Cổ nhân day: "Thi ân bất cầu báo" (施恩不求報). theo Phật dạy "Bố Thí Ba La Mật Đa" (布施波羅蜜多), bài học hôm nay còn cao siêu hơn nữa sự giúp đỡ đã biến thành đổi chác làm người thọ ơn không biết là mình đã mang ơn. Bái phục ông: Mr. Miller.
Câu chuyện bắt đầu như thế này:
Có hai cậu bé nữa như thế ở làng này. Chúng nghèo lắm. Ông Jim nhà tôi cứ thích đổi chác, cho chúng quả đậu, táo, cà chua và những thứ khác. Cứ khi chúng giơ viên bi màu xanh ra, ông ấy lại bảo chúng cầm một ít rau quả về nhà và lần sau mang viên bi màu đỏ cho ông ấy.
BA VIÊN BI MÀU ĐỎ.
Trong suốt những năm khủng hoảng ở cái bang Idaho bé nhỏ nằm phía Đông Nam nước Mỹ này, tôi thường đến cửa hàng nhỏ của ông Miller để mua rau quả tươi. Thực phẩm và tiền bạc đều khan hiếm, nên đôi khi chúng tôi dùng hình thức đổi chác.
Một hôm, khi ông Miller đang bỏ một ít khoai tây vào túi cho tôi, thì tôi nhìn thấy một cậu bé gầy gò, ăn mặc rách rưới nhưng khá sạch sẽ, đang nhìn giỏ đựng quả đậu xanh với ánh mắt đói khát. Tôi trả tiền xong liền đứng lại nghe cuộc nói chuyện giữa ông Miller và cậu bé ăn mặc rưới kia.
- Chào Barry, cháu khỏe không? - Tiếng của ông Miller.
- Chào ông Miller, cháu khỏe ạ! Cháu nghĩ đang ngắm giỏ quả đậu này. Trông chúng ngon thật đấy!
- Chúng ngon lắm, Barry ạ! Mẹ cháu khỏe không?
- Cũng bình thường ạ. Hình như mẹ cháu đang khỏe lên.
- Tốt! Ta có thể giúp gì cho cháu nào?
- Không ạ, thưa ông. Cháu chỉ ngắm giỏ quả đậu thôi?
- Cháu có muốn lấy một ít không?
- Không ạ, thưa ông. Cháu không có tiền trả đâu.
- Được, cháu có gì để đổi nào?
- Cháu? - Tiếng cậu bé ngập ngừng - Cháu chỉ có một viên bi cháu mới chơi thắng được thôi ạ !
- Thế à? Cho ta xem nào!
- Đây, viên đẹp nhất đấy ạ !
- Nó màu xanh à... Nhưng ta đang cần viên màu đỏ. Cháu có viên màu đỏ không?
- Cháu không nhớ, để cháu xem...
- Này, cháu đem giỏ đậu này về nhà đi và lần sau mang cho ta viên đỏ nhé!
- Chắc chắn rồi, cảm ơn ông?
Có hai cậu bé nữa như thế ở làng này. Chúng nghèo lắm. Ông Jim nhà tôi cứ thích đổi chác, cho chúng quả đậu, táo, cà chua và những thứ khác. Cứ khi chúng giơ viên bi màu xanh ra, ông ấy lại bảo chúng cầm một ít rau quả về nhà và lần sau mang viên bi màu đỏ cho ông ấy. Vừa để chúng chịu mang rau quả về nhà ngay, vừa để chúng cảm thấy chúng thực sự đã làm gì cho để trao đổi, chứ không phải được cho không.
Tôi thấy rất cảm phục ông Miller. Không lâu sau, tôi chuyển nhà, nhưng câu chuyện về ông Miller, người nông dân nhân hậu ấy, thì tôi không bao giờ quên.
Nhiều năm sau, lại có lần tôi quay về làng quê ở Idaho và rất buồn vì trong thời gian ở đó thì nghe tin ông Miller mất. Khi cùng vài người bạn cũ đến nhà ông Miller, tôi thấy ở đó có ba chàng trai trẻ, trông rất thành đạt. Họ đến gần bà Miller, ôm lấy bà và nói những lời an ủi. Rồi từng người một, họ đến bên ông Miller đang nằm đó, chạm những bàn tay nóng ấm của mình vào bàn tay lạnh lẽo của ông Miller và lau nước mắt.
Rồi tôi cũng lại gần bà Miller và nói rằng tôi vẫn nhớ câu chuyện về những viên bi ve ngày nào. Bà Milìer nói:
- Ba chàng trai lúc nãy chính là những cậu bé ngày trước, tôi kể với cô. Họ vừa nói với tôi là họ đã biết ơn ông Jim và những gì ông đã "đổi chác" cho họ biết chừng nào. Và cuối cùng, bây giờ, khi ông Jim không còn đòi họ đổi những viên bi màu nào nữa, thì họ quay lại để tỏ lòng biết ơn ông ấy. Ông Jim luôn nghĩ mình là người giàu có nhất ở bang Idaho này với những viên bi ông có được.
Rất nhẹ nhàng, bà Miller nhấc bàn tay của ông Jim lên. Dưới bàn tay ông là ba viên bi đỏ, sáng bóng và trong veo.
W. E. Petersen
(Sưu tầm trên mạng)
THREE RED MARBLES
by W. E. Petersen
.
During the waning years of the depression in a small southeastern Idaho community, I used to stop by Brother Miller’s roadside stand for farm-fresh produce, as the season made it available. Food and money were still extremely scarce, and barter was used extensively.
by W. E. Petersen
.
During the waning years of the depression in a small southeastern Idaho community, I used to stop by Brother Miller’s roadside stand for farm-fresh produce, as the season made it available. Food and money were still extremely scarce, and barter was used extensively.
On one particular day, as Brother Miller was bagging some early potatoes for me, I noticed a small boy, delicate of bone and feature, ragged but clean, hungrily appraising a basket of freshly picked green peas. Upon paying for my potatoes I moved to leave, but was also drawn to the display of fresh green peas. I am a pushover for creamed peas and new potatoes. Pondering the peas, I couldn’t help overhearing the conversation between Brother Miller and the ragged boy next to me. “Hello, Barry, how are you today?”
“H’lo, Mr. Miller. Fine, thank ya. Jus’ admirin’ them peas sure look good.”
“They are good, Barry. How’s your Ma?”
“Fine. Gittin’ stronger alla’ time.”
“Good. Anything I can help you with?”
“Nosir, jus’ admirin’ them peas.”
“Would you like to take some home?”
“Nosir, got nuthin’ to pay for ’em with.”
“Well, what have you to trade me for some of those peas?”
“All I got’s my prize aggie—best taw around here.”
“Is that right? Let me see it.”
“Here ’tis. She’s a dandy.”
“I can see that. Hmmmm, only thing is, this one is blue. I sort of go for red. Do you have a red one like this at home?”
“Not ’zackley—but almost.”
“Tell you what. Take this sack of peas home with you, and next trip this way let me look at that red taw.”
“Sure will. Thanks, Mr. Miller.”
Mrs. Miller, who had been standing nearby, came over to help me. With a sly smile, she said:
“There are two other boys like him in our community—all three are in very poor
I left the stand, smiling to myself, impressed with this man. A short time later I moved to Utah, but never forgot the story of this man and the boys—and their bartering.
Several years went by, each more rapid than the previous one. Just recently I had occasion to visit some old friends in that Idaho community and, while there, learned that Brother Miller had died. They were having his viewing that evening, and knowing my friends wanted to go, I agreed to accompany them.
Upon our arrival at the mortuary we fell into line to meet the relatives of the deceased, and to offer whatever words of comfort we could. Ahead of us in the line were three young men. One was in an army uniform and the other two wore short haircuts, dark suits, and white shirts, obviously potential or returned Mormon missionaries. They approached Sister Miller, standing smiling and composed by her husband’s casket. Each of the young men hugged her, kissed her on the cheek, spoke briefly with her and moved on to the casket. Her misty, light blue eyes followed them as, one by one, each young man stopped briefly, placed his own warm hand over the cold pale hand in the casket, and left the mortuary awkwardly wiping his eyes.
As our turn came to meet Sister Miller, I told her who I was, and mentioned the story she had told me about the marbles. Eyes glistening, she took my hand and led me to the casket.
“This is an amazing coincidence,” she said. “Those three boys that just left were the boys I told you about. They just told me how they appreciated the things Jim ‘traded’ them. Now, at last, when Jim could not change his mind about color or size, they came to pay their debt. We’ve never had a great deal of the wealth of this world,” she confided, “but right now Jim would consider himself the richest man in Idaho.”
With loving gentleness she lifted the lifeless fingers of her deceased husband. Resting underneath were three magnificent, shiny red marbles.
(from the internet)