Kể từ khi bắt đầu tu luyện, tôi đã chọn sống một cuộc sống giản dị. Tôi có thể mua xe hơi, nhưng tôi thích sống đơn giản bằng cách đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Nếu phải đi đâu đó gấp, tôi chỉ đơn giản là gọi một chiếc tắc-xi. Một cuộc sống giản dị khiến tôi nhẹ nhõm và thoải mái. Sự thỏa mãn trong đời sống vật chất là ngắn ngủi và tạm bợ. Chính sự phong phú trong đời sống tinh thần và thanh thản trong tâm hồn mới khiến chúng ta vui vẻ mãi mãi. Một đời sống phong phú thực sự bắt nguồn từ một tâm hồn biết cách bằng lòng. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã làm việc rất cật lực để mua sắm những căn hộ xa hoa. Một khi ước nguyện ấy thành hiện thực, mục tiêu tiếp theo của họ là có một chiếc xe hơi hạng sang. Ngay cả khi họ phải vay thế chấp một khoản nợ khổng lồ mà chỉ có thể được hoàn trả trong 30 năm, họ vẫn có nhiều, rất nhiều ham muốn vật chất khác chưa được thỏa mãn. Kết quả việc truy cầu bất tận ấy là họ không ngừng phàn nàn về không có đủ tiền tiêu. Họ đang sống một cuộc sống thật mệt mỏi. Họ có thể đã mắc bẫy của một con người “giàu có”, nhưng họ không hề sống một cuộc sống giàu có chút nào.
Khi đi ngủ vào ban đêm, chúng ta cũng không có thêm khoảng trống nào ngoại trừ kích thước của tấm nệm. Vào mỗi bữa ăn, chúng ta cũng không thể ăn nhiều hơn khẩu phần của một người lớn. Chúng ta cần thêm nhiều nhà cửa và tiền tài để làm gì? Sở hữu nhiều không khiến chúng ta giàu có hơn. Ralph Waldo Emerson, một nhà văn người Mỹ nổi tiếng từng viết: “[...] người ta chỉ nghèo khi họ cảm thấy mình nghèo, và sự nghèo khó nằm trong cảm giác nghèo”. (Từ “Đời sống gia đình” trong “Xã hội và cô đơn” (Society and Solitude)). Chỉ khi chúng ta học cách bằng lòng và trân quý, chúng ta mới có thể cảm nhận được sự vui vẻ trong nội tâm, đồng thời lánh xa những thất vọng và than phiền.
Có một truyện ngụ ngôn Trung Quốc như sau. Ngày xửa ngày xưa, tại Trung Quốc cổ đại có một lão tiều phu nọ. Một ngày, khi đang uống nước bên bờ suối chảy từ trên núi, ông để ý có cái gì đó tỏa ánh vàng giữa dòng nước suối. Ông bèn hớt nó trên tay, thì thật ngạc nhiên, đó là những hạt cát vàng. Vui mừng với phát hiện của mình, ông trèo lên suối cứ hai tuần một lần để đãi vàng. Nhờ đó, cuộc sống của ông trở nên ngày càng sung túc. Trước tiên, ông giữ kín bí mật này cho riêng mình. Nhưng một ngày nọ, ông đã lỡ nói nó với người con trai. Con trai ông lập tức thúc giục cha mình bẩy những tảng đá ra để khiến nước suối chảy ra nhiều hơn. Anh cho rằng làm như vậy sẽ đãi được nhiều vàng hơn. Tuy nhiên khi họ thực sự bẩy tảng đá ra, nước suối ngày càng lớn nhưng đã không còn vàng trong đó nữa.
Ý nghĩa đạo đức của câu chuyện trên là: Khi một người bị chìm đắm bởi lòng tham, vận may của anh ta sẽ mất đi mãi mãi. Nếu một cá nhân không hài lòng và trân quý những gì mình đang có, anh ta sẽ vắt kiệt toàn bộ cuộc đời mình trong những truy cầu thế tục và không bao giờ trở thành một người giàu có thực sự.
Quán Minh
(Sưu tầm trên mạng)
知足才能富足
作者: 贯明
作者: 贯明
自从走上了修炼的道路之后,我就选择了粗茶淡饭的简单生活。并不是没钱买车,但是我认为以地铁和公交车为主、偶尔有急事时乘坐出租车的生活方式更加轻松。物质生活的享受带给人们的快乐不会长久,精神生活的充实与满足才能给人无限的生活乐趣,知足才能富足。我有许多同事追求豪华的私人公寓,买到公寓之后又追求豪华的马赛地汽车,尽管从银行的贷款已经三十年也还不清了,有些人的欲望似乎还是看不见底,仍然追求天天的饭食有肉有鱼。其结果是见人就喊钱不够用,生活得非常劳累而不富足。
晚上睡觉所需的不过就是一张床大小的地方,每餐有的也只不过是一碗饭的食量,再多的土地、钱财,我们又能用得到多少呢?拥有许多用不到的事物,并不是真正的富有。美国作家埃默森说过:“贫穷只是人的一种心理状态,正因为你自觉穷,所以不能富足。”只有学会知足与珍惜,才能发现心中的快乐,远离沮丧和埋怨。
在中国古代,有一位砍柴的老汉在山泉喝水时,偶然发现了清澈泉水中有闪闪发光的金砂。惊喜之下,他小心翼翼的捧走了金砂。从此以后,老汉不再受劳累之苦,隔个十天半月的日子,就来去一次金砂,日子很快富裕起来。老汉开始时守口如瓶,后来有一天终于憋不住告诉了他的儿子。这儿子马上怂恿父亲拓宽石缝,扩大山泉,认为这样做就可以得到更多的金砂。但是当父子俩找来工具,把窄窄的石缝凿宽了之后,却发现山泉虽然比原来大了几倍,金砂却不但没有增多,反而从此消失的无影无踪了。
这个故事说明,当一个人过于贪心时,幸运之神就不再光顾他。一个人如果不能从内心说服自己,学会知足和珍惜所有,纵使穷尽一生的气力也无法成为一个真正富足的人。
(網上搜查)
No comments:
Post a Comment