“Ghế đi với số 3, cửa đi với số 5, giường đi với số 7, quan tài đi với số 8, bàn đi với số 9”, câu cửa miệng của thợ mộc ngày xưa đã thể hiện được trí tuệ hơn người.
Đối với người xưa mà nói, “Dịch kinh” là nguồn gốc của rất nhiều học vấn. Lỗ Ban được coi là tổ sư của ngành mộc, được các thợ mộc tôn kính, ông cũng là người rất tinh thông “Dịch kinh”.
Lỗ Ban được coi là tổ sử của ngành mộc, các thợ mộc ai cũng tôn kính ông, Lỗ Ban cũng là người rất tinh thông “Dịch kinh”. (Ảnh: Zhuokearts)
Theo truyền thuyết, Lỗ Ban có lần điêu khắc ra một tượng người bằng gỗ, sau khi khắc xong, ông nhớ ở trong “Dịch kinh” có một câu “Nguyên hanh lợi trinh”. Bốn chữ này là ở trong quẻ Càn, đại biểu cho quy luật sinh tồn của thế gian vạn vật, tựa như một năm bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, sinh sôi không ngừng.
Vì vậy Lỗ Ban liền khắc lên sau lưng tượng gỗ bốn chữ “Nguyên hanh lợi trinh”, còn đặt tên cho tượng gỗ đó là “Tuệ Thông”, tiện tay đặt nó ở phía sau điện thờ, rồi cũng quên không nhớ tới nữa.
Ba tháng sau, Lỗ Ban vẫn như thường ngày làm lễ cúng, khi đó một bó nhang không biết tại sao lại rơi xuống sau điện thờ. Lúc Lỗ Ban đi nhặt bó nhang kia, vô tình nhìn thấy tượng người gỗ, ông vui mừng hô lên “Tuệ Thông”. Điều không ngờ là người gỗ có thể đáp lại, không những thế còn đứng lên đi về phía Lỗ Ban.
Nguyên nhân chính là do bốn chữ “Nguyên hanh lợi trinh” khắc vào tượng gỗ đã khởi tác dụng. Hơn nữa, tượng gỗ lại được đặt ở gần điện thờ, vừa khéo được con người cúng bái đúng 81 ngày, làm cho nó có được sinh mệnh. Cuối cùng lại gọi đến tên của nó, vậy nên nó đã tỉnh lại.
Sau chuyện này, Lỗ Ban càng nghiên cứu sâu hơn về “Dịch kinh“, khiến cho kỹ thuật kiến trúc và kỹ nghệ mộc của ông có những đột phá lớn.
Đệ tử của Lỗ Ban đã tổng hợp những tri thức sáng tạo cả đời của ông ghi chép lại, người về sau gọi là “Lỗ Ban kinh”, trong quyển sách cũng có viết lại câu chuyện về “Nguyên hanh lợi trinh”. Bởi vì “Lỗ Ban kinh” dựa trên cơ sở của “Dịch kinh”, nên đối với “Dịch kinh” là có quan hệ vô cùng mật thiết.
Trong sách có một câu: “Ghế đi với số 3, cửa đi với số 5, giường đi với số 7, quan tài đi với số 8, bàn đi với số 9”, đây là câu cửa miệng của thợ mộc ngày xưa. Bây giờ xem lại, những lời này ở một mức độ nào đó chính là thể hiện nguyên lý của “Dịch kinh”, trong đó chính là ngụ ý về sự mỹ hảo. Từ đó có thể thấy trong cuộc sống của người xưa, lúc nào cũng phải chú ý đến những điều may mắn, tốt lành.
1. Ghế đi với số ba, ngụ ý là cuộc sống hòa thuận
Chiều dài của chiếc ghế gỗ không thể là một số nguyên, số đuôi của nó nhất định phải có chứa số 3. (Ảnh: Kknews)
Những chiếc ghế gỗ dài ngày xưa, có thể để cho nhiều người cùng ngồi một lúc. Chiều dài của chiếc ghế gỗ không thể là một số nguyên, số đuôi của nó nhất định phải chứa số 3, ví dụ như 2,3 xích, 4,3 xích (1 xích = 1/3m).
