Saturday, August 10, 2019

GIỮA SỐNG VÀ CHẾT

Ngày xửa ngày xưa, ở Ấn Độ cổ có một người đàn ông vì chán ghét cõi đời hiểm ác nên đã tìm đến cửa Phật, quy y Phật giáo.


Tuy rằng thân đã xuất gia, nhập không môn, nhưng trong tâm ông vẫn quyến luyến ngoại giới, bị ái dục ràng buộc, thường dùng dầu thơm sát lên thân thể, dùng nước nóng để tắm. Ông thích có làn da thơm tho, lựa chọn đồ ăn, tâm bị chôn vùi bởi vật chất, như bị dây mơ trói thân thể vậy, không lúc nào tự tại. Mặc dù trên hình thức đã xuất gia, thụ giới, nhưng về hành vi và cảnh giới thì vẫn là phàm phu tục tử, cách thánh đạo Niết Bàn còn xa lắm.
Khi ấy tại nước Ma La có một tôn giả tên là Upagupta, là một nhà sư đạo hạnh có tiếng. Vị tỳ kheo mới xuất gia này rất hâm mộ danh tiếng của Upagupta nên đã tới diện kiến.
Tôn giả hỏi ông: “Ông không quản đường xá xa xôi tới đây làm chi?”
“Tôi mộ danh ngài mà tới. Mong được nghe tôn giả từ bi khải thị yếu chỉ Phật Pháp”.
Tôn giả Upagupta quan sát căn cơ của ông, biết ông còn bị ái dục trói buộc, không thể giải thoát, bèn hỏi ông: “Ông có thể hoàn toàn nghe theo lời giảng của tôi, chấp nhận giáo huấn của tôi, chiếu theo ý chỉ của tôi mà làm hay không?”
“Tôi nhất định có thể, hết thảy đều chiểu theo lời dặn dò mà làm”.
“Nếu ông có thể sinh tín tâm, tôi trước tiên dạy ông thần thông, sau đó thuyết Pháp cho ông”, tôn giả nói.
“Học thần thông trước, tuyệt quá!”


Vậy là tôn sư dẫn ông lên núi, dạy ông học tập thiền định, lại dặn dò ông phải tuyệt đối phục tùng. Tôn giả vận dụng lực thần thông, hóa ra một cây đại thụ, nói: “Ông cần phải trèo lên cái cây này”. Vị tỳ kheo kia liền nghe lời tôn giả trèo lên cây đại thụ, nhưng nhìn xuống dưới thấy một cái hố lớn, sâu không lường được, lúc này tôn giả bèn nói: “Giờ thả hai chân của ông ra”. Vị tỳ kheo chỉ còn cách nghe lời buông hai chân ra, lúc này tôn giả lại lệnh ông bỏ hai tay ra. Vị tỳ kheo chỉ dám bỏ một tay ra, nhưng tôn giả bảo phải bỏ nốt tay kia ra, tỳ kheo cực kỳ sợ hãi, nói: “Nếu lại bỏ tay ra, sẽ rơi xuống hố mà chết”.
“Ông đã có lời ước hẹn với tôi, hết thảy tuân theo dạy bảo của tôi, giờ lại hối hận rồi sao?” Vị tỳ kheo không còn cách nào, đành buông tâm không nghĩ gì nữa, bỏ nốt tay kia ra, liền rơi vào cái hố sâu, vừa sâu hoắm vừa đen ngòm. Lúc này ông hồn xiêu phách lạc, toàn thân lạnh ngắt, mở mắt ra nhìn thì thấy cái cây và chiếc hố đã biến đâu mất. Sau đó, tôn giả bắt đầu thuyết Pháp cho ông.
“Giờ tôi hỏi ông, khi ông buông nốt tay ra để rơi xuống, ông còn thấy thế gian có gì đáng để thích nữa không?”
“Tôn giả, đã tới bước ngoặt sinh tử, hết thảy đều không còn gì đáng thích nữa”.
“Là như thế. Hết thảy mọi thứ thế gian, đều là hư ảo hết. Khi sắc thân ảo diệt, ái dục cũng theo đó mà ảo diệt. Nếu ông có thể nhìn thấu sắc thân vô thường, thoát khỏi ái chấp trói buộc, thì sẽ giải thoát khỏi nó. Ưa thích là căn nguyên của phiền não sinh tử, hãy cẩn thận với nó, tinh tấn tu hành, chớ mất bản tâm, sẽ thành chính Đạo”.
Vị tỳ kheo lúc này đột nhiên tỉnh ngộ, từ đó tĩnh tâm suy ngẫm, chuyên cần tinh tấn, chứng đắc quả vị La Hán.
Thế gian con người thật thật giả giả, hư hư thực thực, do con mắt thịt chúng ta nhìn không chính xác, mới lấy ảo làm thật, tham hưởng khoái lạc nhất thời, chỉ vì sai biệt một niệm, kết quả rớt vào vực thẳm không đáy.
Quả Chính


