Tượng David của điêu khắc gia Michelangelo
Đây là những bức tượng cho thấy những cơ thể người đàn ông thật sự hoàn hảo. Và có thể nói không thể nào hoàn hảo hơn với những cơ bắp săn chắc. Những cơ thể làm người xem, dù với bất kỳ một trường phái nghệ thuật nào đi chăng nữa, là phái nam phải ganh tị và gây cho người nữ khi xem phải bối rối với những mơ ước khó nói ra.
Đây là những kiệt tác tôn vinh con người – một hình thức nghệ thuật tiêu biểu cho thời kỳ Phục hưng. Nhưng giữa tất cả sự hoàn hảo lại nổi bật cái không hoàn hảo: Nhìn theo mặt cân xứng thì rõ ràng dương vật của các bức tượng cổ là tương đối … nhỏ. Nhưng tại sao những kiệt tác để đời như “Hercules” tại Kassel ở Đức của danh tài Giovanni Francesco Guerniero hoặc với một “David” tại Florenz, Ý của Michelangelo, người được xem là ông thầy của những danh tài tạc tượng hạng nhất trên thế giới, lại bất thường với những “lỗi lầm” sơ đẳng về mặt cân xứng như vậy?
Người Hy Lạp cần ''đẹp trai, thông minh'' chứ không thích ''đẹp trai, khoai to''.
Để trả lời câu hỏi này, Ellen Oredsson tập trung tìm hiểu nghệ thuật vào thời cổ đại Hy Lạp và các nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế các bức tượng. Đây là những nghệ sĩ Hy Lạp với các tác phẩm về sau bị các nghệ sĩ La Mã sao chép lại. Qua đó nữ sử gia nghệ thuật đã đưa ra hai lý lẽ chính để giải thích cho các dương vật nhỏ:
Thần Zeus trong bảo tàng khảo cổ tại Athen, Hy Lạp
Và thứ hai, trong thời cổ đại, quan niệm về cái đẹp lý tưởng hoàn toàn khác với ngày nay khi mà một dương vật lớn đồng nghĩa với sức mạnh và tiềm năng của người đàn ông, thì ngược lại, dương vật có kích thước nhỏ được coi là hấp dẫn, chiếm ưu thế trong thời cổ đại,
Dương vật lớn tượng trưng cho sự ngu ngốc
Những người đàn ông có dương vật lớn vào thời đó bị liệt vào hạng ngu ngốc, ham muốn trác táng. Orbedson trích dẫn từ tác phẩm “Đồng tính luyến ái Hy Lạp” (“Greek Homosexuality”) của nhà sử học Kenneth Dover cho rằng, người đàn ông cổ đại lý tưởng là một người trí thức, có đầu óc lý trí, vẫn có sinh hoạt tình dục “năng nổ” nhưng không có liên quan đến kích thước của “thằng nhỏ”. Một dương vật nhỏ giúp người đàn ông tỉnh táo, suy nghĩ logic hơn.
Thần Priapus
Các nhà thơ cổ điển Hy Lạp như Aristophanes đã “cười mũi”, miệt thị những người có dương vật lớn. Ông ta đã cười khinh người La Mã và các nghệ sĩ thời Phục hưng đã đánh giá cao dương vật có kích thước lớn. Vào thời đó, sự nhạo báng dương vật nhỏ cũng không khác ngày nay bao nhiêu, thí dụ có người đã nói “dùng kính lúp để thấy được cái thằng bé củaDavids Michelangelo”.
Tuy vậy, trên thực tế, vào thời cổ đại cũng có những tác phẩm nghệ thuật đại diện cho dương vật quá khổ. Đây thường là một người satyr (những sinh vật thần thoại theo thần khoái lạc Dionysus) hoặc thần Priapus của Hy Lạp. Priapus là một vị thần sinh sản, người đã bị Hera nguyền rủa cho “thằng bé” cương cứng vĩnh viễn. Nói tóm lại, tất cả nghệ thuật về dương vật lớn trong thời cổ đại đều liên quan đến sự ngu đần hoặc một cấu hình động vật như satyr (nửa người, nửa dê).
Phương Tôn