Bởi vì con số 3 thuộc về quẻ Ly, Ly là hỏa, hỏa đối ứng với “Lễ”. Ba người tạo thành số đông, bởi vậy mọi người muốn bình an vô sự ngồi cùng một chỗ với nhau, thì phải tuân thủ “lễ tiết” giữa người với người.
2. Cửa đi với số năm, ngụ ý là cả nhà tài phúc
Ngày xưa làm cửa bất kể là lớn nhỏ, dài rộng thế nào đều phải có số 5 ở đuôi. Bởi vì số 5, thuộc về quẻ Tốn, phương vị của quẻ Tốn là hướng Đông Nam.
Đối với người xưa mà nói, xây dựng nhà cửa, sẽ quay lưng về hướng Bắc, quay mặt về hướng Nam, như vậy sẽ dễ dàng lấy được ánh sáng.
Chỉ có nha môn của quan phủ mới làm cửa Nam, nhà dân bình thường đều muốn hướng về phía Đông một chút, vậy là làm cửa hướng Đông Nam.
Bởi vì người xưa cho rằng phương vị của quẻ Tốn (hướng Đông Nam) là hướng phát tài, mà cửa chính là cái “miệng khí” của cả gia đình, như vậy dễ dàng thu hút tài vận. Cho nên “Cửa đi với năm” cũng có ý tứ là 5 loại phúc tới nhà.
3. Giường đi với số bảy, ngụ ý là cuộc sống an ổn
Giường ngày xưa dù dài rộng lớn nhỏ thế nào, thì số đuôi phải có số 7, như 2,7 xích; 3,7 xích v.v. Bởi vì con số 7, thuộc về quẻ Cấn, quẻ Cấn đại biểu cho núi, có hàm ý là ổn định và an tĩnh.
Giường mà an ổn, chính là biểu tượng cho một cuộc sống bình yên. Cuộc sống thế nào là an ổn? Chính là buổi tối có thể ngủ ngon, tâm không lo lắng, không phải suy tư về ngày mai. Cũng có câu tục ngữ “Tâm an ổn, giường an ổn”, “Ngủ không yên, không thể oán giường nghiêng”.
Giường mà an ổn, chính là biểu tượng cho một cuộc sống bình yên. (Ảnh: Kknews)
Thợ mộc ngày xưa đóng quan tài, bất kể là người qua đời cao thấp ra sao, tất cả quan tài đều làm tám thước, không nhiều hay ít hơn. Bởi vì con số 8, thuộc về quẻ Khôn, quẻ Khôn đại biểu cho quả đất, đức dày có thể chuyên chở vật.
Người đã chết, cái gì cũng đều không mang theo được, tích lũy tiền bạc ngược lại sẽ làm cho thế hệ sau ham ăn lười biếng, mang đến tai họa. Cho nên người khi còn sống, chi bằng tích đức làm việc thiện, để lại phúc báo cho con cháu.
5. Bàn đi với số chín, ngụ ý là gia đình thịnh vượng
Bàn ở đây là bàn vuông để ngồi ăn cơm, cái bàn dù là dài rộng cao thấp ra sao, cũng đều phải có số 9 ở đuôi, ví dụ như 2 xích 9 thốn, 3 xích 1 thốn 9 phân…
Trong “Dịch kinh”, số 9 đại biểu cho “Dương”, là một con số thần thánh và may mắn, có thể dùng để tượng trưng cho trời cao.
Người một nhà cùng ngồi chung với nhau, ăn uống sum vầy, cơm áo không phải lo nghĩ, gia đình như thế chính là thịnh vượng.
Chân Chân biên dịch
No comments:
Post a Comment