Xích thược dược hay thược dược đỏ có rễ được dùng làm thuốc.
Tương truyền rằng danh y Hoa Đà vào thời Tam Quốc đã trồng các loại hoa và thảo dược ở sân trước và sân sau nhà ông. Mỗi một loại dược thảo, ông phải cẩn thận nếm thử một cách kỹ càng để tìm ra dược tính của nó trước khi kê đơn cho bệnh nhân. Bởi vậy Hoa Đà chưa bao giờ sử dụng thuốc sai lầm.
Một hôm có người đem tặng Hoa Đà một cây thược dược, ông đem trồng nó ở đằng trước nhà. Sau khi nếm thử lá, thân, và hoa của thược dược, Hoa Đà cảm thấy nó cũng bình thường, nên cho rằng cây này không có một chút đặc tính nào của dược thảo. Vì vậy ông không dùng thược dược để chữa bệnh.
Một đêm thu, Hoa Đà đang ngồi đọc sách, bỗng nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng con gái khóc thút thít. Nhìn ra, ông thấy dưới ánh trăng mờ, có một người con gái rất đẹp đang đứng đó khóc. Ông tự hỏi, không biết con gái nhà ai, chắc có nỗi oan ức nào đây. Ông khoác áo ra ngoài nhưng nhìn trước nhìn sau không thấy bóng người nào nữa, chỗ cô gái đứng khóc chỉ còn một cây thược dược.
Hoa Đà đi vào và tự nhủ: “Cho dù nhà ngươi có linh tính thì bây giờ cũng đang là mùa thu, hoa đã tàn, lá đã rụng, còn sử dụng được vào việc gì?”.
Xích thược
Bà nói: “Tất cả các cây trong vườn đều được ông sử dụng làm thuốc cứu người, chỉ có cây bạch thược này bị bỏ quên, chắc là nó có nỗi oan ức”. Hoa Đà bảo: “Tôi từng thử tất cả các bộ phận của nó thấy chả có tác dụng, vậy còn oan ức nỗi gì?”
Bà vợ nói: “Ông mới thử những thứ trên mặt đất, còn rễ của nó thì sao?”. Danh y gạt đi: “Hoa lá cành còn chẳng có gì đặc biệt, vậy thì còn thử rễ làm gì?”. Dứt lời, ông nằm xuống ngủ thiếp đi. Bà vợ suốt đêm không sao chợp mắt, nghĩ rằng chồng mình đã thay đổi, không còn lắng nghe ý kiến của người khác như trước kia nữa.
Vài hôm sau, vợ Hoa Đà bỗng nhiên bị đau bụng kinh, băng huyết rất nhiều. Không chờ Hoa Đà bằng lòng hay không, bà ra vườn đào vài rễ cây thược dược đem rửa sạch rồi sắc uống. Chỉ nửa ngày sau, bụng đã hết đau, máu cũng không còn chảy nữa. Nghe vợ kể lại, Hoa Đà rất cảm kích: “Cảm ơn bà đã thức tỉnh ta, nếu không thì ta đã để mai một cây thuốc quý”.
Bạch thược và bài thuốc
Bạch thược dược hay thược dược có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall hay Paeonia albiflora Pall). Bạch thược, trong sách bản kinh ghi với tên là thược dược, là vị thuốc được bào chế từ rễ phơi hay sấy khô của cây bạch thược.
Bạch thược là loại cây thảo sống lâu năm, cao 50-80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9-12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8 cm – 12 cm, rộng 2 cm – 4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1-7 hoa, rộng 10-12cm.
Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng thịt trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3-5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc… khác nhau. Có hoa vào tháng 5-6.
Bộ phận dùng: Củ thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là bạch thược. Củ thược dược hoa đỏ – Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là xích thược.
Bạch thược hoa trắng.
Nơi sống và thu hái: Cây được nhập giống từ Trung Quốc vào trồng ở Sapa tỉnh Lào Cai. Người ta dùng củ có đường kính khoảng 1 cm – 2 cm, dài 10 cm – 15 cm, màu trắng hồng ít xơ. Ðào về rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm (có thể đồ) rồi bào hay thái mỏng, sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua. Lúc chưa bào chế thì cần phải sấy lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi cần để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Thành phần hoá học: Trong củ có các chất paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl- paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol… Ngoài ra còn có tinh bột, tanin, calcium oxalat, một ít tinh dầu, axit benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy.
Tính vị, tác dụng: Bạch thược vị đắng chua, tính hơi chát. Tác dụng bình can chỉ thống, dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu.
Xích thược vị đắng, tính bình, không chua, không có tác dụng thu liễm như bạch thược mà lại có công năng hoạt huyết, làm tan máu ứ tụ mạnh hơn, thích dụng cho các trường hợp sưng tấy.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tuỳ theo cách chế biến mà cây có công dụng, chỉ định và phối hợp:
– Nếu để sống: Chữa đau nhức, trị tả lỵ, giải nhiệt, chữa cảm mạo do chứng lo gây nên.
– Nếu sao tẩm: Chữa các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt.
– Nếu sao cháy cạnh: Chữa băng huyết.
– Nếu sao vàng chữa đau bụng máu, ngày dùng 6 g -12 g dạng thuốc sắc.
Bài thuốc từ bạch thược
1. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, hoặc máu xấu ứ trệ sinh đau nhức: bạch thược, sinh địa mỗi vị 20 g, đương quy 10 g, xuyên khung 4 g, gia ngưu tất 20 g, sắc lấy nước uống.
2. Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt hoặc ngừng rồi lại thấy: bạch thược, trắc bá diệp, sao sém đen, mỗi vị 12 g – 20 g, sắc lấy nước uống.
3. Chữa tiêu khát, tiểu đường: Bạch thược, cam thảo lượng bằng nhau tán bột, uống mỗi lần 4 g, ngày uống 3 lần.
Hoa thược dược dùng trong ngày Tết.
Lưu ý: Bạch thược hay thược dược này không phải là cây hoa thược dược vẫn dùng làm cảnh ngày Tết.
Theo daikynguyenvn.com
No comments:
Post a Comment