Wednesday, August 28, 2019

VÌ SAO LƯƠNG-CHÚC SAU KHI CHẾT LẠI HÓA THÀNH BƯỚM, CHỨ KHÔNG PHẢI CON VẬT KHÁC?

Trong nhiều truyền thuyết của Trung Quốc có nhắc đến loài bướm, như chuyện tình của Lương – Chúc sau khi chết hóa bướm, chuyện linh hồn người vợ của Lưu Tú Tài hóa bướm bay về, v.. , cho thấy bướm trong văn hóa Trung Hoa tượng trưng cho linh hồn người đã khuất, sự tái sinh, hay đại diện cho một cho một loại giấc mơ hư vô.

Trong văn hóa Trung Hoa tượng trưng cho linh hồn người đã khuất, sự tái sinh, hay đại diện cho một cho một loại giấc mơ hư vô. (Ảnh qua evarociocom)

Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài là một trong bốn truyền thuyết lớn trong nhân gian của Trung Quốc, là câu chuyện được truyền miệng, kể về cô gái Chúc Anh Đài giả trai để được đi học, kết bạn đồng môn với Lương Sơn Bá, cuối cùng lại là một bi kịch tình yêu khi không thể kết duyên đến với nhau.

Câu chuyện tình yêu của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài ở Trung Quốc ai cũng đều biết, bọn họ sau khi chết hóa thành một đôi bướm, để được mãi mãi bên nhau, chuyện tình này không biết đã làm cảm động biết bao nhiêu người. Vậy thì, tại sao cặp đôi “Sơn – Chúc” sau khi chết lại hóa thành bướm, mà không phải là một con vật khác? Rốt cuộc việc hóa bướm có ý nghĩa văn hóa và hàm ý gì?

Nói đến tình yêu, chúng ta có thể liên tưởng đến hình ảnh chim liền cánh, cây liền cành, chim yến có đôi,… nhưng rất ít người nghĩ đến bươm bướm.

Chuyện tình Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài ở Trung Quốc sau khi chết hóa thành một đôi bướm để được mãi mãi bên nhau. (Ảnh qua hsjushi)

“Ong bướm” và “Trêu hoa ghẹo bướm” v..v.. cùng những từ ngữ có liên quan đến bướm đều chỉ sự đa tình. Trong “Thanh Lăng Đài” của Lý Thương Ẩn có viết một câu: “Chớ như Hàn Bằng làm cánh bướm, dễ dãi bay lên đậu cành khác”.

Có thể thấy, bươm bướm mặc dù cũng thường bay chung cùng nhau, nhưng quan niệm của người xưa, nó không thể đại diện cho sự trung thành trong tình yêu. Nếu đã như vậy, câu chuyện truyền thuyết đó sao phải để một cặp đôi kiên cường như thế lại hóa thành bướm?

Một lý do rất có thể đó chính là: đôi bướm tượng trưng cho linh hồn của hai người. Linh hồn của người vợ vừa chết, hóa thành bướm để tương ngộ.

Trong tiểu thuyết “Nhị Khắc Phách Án Kinh Kỳ” của nhà Minh có viết câu chuyện xảy ra sau khi người vợ Trịnh Thị của Lưu Tú Tài trấn Tứ Cửu mất đi:

“Lưu Tú Tài mời bạn bè đến đưa tang mời rượu tại phần mộ. Bỗng nhiên có một con bướm lớn bay đến, dài đến ba tấc, cứ bay lượn xung quanh Lưu Tú Tài, đuổi vẫn không đi.

Lưu Tú Tài biết là điềm lạ, liền nói đùa: ‘Có phải linh hồn của thê tử ta không? Nếu ở âm phủ có biết, thì hãy đậu vào bàn tay ta’. Vừa dứt lời, con bướm liền theo tiếng nói mà làm, quả nhiên bay vào lòng bàn tay phải của Lưu Tú Tài”.

Ở đây muốn nói, linh hồn người vợ vừa mất của Lưu Tú Tài, đã hóa thành bướm trở về cùng anh ta tương ngộ. Có thể thấy, con bướm là biểu tượng cho linh hồn đã khuất, lại còn là một linh hồn của người vừa mới mất.

Ở Trung Quốc, cũng có một câu chuyện “hóa bướm” giống với Lương – Chúc, đó là Trang Chu mộng điệp. Dựa theo “Trang Tử – Tề Vật Luận” có viết “Xưa kia Trang Chu mơ thấy mình hóa bướm, vui vẻ bay lượn”.

“Mộng điệp” trong đây thực tế là trạng thái xuất hồn trong mơ, thấy được trải nghiệm của bản thân mình. Từ lúc Trang Tử bắt đầu mộng điệp, bươm bướm cũng đại diện cho một loại giấc mơ, hư vô, cả sự phân ly giữa linh hồn và thể xác.


Trang Tử bắt đầu mộng điệp, bươm bướm cũng đại diện cho một loại giấc mơ. (Ảnh qua bharatabharati)

Trong truyền thuyết Trung Quốc, hóa bướm được coi là một biểu tượng của sự sống và hồi sinh. Phim truyền hình “Hoàn Châu Cách Cách”, cảnh kinh điển “Hương Phi hóa bướm” có lẽ đã trở thành một hồi ức đẹp đẽ của rất nhiều người.

Hương Phi trong hoàng cung hóa thành bươm bướm bay đi, nhưng Hàm Hương trong thực tế thì lại “hồi sinh” ở ngoài cung, bắt đầu một cuộc sống mới.

Dường như trong tất cả các loại văn hóa, “trùng sinh” được an bài vào ngày xuân khi vạn vật tự nhiên sống lại, Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.

Hằng năm vào tiết thượng tị mùng ba tháng ba âm lịch, chính là ngày truyền thống “Phục sinh, thành tiên và ngày mất đi”, ngày này cũng trùng với lễ hội cuối xuân “Ngày đàn bướm bay lên”.

Trong câu chuyện “Lương – Chúc”, tình tiết “hóa bướm” thật sự xảy ra vào cuối xuân, có lẽ sự sắp xếp này không phải là ngẫu nhiên

Lý do dùng bướm để biểu đạt sự trọng sinh, có lẽ là vì phương thức tiến hóa của bươm bướm – con nhộng “phá kén hóa bướm”, đạt được tự do trên hai phương diện thể xác và tinh thần, tượng trưng cho sự bắt đầu một cuộc sống mới.

Từ đó có thể thấy, đôi uyên ương mệnh khổ Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài này, sau khi chết đã hóa thân thành bươm bướm, đằng sau đó là một cội nguồn văn hóa rất sâu rộng.

Bươm bướm là sự hóa thân của linh hồn, mặc dù cơ thể của họ đã chết, nhưng linh hồn thì vẫn sát cánh kề vai bên nhau mãi mãi, có được sự bình yên và bất diệt.

Bươm bướm còn có khả năng mang ý nghĩa rằng bọn họ đã hồi sinh, là lời chúc phúc và cầu nguyện chân thành nhất của những người tốt dành cho họ. (Ảnh qua info.xineurope)

Không chỉ như vậy, bươm bướm còn có khả năng mang ý nghĩa rằng bọn họ đã hồi sinh, là lời chúc phúc và cầu nguyện chân thành nhất của những người tốt dành cho họ.

Câu chuyện “Lương Chúc hóa bướm” được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cả trăm ngàn năm sau, kéo dài không dứt, vì câu chuyện này khiến người ta tin rằng, thế gian thật sự có một tình yêu đẹp đến thế, và tình yêu này lại còn mãi trường tồn.

Ví như trong “Mẫu Đơn Đình” của Thang Hiển Tổ có nói: “Tình không biết khi nào đến, đến rồi lại sâu đậm, người sống vì tình mà chết, chết rồi lại tái sinh. Sinh nhưng không cùng chết, chết lại không cùng sinh, quả thực là nhẫn tâm”.

“Lương Chúc hóa bướm” luôn vương vấn trong lòng của mỗi người từng xem qua tiểu thuyết này, là đoạn mộng tương tư vĩnh viễn chẳng thể nào xóa nhòa.

Tuệ Tâm
Nguồn: SOH

No comments: