Triệu Giản Tử từng nhận xét: “Ngài đã theo ông học trong nhiều thập kỉ. Tại sao ngài nói rằng ngài không hiểu nhiều về ông?”
Tử Cống đáp: “ Nếu một người khát, anh ta sẽ ra suối để uống nước. Anh ta chỉ có thể uống đến khi anh ta thấy đủ, nhưng anh ta không thể uống hết con sông. Khổng Tử tựa như một con sông lớn vậy.”
Một lần khác vua Kỷ Tĩnh Công cũng hỏi Tử Cống rằng: “Ai là thầy của khanh?”
Tử Cống trả lời, “Bẩm, là Khổng Tử”
Sau đó Kỷ Tĩnh Công lại hỏi: “Ông ấy có tiết hạnh không?”
Tử Cống đáp “Bẩm có”.
Tĩnh Công tiếp tục: ”Tiết hạnh của ông ấy như thế nào?”
Tử Cống trả lời: “Bẩm, thần không biết.”
“Ngươi biết Khổng Tử có tiết hạnh, nhưng ngươi không biết tiết hạnh của ông ta ra sao? Nhà ngươi có vấn đề rồi.” – Tĩnh Công tuyên bố.
Tử Cống giải thích rằng, “Người lớn và trẻ em, những người khôn ngoan và cả kẻ điên khùng đều nói rằng trời cao, nhưng không ai biết trời cao đến đâu. Đó là tại sao thần nói rằng thần không biết tiết hạnh của Khổng Tử lớn đến đâu.”
Một lần, Tử Hạ, môn đồ của Khổng Tử hỏi ông rằng: “Thưa thầy, Tử Uyên là loại người nào?”
Khổng Tử trả lời: “Anh ta công bằng hơn ta.”
Tử Hạ lại hỏi: “Tử Cống là loại người gì?”
Khổng Tử trả lời: “Hùng hồn hơn ta.”
“ Thế còn Quí Lộ?” – Tử Hạ hỏi.
Khổng Tử nói: ”Can đảm hơn ta.”
“Còn Tử Trương?” – Tử Hạ hỏi.
“Trang nghiêm hơn ta.” Khổng Tử tiếp lời.
Sau khi nghe được những lời đó, Tử Hạ không thể hiểu được và đứng lên hỏi: “Tất cả bọn họ đều là môn đồ của thầy, nhưng thầy lại nói rằng họ tốt hơn thầy. Vậy tại sao họ muốn trở thành môn đồ của thầy?”
Khổng Tử cười. nói: “ Con hãy ngồi xuống và ta sẽ giải thích. Tử Uyên là người công bằng, nhưng anh ta không linh hoạt. Tử Cống thì hùng hồn nhưng không khiêm tốn. Quí Lộ có lòng dũng cảm, nhưng không biết khi nào cần thỏa hiệp. Tử Trương rất trang nghiêm, nhưng không biết hòa đồng với mọi người. Tất cả bọn họ đều có những ưu điểm và những thiếu sót của riêng họ. Còn ta có tất cả những lợi thế mà họ không có, và ta biết làm thế nào để dùng chúng một cách hiệu quả. Đó là lý do tại sao họ muốn học từ ta.”
Theo Kanzhongguo
No comments:
Post a Comment