Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ phía sau
好馬不吃回頭草 (Hảo mã bất cật hồi đầu thảo)
Ngựa tốt sẽ chỉ tập trung ăn cỏ, cứ thế mà ăn cho no, không cần bận tâm cỏ mọc ở xung quanh có tốt hay không. (Ảnh: Barraques)
Có một câu tục ngữ mà rất nhiều người hay dùng “Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ phía sau”. Ý tứ của câu này là một con ngựa tốt, nếu như đi ra khỏi chuồng tới một thảo nguyên, nhìn thấy bãi cỏ xanh mơn mởn, nó sẽ chỉ tập trung ăn cỏ, cứ thế mà ăn cho no, không cần bận tâm cỏ mọc ở xung quanh có tốt hay không.
Ngay cả sau khi đi qua, nhìn thấy hai bên hoặc đằng sau còn có cỏ tốt hơn nữa, nó cũng không quay đầu lại để ăn.
Câu tục ngữ này đã nói cho chúng ta biết đạo lý làm người: Dù là ai khi làm bất kể việc gì, đều nên làm cho đến nơi đến chốn, cứ từng bước tiến tới. Mặc dù gặp khó khăn ngăn trở, chúng ta cũng phải kiên trì, quyết không thể quay trở lại.
Câu tục ngữ này đã nói cho chúng ta biết đạo lý làm người: Dù là ai khi làm bất kể việc gì, đều nên làm cho đến nơi đến chốn, cứ từng bước tiến tới. Mặc dù gặp khó khăn ngăn trở, chúng ta cũng phải kiên trì, quyết không thể quay trở lại.
Cũng giống như người có chí khí, dù cho gặp phải khó khăn, cũng quyết không quay đầu lại, đi một mạch cho đến cùng.
Lãng tử quay đầu, vàng chẳng đổi
浪子回頭金不換 (Lãng tử hồi đầu kim bất hoán)
Nói đến việc quay đầu thì còn có một câu tục ngữ nữa cũng thường nghe nói: “Lãng tử quay đầu, vàng chẳng đổi“, cũng rất có ý tứ. Những lời này chính là một câu chuyện trong dân gian vào triều đại nhà Minh.
Triều đại nhà Minh, có một người giàu có trên 50 tuổi mới có được một cậu con trai, đặt tên là Thiên Bảo. Thiên Bảo sau khi lớn lên chơi bời lêu lổng, tiêu tiền như nước, người cha sợ cậu con trai cứ như vậy thì khó mà giữ được gia nghiệp, liền nhờ một thầy giáo dạy dỗ cho cậu ta hiểu được lý lẽ, không cho cậu ta đi ra ngoài.
Dưới sự quản giáo của người thầy, Thiên Bảo dần trở nên biết lễ nghĩa và cũng đọc được một ít sách vở. Không lâu sau, cha mẹ của Thiên Bảo không may cùng qua đời, việc học của Thiên Bảo vì thế mà bị gián đoạn.
Thầy giáo của Thiên Bảo vừa rời đi, những bạn bè xấu thuở còn nhỏ của Thiên Bảo đã tìm đến tận cửa rồi. Thói cũ của Thiên Bảo lại tái phát, cả ngày ăn chơi, không đến hai năm, gia tài bạc triệu đã không cánh mà bay, cuối cùng phải dựa vào ăn xin mà sống qua ngày.
Cho đến lúc này, Thiên Bảo mới hối hận về cuộc sống trong quá khứ của mình, quyết định sửa đổi. Vào một buổi tối, anh đi mượn sách để đọc, trên đường đi về, bởi vì mùa đông đường trơn, hơn nữa cả ngày không có hạt cơm nào vào bụng, anh bị té xuống đường, không còn sức để đứng lên nữa, chỉ một lát sau, liền đông cứng lại ở bên đường.
Nói đến việc quay đầu thì còn có một câu tục ngữ nữa cũng thường nghe nói: “Lãng tử quay đầu, vàng chẳng đổi“, cũng rất có ý tứ. Những lời này chính là một câu chuyện trong dân gian vào triều đại nhà Minh.
Triều đại nhà Minh, có một người giàu có trên 50 tuổi mới có được một cậu con trai, đặt tên là Thiên Bảo. Thiên Bảo sau khi lớn lên chơi bời lêu lổng, tiêu tiền như nước, người cha sợ cậu con trai cứ như vậy thì khó mà giữ được gia nghiệp, liền nhờ một thầy giáo dạy dỗ cho cậu ta hiểu được lý lẽ, không cho cậu ta đi ra ngoài.
Dưới sự quản giáo của người thầy, Thiên Bảo dần trở nên biết lễ nghĩa và cũng đọc được một ít sách vở. Không lâu sau, cha mẹ của Thiên Bảo không may cùng qua đời, việc học của Thiên Bảo vì thế mà bị gián đoạn.
Thầy giáo của Thiên Bảo vừa rời đi, những bạn bè xấu thuở còn nhỏ của Thiên Bảo đã tìm đến tận cửa rồi. Thói cũ của Thiên Bảo lại tái phát, cả ngày ăn chơi, không đến hai năm, gia tài bạc triệu đã không cánh mà bay, cuối cùng phải dựa vào ăn xin mà sống qua ngày.
Cho đến lúc này, Thiên Bảo mới hối hận về cuộc sống trong quá khứ của mình, quyết định sửa đổi. Vào một buổi tối, anh đi mượn sách để đọc, trên đường đi về, bởi vì mùa đông đường trơn, hơn nữa cả ngày không có hạt cơm nào vào bụng, anh bị té xuống đường, không còn sức để đứng lên nữa, chỉ một lát sau, liền đông cứng lại ở bên đường.
Một người nếu phạm phải sai lầm cũng không đáng sợ, chỉ cần có thể ý thức được sai lầm của mình thì không có gì là muộn cả. (Ảnh: Read01)
Lúc này, Vương viên ngoại vừa đi ngang qua, liền nói người nhà cứu giúp Thiên Bảo. Sau khi Thiên Bảo tỉnh lại, Vương viên ngoại vì thương cảm đã giữ anh ta ở lại, làm thầy giáo cho con gái tên Lạp Mai, dạy cho Lạp Mai biết chữ và đọc sách.
Lạp Mai lớn lên như hoa như ngọc, lại thêm ôn nhu, hiền thục. Thiên Bảo lúc đầu chỉ để ý dạy học, về sau tật cũ lại nổi lên, có ý nghĩ bất chính với Lạp Mai, động tay động chân. Lạp Mai tức giận tìm cha khóc lóc kể lể.
Vương viên ngoại nghe xong tỏ ra thản nhiên như không, nhưng trong lòng ông sợ chuyện này truyền ra bên ngoài, sẽ làm ảnh hưởng đến thanh danh của con gái, liền viết một bức thư, gọi Thiên Bảo đến nói: “Thiên Bảo, ta có một việc gấp cần anh hỗ trợ”.
Thiên Bảo nói: “Viên ngoại đối với tôi ân trọng như núi, bất kể là chuyện gì, tôi quyết không chối từ!” Vương viên ngoại nói: “Ta có một người anh họ, nhà ở gần một cây cầu ở Tô Châu, phiền anh đến Tô Châu đưa bức thư này cho người ấy. Anh lên đường ngay nhé!”
Nói xong, lại cho Thiên Bảo hai mươi lạng bạc làm lộ phí, Thiên Bảo tuy không muốn rời xa Lạp Mai, nhưng cũng không làm sao được, đành phải lập tức lên đường.
Ai ngờ đến Tô Châu, khắp nơi đều là cầu, Thiên Bảo tìm hơn nửa tháng, cũng không tìm được chỗ ở người anh họ của Vương viên ngoại, tiền lộ phí đã dùng hết rồi, anh ta thử mở thư ra xem, mới thấy vô cùng xấu hổ.
Chỉ thấy trong thư viết bốn câu: “Năm đó lạnh cóng ở bên đường; Mà nay dám đùa bỡn Lạp Mai; Không có anh nào bên cầu cả; Tiền bạc xài hết không cần về!”
Xem xong thư, Thiên Bảo muốn nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng anh ta nghĩ lại: “Vương viên ngoại chẳng những đã cứu mạng mình, còn giữ thể diện cho mình, mình sao không cố gắng kiếm được 20 lạng bạc trả lại cho Vương viên ngoại, rồi cầu xin ông ấy tha tội?”
Vì vậy, Thiên Bảo phấn chấn tinh thần lên, ban ngày giúp việc nhà cho người ta, buổi tối châm đèn đọc sách. Ba năm trôi qua, anh ta chẳng những tích góp được 20 lạng bạc, hơn nữa còn trở thành một tài tử học rộng biết nhiều. Lúc này, vừa hay lại có khoa thi, Thiên Bảo vào kinh dự thi, và đỗ cử nhân, anh ta đi gấp trong đêm, trở về cầu xin Vương viên ngoại tha tội.
Khi đến nhà của Vương viên ngoại, Thiên Bảo quỳ ngay xuống đất, tay nâng một bức thư cùng 20 lạng bạc, nói với Vương viên ngoại rằng anh ta có tội. Vương viên ngoại nhìn thấy vị cử nhân trước mặt là Thiên Bảo, vội nhận lấy bức thư và số bạc, thì thấy chính là bức thư mà ông đã viết 3 năm trước.
Nhưng ở dưới bốn câu ông viết, lại có thêm bốn câu nữa: “Ba năm anh họ chưa tìm được; Bạc của ân nhân còn mắc nợ; Lãng tử quay đầu vàng chẳng đổi; Áo gấm hồi hương làm hiền nhân”.
Vương viên ngoại vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, vội đỡ Thiên Bảo dậy, thăm hỏi ân cần, lại hứa gả Lạp Mai cho Thiên Bảo. Từ đó về sau, câu tục ngữ “Lãng tử quay đầu vàng chẳng đổi” đã được lưu truyền rộng rãi.
Những lời này khuyên bảo người đời sau, một người nếu phạm phải sai lầm cũng không đáng sợ, chỉ cần có thể ý thức được sai lầm của mình, biết sai có thể sửa, thay đổi hoàn toàn, một lần nữa làm một con người đàng hoàng, không có gì là muộn cả.
Người xưa lưu lại những câu tục ngữ này, là dạy bảo chúng ta đạo lý làm người, tuy đơn giản nhưng bên trong lại chứa đạo lý lớn lao, đối với thế hệ sau này đều có thể giúp ích rất nhiều.
Chân Chân biên dịch
No comments:
Post a Comment