Friday, October 28, 2016

TÍCH TÔ VŨ CHĂN CỪU

Ngày xưa cái tích này, ai cũng quen gọi là "Tô Vũ chăn dê" nhưng theo mình nghĩ ở những xứ lạnh giá, đại đa số người ta nuôi và ăn thịt cừu (sheep) chớ đâu có nuôi và ăn thịt dê (goat). Bài này tác giả đặt tựa "Tô Vũ chăn cừu" , theo tôi là đúng chớ đừng nên theo thói quen.


TÍCH TÔ VŨ CHĂN CỪU
Ở Trung Quốc có một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi đó là chuyện Tô Vũ chăn cừu. Chuyện kể rằng Tô Vũ không quản khó khăn gian khổ trong môi trường khắc nghiệt, vẫn giữ được khí tiết dân tộc cao cả.
Tô Vũ là người đời nhà Hán Trung Quốc thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Lúc đó quan hệ giữa nhà Hán ở Trung nguyên với các chính quyền dân tộc thiểu số vùng tây bắc thường xuyên có xích mích. Năm 100 trước công nguyên, Chính quyền hùng nô có vị vua mới, để bày tỏ hữu nghị, vua Hán cử Tô Vũ dẫn hơn 100 người, mang theo lễ vật đi xứ Hung nô. Chẳng may khi Tô Vũ hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị về nước, ở Hung nô có nội loại, Đoàn của Tô Vũ mắc kẹt và bị bắt giữ, Hung nô nêu ra yêu cầu Nhà Hán phải qui phục Đơn Vu Hung nô.


Mới đầu Đơn Vu cho người tới thuyết phục Tô Vũ, hứa sẽ cho làm quan to và bổng lộc hậu hĩ, nhưng Tô Vũ đã từ chối. Hung nô thấy khuyên không thành bèn quyết định dùng cực hình. Lúc đó đúng vào mùa đông, trời mưa tuyết. Đơn Vu ra lệnh cho Tô Vũ và đoàn ở trong một hầm trống rỗng, không cung cấp lương thực và nước, mong qua đó để thay đổi quan niệm của Tô Vũ. Ngày qua ngày, Tô Vũ chịu đựng biết bao đau khổ. Khát thì vốc một vốc tuyết bỏ vào miệng, đói thì gặm chiếc áo da cừu. Vài ngày sau Đơn Vu thấy Tô Vũ đang ngấp ngói trước cái chết mà vẫn không khuất phục bèn thả Tổ Vũ trở về.
Đơn Vu biết không thể nào thuyết phục được Tô Vũ và bày tỏ sự kính trọng đối với khí tiết của ông, nên không giết ông nhưng lại không muốn cho ông trở về nước, nên đã đầy Tô Vũ tới vùng hồ Baikal ở Siberia, cho ông tới đó chăn cừu. Trước khi đi, Đơn Vu gặp Tô Vũ và nói, nhà người không chịu đầu hàng, vậy ta cho nhà người đi chăn cừu, bao giờ cừu đực đẻ con thì ta cho nhà người về Trung nguyên.


Sau khi bị đầy tới vùng hồ Baikal, Tô Vũ biết rằng một minh không thể thoát được nơi đây, chỉ có cây gậy sứ giả đại diện cho Nhà Hán và đàn cừu nhỏ làm bạn cùng ông. Hằng ngày Tô Vũ chăn cừu và mong một ngày nào đó trở về nước. Ngày qua ngày, năm qua năm, mái tóc Tô Vũ đã bạc phơ mà vẫn chưa có ngày về. Ông chăn cừu 19 năm tại hồ Baikal, vua Hung nô ra lệnh cho ông đi đầy trước kia đã qua đời, ngay ở nước Hán, nhà vua cũng đã qua đời, con trai nhà vua kế vị. Lúc này Hung nô thi hành chính sách hưu hảo với nhà Hán, vua nhà Hán liền cử sứ giả đi đón Tô Vũ về nước.Tô Vũ được hoan nghênh nồng nhiệt tại kinh thành Nhà Hán, từ quan lại tới dân thường đều bày tỏ kính trọng đối với ông. Hơn hai nghìn năm qua đi nhưng khí tiết cao cả của Tô Vũ đã trở thành tấm gương nhân cách trong luân lý Trung Quốc, trở thành yếu tố tâm lý văn hóa dân tộc.

(Sưu tầm trên mạng)