Không chỉ có vậy, những sinh viên giỏi vừa tốt nghiệp đôi khi còn đột nhiên lộ ra tật này tật nọ khiến bạn ‘sợ toát mồ hôi hột’. Từng có một sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học hàng đầu cảm thấy rất bất mãn khi bị cấp trên phê bình, người này đến nói chuyện thẳng với CEO: “Giáo viên, bố mẹ và bạn bè đều nói tôi rất giỏi, các người dựa vào cái gì mà chê tôi?”. Điều này khiến lãnh đạo rất tức giận.
“Sau khi vào công ty, các sinh viên ưu tú nhất định sẽ trở thành nhân viên giỏi” – suy nghĩ này đã sớm bị những người làm trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực phủ định. Sinh viên ưu tú và nhân viên giỏi là hai việc hoàn toàn khác nhau, giữa hai khái niệm này không nhất thiết là có liên quan với nhau.
Thứ nhất, nhà trường và công sở có tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Tiêu chuẩn đánh giá một con người giỏi hay dở của nhà trường là thái độ, kết quả học tập; còn công ty thì là thái độ, kết quả làm việc. Khi đi học, chỉ cần bạn nghe lời giáo viên, làm theo những gì thầy cô dạy là bạn có thể lấy được nhiều bằng khen, được đánh giá là sinh viên giỏi. Dù cho lần thi nào đó bạn thi không tốt, nhưng chỉ cần đủ cố gắng, giáo viên cũng sẽ an ủi bạn, kiên nhẫn chỉ dẫn cho bạn cho đến khi bạn lấy được điểm số cao hơn. Còn ở công ty thì khác, cấp trên chỉ muốn kết quả, họ muốn bạn “làm được việc”, cũng có nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ đúng giờ, đủ chất và lượng. Những ai hoàn thành được thì là nhân viên tốt, làm không xong thì bị khiển trách, sa thải. Có rất nhiều sinh viên lần đầu đi làm sẽ không thích ứng được với điều này. Có những người khóc lóc nói: “Tôi đã rất cố gắng rồi, tại sao lại phê bình tôi?”. Ở công ty, lời giải thích “Tôi đã cố gắng rồi” là không có tác dụng, chỉ có “Tôi đã hoàn thành rồi” mới thể hiện được giá trị của bạn.
(Ảnh: shutterstock.com)
Thứ hai, năng lực mà nhà trường và công sở cần là không giống nhau. Nói một cách đơn giản, khi đi học dựa vào IQ, sau khi đi làm thì xem trọng EQ. Ở trường học, thi cử muốn đạt điểm cao, sinh viên ngành khoa học xã hội thì dựa vào trí nhớ, sinh viên ngành khoa học tự nhiên thì xem trọng khả năng suy luận và tính toán – những điều này đều thuộc về phạm vi IQ. Còn vào công ty, muốn trở thành nhân viên chuyên nghiệp, thành đạt nơi công sở thì cần quan hệ xã hội của bạn, khả năng giao tiếp đàm phán cũng như hợp tác tập thể – mà những điều này đều thuộc về EQ.
Đây là lý do vì sao chúng ta thường nhận thấy, có những “sinh viên kém” ở trường học nhưng lại phất lên như “diều gặp gió” khi vào công ty, không chỉ xuất sắc trong công việc mà còn được mọi người xung quanh đánh giá cao. Đây là bởi vì những sinh viên này tuy IQ không cao, nhưng họ biết đối nhân xử thế, có thể nhanh chóng hòa nhập vào tập thể và thuận lợi chuyển mình, hoàn thành công việc nhờ sự ủng hộ của các bậc tiền bối.
Điều này thường bị các sinh viên giỏi biện hộ là: “Họ đã lăn lộn trong xã hội, còn chúng tôi mới chỉ nghiên cứu học vấn”. Không sai, chúng ta đi học mười mấy hai mươi năm luôn chỉ học cách làm việc, mà rất ít môn học nào dạy chúng ta cách làm người. Còn trong cuộc sống hiện thực, khả năng hòa hợp cùng người khác, nhất là với nhiều người cùng lúc, điều chỉnh cân bằng các bên, cùng hoàn thành nghiệm vụ là quan trọng nhất nơi công sở và cũng là điều mà các sinh viên mới tốt nghiệp thiếu. Khả năng này cao hay thấp không chỉ quyết định một người liệu có thuận lợi khi đi làm hay không, mà còn quyết định họ có thể tiến được bao xa, làm được vị trí tốt đến đâu.
(Ảnh: shutterstock.com)
Thứ ba, chỉ tiêu đánh giá của nhà trường và công sở khác nhau. Vĩ độ của nhà trường rất đơn giản: một đường chính, điểm số càng cao càng tốt; một đường phụ: hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt. Còn vĩ độ đánh giá ở công ty thì rất phong phú, chức vụ khác nhau có thể cần những năng lực hoàn toàn tương phản. Ví dụ như cùng là công ty quảng cáo, ở phòng kế hoạch, lãnh đạo hy vọng bạn có cái đầu linh hoạt, sáng kiến vô hạn, càng có nhiều ý tưởng lạ càng tốt. Còn nếu ở bộ phận khảo sát thị trường thì cần bạn cẩn thận tỉ mỉ, nghiêm túc, nhạy cảm với những con số, không được bỏ qua bất cứ chi tiết nào. Sự khác biệt về chức năng dẫn đến yêu cầu về năng lực của nhân tài cũng khác nhau. Một người làm công việc này có thể vô cùng thất bại, nhưng đổi một công việc khác thì có thể lập tức bật lên. Mục tiêu cao nhất khi tuyển dụng của công ty không phải là tuyển được người ưu tú nhất, mà là người phù hợp nhất.
Phân tích nhiều điều như vậy, có thể rất nhiều sinh viên giỏi sẽ hỏi ngược lại: “Vậy chẳng lẽ điểm cao là sai sao? Chẳng lẽ học lực tốt chẳng có chút ưu thế nào khi đi làm ư?”. Thật ra thì sau khi tốt nghiệp ra đi làm, mọi sinh viên đều đứng ở vạch xuất phát. Dù trước đó ở trường bạn giỏi hay không, trong môi trường mới, bạn đều cần phải hiểu và thích nghi với quy tắc ở đây, nhào nặn ra một “người mới” phù hợp với yêu cầu công việc, như vậy mới có thể thành công được ở cương vị mới. Còn đối với công ty mà nói, tuyển dụng sàng lọc, tăng cường đào tạo nhân viên mới có thể sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ phán đoán một cá nhân theo thành tích học tập.
Đông Phương