Tôi có mấy thân chủ người Miên, đôi khi nói về các chùa Miên trong vùng, họ hay nói chùa Miên trên đường Springvale rất linh vì có nhiều người vào chùa cầu và cũng có nhiều người trúng Tattslotto độc đắc. Nhiểu nơi khác cũng nói chùa này linh, chùa kia không linh. Nếu suy nghĩ như thế thì đó không phải là chùa thờ Phật nữa mà là miếu thờ thần hay quỉ (A Tu La).
Phật không ban phước hay giáng họa cho ai vì vậy vào chùa là kính Phật, lạy Phật và học Phật chớ không phải là cầu Phật ban cho cái gì. Thời gian qua có rất nhiều quảng cáo về "Xá Lợi Phật" , nếu thật sự 100% là Xá Lợi Phật thì thờ phượng viếng thăm là một sự tôn kính chứ không phải là một chiêu bài "linh thiêng" mà chùa nào có sẽ linh hơn chùa khác. Tôi dám nói "thầy" nào dám khẳng định điều này là đúng, lúc "viên tịch" sẽ được "quyền ưu tiên" (priority) xuống địa ngục vì không bao giờ Phật nói thế hay muốn thế.
Lâu lắm không đọc bài của anh Bu, hôm nay có một bài hay hay nên muốn share cùng các bạn:
XÁ LỢI PHẬT
1- Có lẽ mỗi người trong đời ít nhất một lần nghe nói đến “Ngọc xá lợi Phật”. Bu tui phải tật tò mò nên muốn biết nó thực chất là gì. Bài viết này không bàn đến giáo lí nhà Phật mà nêu lên sự hoài nghi, có vậy thôi.
XÁ LỢI PHẬT
1- Có lẽ mỗi người trong đời ít nhất một lần nghe nói đến “Ngọc xá lợi Phật”. Bu tui phải tật tò mò nên muốn biết nó thực chất là gì. Bài viết này không bàn đến giáo lí nhà Phật mà nêu lên sự hoài nghi, có vậy thôi.
Ngày 6 tháng 6 năm 2009 tại chùa Giác Quang Phật giáo Nguyên thủy (số 47 Lương Văn Can phường 15 Quận 8 TP. HCM) diễn ra đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật lớn nhất Việt Nam.
Vào lúc 3 giờ 36 phút (6.6.2009) các chư tôn Hòa thượng, chư tôn Thượng tọa, Đại đức tăng ni văn phòng hai, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, cùng chư tôn giáo phẩm Phật giáo Nam tông và Bảo điện, tiến hành đại lễ dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Sau khi thực hành nghi lễ niệm hương cúng Phật, Ngài cho khai mở các bảo tháp mi ni để mọi người được chiêm bái những viên ngọc xá Lợi Phật và xá lợi các Thánh tăng. Đấy là những viên bằng hạt đỗ màu trắng lấp lánh như những viên ngọc. Ban tổ chứ cho hay “đấy là phần bảo thân còn lại của đức từ phụ Thích ca mâu ni sau lễ trà tì (hỏa thiêu) cách nay 2500 năm tại Câu Thi Na Ấn độ. Hiện có 84.000 viên được tôn thờ trên toàn thế giới.
Sau đại lễ, 16 viên ngọc xá lợi Phật và xá lợi các Thánh tăng đặt trong các bảo tháp được các nhà sư cung kính ôm vào lòng, ngồi chuyên cơ Boeing 747 ra Hà Nội để an vị chúng ở chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Bái Đính (Ninh Bình).
2- Thế nhưng kinh Du hành (trong hệ kinh Trường a hàm nguyên gốc tiếng Sánkrit được Hán dịch và Việt dịch) có nói khi ngọn lửa trong lễ thiêu bùng lên dữ dội thì: “Chúng Mạt-La bảo nhau: “Ngọn lửa cháy mạnh quá khó ngăn, e cháy tiêu hết xá-lợi! Hãy tìm đâu lấy nước dập tắt.””
Và sau khi ngọn lửa tắt:
- Được lệnh của các quốc vương, Hương Tánh đến ngay chỗ xá-lợi, cúi đầu đảnh lễ, xong từ từ trước hết nhặt lấy răng trên của Phật để riêng một nơi.
Qua hai đoạn trích kinh Du hành thì dân chúng Mạt La biết chắc khi ngọn lửa cháy to sẽ thiêu rụi hết thi thể. Sau khi họ dùng nước dập tắt lửa thì phần còn lại của đức Phật chỉ là một chiếc răng hàm trêm của đức Phật mà thôi.
Kinh Đại Niết bàn (trong hệ kinh Trường bộ, được Việt dịch từ tiếng Pa li) nói thêm về xá lợi Phật: “khi thân Thế Tôn đã cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thịt, dây gân hay nước giữa các khớp xương thảy đều cháy sạch, không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại” (mục 6.23 trang 345)
3- Bu tui hoài nghi những viên ngọc lấp lánh như trong đại lễ cung nghinh ngày 6.6.2009 ở chùa Giác Quang Tp.HCM có đúng là xá lợi Phật không? Nếu đúng thì kinh Đại Niết bàn viết cách nay trên hai ngàn năm sai. Nhưng sự thực chỉ có một chớ không thể có hai. Rất mong các bậc thức giả chỉ giáo thêm cho.
Bulukhin Nguyễn
(Sưu tầm trên mạng)