sĩ trong nước, lúc ấy có Khánh Ly. Một đêm trời trở lạnh, tôi và Khánh Ly tản bộ, bất ngờ trong tôi loé lên dòng nhạc, tôi thử ngân nga một mình, Khánh Ly nghe thấy và bảo: “Hay lắm, anh hát tiếp đi…”. Thế là nhạc phẩm “Không” ra đời và được ca sĩ Elvis Phương thể hiện rất thành công”.
Ca khúc “Không” lời Nhật “Anata” sau này được ca sĩ Hồng Hạnh cover rất thành công. Tuy nhiên, cho đến nay, người yêu âm nhạc vẫn nhớ đến “Không” phiên bản tiếng Nhật, tiếng Hoa qua giọng ca diva hàng đầu châu Á, tài hoa mệnh bạc Đặng Lệ Quân.
Bên cạnh sự thành công rất lớn mang tầm châu lục của ca khúc “Không” thì nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9 còn có nhiều ca khúc để lại dấu ấn lớn trong làng nhạc Việt, như “Ai đưa em về”, “Buồn ơi chào mi”, “Cô đơn”, “Tình khúc chiều mưa”, “Tình yêu đến trong giã từ”…
Diva hàng đầu châu Á Đặng Lệ Quân mất năm 1995, nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9 mất 21 năm sau đó, còn ca khúc “Không” lời Hoa, lời Nhật và mối lương duyên với diva Đặng Lệ Quân thì vẫn sống mãi trong lòng người yêu âm nhạc trong và ngoài nước.
Theo Petrotimes
Lời Nhật: 你/Nii/Anata - Đặng Lệ Quân (Không - Nguyễn Ánh 9)
Lời Hoa: 你 (Đặng Lệ Quân鄧麗君 ) - Không - Nguyễn Ánh 9)
Elvis Phương - Không (Nguyễn Ánh 9)
No comments:
Post a Comment