Saturday, August 31, 2019

CÔNG CHÚA THÁI LAN

Công chúa đương triều Thái Lan: 5 tuổi thất sủng bị đày sang Anh Quốc đến ngày trở về vinh quang

Hiện giờ tuy đã là thế kỷ 21, nhưng không ít quốc gia trên thế giới vẫn còn duy trì nền quân chủ lập hiến.


Trong số các nước còn duy trì nền quân chủ lập hiến thì phải kể đến đất nước ở gần chúng ta nhất, Thái Lan. Chỉ mới vài tháng trước, trong ngày đăng cơ trọng đại của đức vua Thái Lan vua Rama X, đất nước này đã tổ chức một buổi lễ vô cùng hoành tráng, với các nghi lễ cực kì rắc rối và phức tạp. Trong ngày này, hầu hết các thành viên trong hoàng gia Thái Lan đều góp mặt chúc mừng.

Trong đó có cả công chúa Sirivannavari Nariratana, hay còn được gọi với cái tên thân mật là công chúa Siri.


Công chúa Siri ra đời vào năm 1987, lúc này cha cô vẫn còn là thái tử, tuy thân là công chúa, nhưng cô có một tuổi thơ khá là trắc trở, mà nguyên nhân đến từ tình cảm giữa cha mẹ cô.


Trước khi cưới mẹ cô (nữ diễn viên Sujarinee Vivacharawongse), thái tử đã có một người vợ trước, nhưng đó là một cuộc hôn nhân chính trị, người vợ này là thành viên hoàng tộc và là cháu gái của hoàng hậu đương thời.

Sau khi tình cảm giữa hai người tan vỡ, thái tử lập tức qua lại với Sujarinee, cả hai có tổng cộng bốn con trai và một con gái, thế nhưng lúc này Sujarinee vẫn chưa có bất kì thân phận nào. Cho đến tận năm 1994, cả hai mới được hoàng gia Thái Lan chúc phúc và cử hành đám cưới.


Tuy nhiên 2 năm sau đó, Sujarinee và năm đứa con của mình đã bị lưu đày đến Anh quốc. Để giải thích cho hành động này, hoàng gia Thái Lan tuyên bố Sujarinee phạm tội thất trinh. Cả bốn đứa con trai của Sujarinee đều bị tước đoạt danh hiệu tất cả các đặc quyền của vương thất.

Bất ngờ là sau một thời gian sống ở Anh, công chúa Siri thì lại được ưu ái đón từ Anh về Băng Cốc, cô cũng hoàn thành chương trình trung học và đại học của mình ở Thái Lan. Nhiều nguồn tin cho rằng hoàng gia Thái Lan từng được báo rằng mạng công chúa rất tốt cho hoàng gia, nên phải giữ công chúa lại.


Có lẽ trải qua nhiều truân chuyên khi còn nhỏ nên công chúa Siri sớm đã tỏ ra là một cô gái rất độc lập, không chỉ vậy, cô còn thông minh hiếu học, cô biết cưỡi ngựa và thường xuyên tham gia các trận thi đấu trong ngoài nước. Khi rảnh rỗi cô còn thường đến các trường đua ngựa cổ động cho các vận động viên.


Ngoài ra cô còn chơi cầu lông rất giỏi, Vào năm 2005, trong đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á cô từng giành được huy chương vàng trong hạng mục này. Năm 2016, giải cầu lông Thailand Masters hay còn được biết đến dưới tên The Princess Sirivannavari Thailand Masters được tổ chức, và trở thành một trong những giải có giá trị nhất trong khuôn khổ giải The BWF Grand Prix.


Thời đại học công chúa Siri theo học chuyên ngành mỹ thuật tạo hình và ứng dụng nghệ thuật ở trường đại học Chulalongkorn, chính vì thế sau khi tốt nghiệp cô đã nảy ý định dấn thân vào con đường thiết kế thời trang. Và hiển nhiên, đây không phải chỉ là lời nói suông.


Là một trong những tiểu thư quý tộc nổi tiếng và giàu có nhất Châu Á, công chúa Siri là gương mặt quen thuộc trong các tuần lễ thời trang trên thế giới, năm 2007, cô từng được Pierre Balmain, mời đến Paris tham gia tuần lễ thời trang. Một năm sau, cô mang theo thương hiệu thời trang của mình mở màn cho tuần lễ thời trang xuân hạ ở Paris.

Hàng năm thương hiệu thời trang của cô còn tổ chức những buổi biểu diễn thời trang khác trong nước.



Nhìn có vẻ cuộc sống của công chúa Siri không khác gì các quý cô giàu có khác, tuy nhiên trên thực tế thì với một đất nước tuân thủ lễ tiết nghiêm túc như ở Thái Lan, mọi chuyện không chỉ đơn giản có thể.

Điển hình như khi quốc vương Thái Lan sắc phong Hoàng hậu, đã phải thực hiện đại lễ tam quỳ cửu bái (Quỳ xuống ba lần, mỗi lần bái ba bái), Hoàng hậu đã phải quỳ sụp xuống dưới chân quốc vương Thái Lan để thực hiện nghi lễ lên ngôi.


Những lễ nghi khắt khe này cũng được thực thi trên người công chúa Siri, bất kì ai khi muốn chụp hình chung với công chúa, đều phải quỳ xuống. Dù đối phương có là minh tinh điện ảnh hay là trùm thương nghiệp, cũng phải tuân theo quy định này.


Đây là một lễ nghi bày tỏ sự tôn trọng dành cho các thành viên hoàng gia Thái Lan từ thời cổ đại, được giữ gìn tới tận bây giờ. Đương nhiên đây chỉ là phong tục và truyền thống của đất nước này, không hề liên quan tới danh dự hay tự cách đạo đức gì cả.



Việc tôn trọng phong tục cũng như tín ngưỡng tôn giáo của một đất nước khác không phải chuyện gì đáng trách, ở góc độ nào nó mà nói, nó có thể giúp quan hệ giữa người và người trở nên thoải mái, hoà hợp hơn.


Trong một bữa tiệc từ thiện, Lý Liên Kiệt cũng từng quỳ một gối hôn tay công chúa, để cảm ơn sự trợ giúp của công chúa. Điều này từng bị các cư dân mạng cũng như truyền thông Trung Quốc chê bai và cho rằng Lý Liên Kiệt khúm núm làm mất mặt người Trung Quốc.

Thanh Yên
Nguồn bài: kknews
Link tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Sirivannavari