生死之间
作者: 果正

从前,在印度,有一个男子因一时的气愤恼怒,厌恶世人,便舍家遁入佛门,皈依佛教。
可是,他的身体虽然出家,入了空门,而心中仍然眷恋外界,为爱欲所束缚。常用香油摩擦身体,用汤水洗浴,讲究身体皮肤的香滑,饮食卧具也很注意,一颗心全被物质所蒙蔽,象葛藤一样缠缚着身体,一刻也不能自在。虽然,形式上他已出家,受戒,而在行为与境界上,他还是凡夫俗子,一个未出家的人,对涅~"圣道还离的很远。
当时,在摩罗国的地方有一位优波笈多尊者,是一位梵行高远大名远播的比丘,这位新戒比丘,以非常敬慕他的名声而去参访。
尊者问他道:“你远道而来做什么?”
“我慕名而来,想听尊者的慈悲开示佛法要旨。”


尊者观察了他的根基后,知道他还身受爱缚,不能解脱,问他道:“你能不能完全听我讲的话,受我的教诲,照我的意旨去做?”
“我一定能够,一切都按照吩咐去做。”
“你如果生起了信心,我就先教你神通,然后为你说法。”尊者说。
“先学神通,好极了!”
于是,尊师带他入山,教他学习禅定,并吩咐他要绝对服从。尊者运用神通力,化一大树,说道:“你应当爬上这大树去!”于是,那比丘依照尊者吩咐爬上大树,但往下一望,又见一大坑,深广无比,此时尊者又说道:“放开你的双脚!”比丘只有依言放开两脚,尊者再令他放一手,比丘也遵照放一手,但教他再放一手时,他害怕极了,便答道:“要是再放手,就要坠坑而死了!”
“你已经和我约过,一切遵照我的教示,怎么又后悔了呢?”那比丘没有办法了,只好把心一横,什么也不想,放下最后一只手,而坠入大坑中,又深又黑。这时,他被吓得魂飞魄散,浑身冷汗,睁眼一看,树和坑都不见了,于是,尊者开始为他说法:
“我现在问你,当你放下最后一只手下坠时,你还觉得世间有什么可爱的嘛?”
“尊者,到了生死关头,一切都没有什么可爱的。”
“是的,世间的一切,都是虚幻为主,当色身幻灭的时候,爱也随之幻灭,如果你能看破无常的色身,那缠缚的爱执,也就随之解脱了。爱是生死烦恼的根源,谨慎戒之,精進修行,勿失本心,当成正道。”


新戒比丘,顿时大悟,从此细心思维,勤修精進,证得阿罗汉果。
人世间真真假假,虚虚实实,只因我们这双肉眼看不确切,以虚幻为实,贪一时之快,因一念之差,结果却是坠入无底深渊。
(網上搜查)


No comments: