Gần như trong kỳ đi chơi này, tỉnh Phúc Kiến (福建) là nơi chúng tôi ở nhiều ngày nhất. Đối với Phúc Kiến thì tôi chỉ biết là có một đặc sản là "mì Phúc Kiến" và tiếng Phúc Kiến thì na ná tiếng Triều Châu. Tới sau này đọc được một số tài liêu mới biết người Đài Loan đa số nói tiếng Mân Nam và tiếng Mân Nam tức là tiếng Phước Kiến. Tôi vẫn chưa được thuyết phục lắm vì khi tiếp xúc với người Phước Kiến hay người Đài Loan tiếng nói của họ vẫn không hoàn toàn giống nhau nhưng có nhiều âm na ná pha trộn, nên đại khái người gốc Triều Châu như tôi cũng hiểu một phần nào.
Sáng nay chúng tôi ra thăm một khu công viên có tên là Lộ Châu (鷺洲公園) nhưng chủ yếu là ngồi thuyền dạo chơi ngắm cảnh Hạ Môn những tòa nhà cao tầng mà trong đó có sự đầu tư rất nhiều của người Đài Loan. Đến Trung Quốc hiện nay, bạn đi tỉnh nào, thành phố nào cũng vậy, công viên và cây xanh là mục tiêu hàng đầu trong chính sách "lục hóa" Trung Quốc, họ ngăn cấm đốn hạ cây và cho trồng cây khắp nơi, có những công trình vì không muốn đốn cây họ phải xây ngầm dưới lòng đất.
Sau đó chúng tôi ngồi xe qua một trung tâm du lịch giải trí gọi là Hạ Môn Lão Viện Tử (廈門老院子). Ở đây rất rộng, chúng tôi được đưa vào một sân khấu nội thất với sức chứa trên 2000 người và cũng đặc biệt là sàn khán giả ngồi xem sẽ quay 360 độ trong suốt chương trình biễu diễn, sân khấu thay đổi liên tục không gián đoạn, pha trộn giữa phim chiếu, đèn led và người thật, cộng thêm âm thanh nên nó sôi động và rất hoành tráng.
Đây là show biểu diễn "Mân Nam Truyền Kỳ" (閩南傳奇) nói lên công cuộc xây dựng miền đất Mân Nam của người xưa để tạo dựng lên một Phúc Kiến thịnh vượng ngày nay. Nó cũng ca ngợi người hùng Trịnh Thành Công và sự kính bái bà Thiên Hậu, một vị thần mà người miền Nam Trung Hoa tôn thờ nhiều nhất. Ở Việt Nam gần như nơi nào có người Hoa sinh sống đều có đền Thiên Hậu là vậy. Lúc xem tôi có quay lại nên post phía dưới bài cho các bạn xem đở nhé.
Người Phúc Kiến hoặc người Mân Nam đề cập đến các cư dân của người Hán của tỉnh Phúc Kiến phía Nam tại Trung Hoa. Trong một thời gian dài, nhiều người Mân Nam đã trở thành những người du mục và sống ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở Đông Nam Á.
Các thuật ngữ học thuật có xu hướng sử dụng thuật ngữ người từ Nam Phúc Kiến (閩南地區/Bân-lâm tē-khu) như người Mân Nam 閩南人/Bân-lâm-lâng Trong nhiều thế kỷ, người Min Nam đã lan sang các vùng khác của Trung Quốc và tạo ra một nhóm ngôn ngữ Min Nam ngày càng khác biệt, mặc dù họ vẫn được coi là một phần của gia đình người Mân Nam (民). Gia đình của Mân Nam không chỉ bao gồm người Nam Phúc Kiến, mà cả người Triều Châu (潮汕人), người Hai Phong (陸豐).
Tuyền Châu luôn là một trung tâm của các thương nhân và quý tộc người Hán. Nhiều người trong số họ đã vào Phúc Châu. Để kiểm soát thương mại quốc tế, một số thường dân và hải quân đã di chuyển đến bờ biển phía đông nam Trung Quốc để gặp buôn bán trên biển và bảo vệ chống lại cướp biển, những thương nhân, học giả. Khu vực ven biển Phúc Kiến vẫn là trung tâm cư trú. Do số lượng lớn người di chuyển đến bờ biển Phúc Kiến, đã có một tình trạng suy yếu và duy trì mạnh mẽ. Nhiều doanh nhân đã chuyển đến các khu vực xung quanh như Ôn Châu và Triều Châu. Người Mân Nam là một trong những nguồn gốc dân tộc của dân số dọc theo bờ biển Quảng Đông và Chiết Giang. Người di cư từ Trung ương Trung Quốc sau khi đồng bằng sông Dương Tử về phía nam bằng đường biển, vì Phúc Châu Phúc Kiến tỉnh lỵ, bởi các cổ hơn bằng việc trao đổi dân số bị ảnh hưởng từ phía nam [[sông Trường Giang, phương ngữ và hệ thống công là khác nhau, và cách bờ biển Quảng Đông, người đồng bằng Châu Giang và nhiều người trong số họ cũng hậu duệ của người Hakka đi về phía nam, do đó, cũng có câu nói rằng Quảng Đông và Châu thổ sông Châu Giang cũng có một số lượng lớn người nhập cư như Phúc Kiến và Giang Tây bị đồng hóa bởi quốc tịch Trung Quốc. Sau khi nhiều khu định cư được thành lập tại Trung Quốc, thủ đô của các thương nhân đã được đổi từ các tỉnh và thành phố của đại lục thành Hồng Kông và Singapore. Hoa Kỳ cũng có 600.000 người Trung Quốc. Người Phúc Kiến nói tiếng địa phương Tiếng Mân Tuyền Chương (tiếng Phúc Kiến) không thể hiểu lẫn nhau với các phương ngữ khác của Trung Quốc ngoại trừ phương ngữ Triều Châu ở một mức độ nhỏ. Người Mân Nam có thể được truy nguyên từ thời nhà Đường, và nó cũng có nguồn gốc từ các thời kỳ trước như các triều đại phía Bắc và phía Nam và cũng có một chút ảnh hưởng từ các phương ngữ khác. Phúc Kiến có một trong những bản phát âm âm vị đa dạng nhất trong số các giống Trung Quốc, có nhiều phụ âm hơn tiếng phổ thông hoặc tiếng Quảng Đông. Nguyên âm ít nhiều giống với nguyên âm của tiếng phổ thông tiêu chuẩn. Các giống Phúc Kiến giữ lại nhiều cách phát âm không còn tìm thấy ở các giống Trung Quốc khác. Chúng bao gồm việc giữ lại /t/ là ban đầu, còn bây giờ là /tʂ/ (Pinyin 'zh') trong tiếng Quan thoại (e.g. 'bamboo' 竹 là tik, nhưng zhú trong tiếng Quan thoại) đã biến mất trước thế kỷ thứ 6 trong các giống khác của Trung Quốc. Phúc Kiến có 5 đến 7 âm hoặc 7 đến 9 âm theo ý nghĩa truyền thống, tùy thuộc vào sự đa dạng của tiếng nói tiếng Phúc Kiến như phương ngữ Amoy chẳng hạn có 7-8 âm. (Theo Wikipedia)
Khi show kết thúc chúng tôi đi ra ngoài và bước sang khu "Lão Viện Tử" (老院子), đây là một khu trưng bày các di tích của đất Mân Nam , cuộc sống và con người qua từng thời kỳ của lịch sử. Tới khu vực nào thì sẽ có nhân viên thuyết minh hoặc người dẫn đoàn giải thích. Khu này cũng rộng lắm, cứ đi nhìn lại rồi đi qua gian khác cũng gần 1 tiếng đồng hồ. Và cuối cùng chúng tôi qua khu vực biễu diễn màn "Thiên Hậu Hiển Thành" nhưng chưa đến giờ nên đi vòng tham quan khu vực này.
Chúng tôi đi vào một đền thờ, cứ nghĩ là đền Thiên Hậu nhưng không phải. Bên trong đền thờ có 2 tượng thờ Đại Vũ và Hoàng Đế phải nói là vĩ đại chứ không phải là to lớn. Chúng tôi trở ra ngoài vì có loa cho hay là show sẽ bắt đầu. Một cảnh quang đẹp với tượng bà Thiên Hậu 3 mặt từ dưới hồ sen từ từ trồi lên cao trên bầu trời và nước phun lên trông rất ấn tượng.
Chiều nay chúng tôi sẽ qua thành phố Chương Châu (漳州), ở đây chúng tôi sẽ ở trong một khách sạn lớn nhất Chương Châu trong đó có khu vực tắm nước suối nóng, gần 12 hồ nước nóng lộ thiên hoặc bên trong với đủ mùi vị tùy ý thích của khách vào tắm. Nước nóng đến 41 độ, chúng tôi qua hồ này tới hồ nọ thử nhưng cũng chỉ ngâm khoảng 15 phút rồi ai cũng về.
(LKH)