Năm 1982, Thị trưởng thành phố Key West, Mỹ là ông Dennis Wardlow đã tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Conch. Key West thực chất là một hòn đảo nằm ở phía nam của thành phố Florida, có diện tích 19.2km2 với dân số khoảng 20.000 người. Đây là nơi du lịch nổi tiếng và là nơi nghỉ dưỡng của những người giàu có.
Phong cảnh ở Key West vô cùng xinh đẹp. Nơi hẹp nhất ở đây chính là con đường đi từ đảo tới thành phố Florida. Hai bên đường là biển với cảnh đẹp tuyệt vời. Đoạn đường này là xa lộ số 1 của nước Mỹ, được xưng là con đường bằng cầu đẹp nhất.
Hòn đảo này là điểm đến của rất nhiều người nổi tiếng và các doanh nhân. Nổi bật là nhà văn Mỹ Hemingway, hiện tại ở đây vẫn còn nơi ở của ông.
Vì sao hòn đảo này lại tuyên bố độc lập?
Vào năm 1982, lực lượng biên phòng Mỹ dựng lên các rào chắn và trạm kiểm soát trên con đường số 1 để bắt đầu kiểm tra tất cả những chuyến xe từ đảo về thành phố Florida để có thể điều tra thuốc phiện và những người nhập cư bất hợp pháp. Key West là điểm cực nam của nước Mỹ và chỉ cách Cuba khoảng hơn 100km vì vậy, rất nhiều du khách đã lên bờ ở đây rồi tiến vào nước Mỹ bằng con đường này để thực hiện “giấc mơ Mỹ” của mình.
Key West (Ảnh: internet) |
Để ngăn chặn điều này, lực lượng biên phòng Mỹ đã đặt trạm kiểm soát ở đây để kiểm tra người nhập cư trái phép và buôn bán thuốc phiện. Vì chỉ có một con đường để nối liền đảo này và thành phố Florida, nên trạm kiểm soát này đã trở thành một chiếc nút chai gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Thời điểm kẹt xe dài nhất lên đến 15km. Đoạn đường được xưng là “con đường đẹp nhất” và “đường cầu đẹp nhất” này bình thường không được đỗ xe để du khách chụp ảnh cũng đã tắc đường nghiêm trọng rồi, giờ đây lại thêm trạm kiểm soát thì quả là điều khiến không chỉ du khách mà cả dân đảo đều vô cùng “chán ghét”.
Lúc bấy giờ, Thị trưởng thành phố Key West là ông Dennis Wardlow đã báo cáo lên Tòa án Liên bang ở Miami thuộc Florida, Mỹ yêu cầu rằng các “chướng ngại vật” cần phải được dỡ bỏ. Đương nhiên, tòa án đã bác bỏ yêu cầu này của ông và cho rằng chính phủ liên bang có quyền vì lợi ích quốc gia mà thiết lập các “chướng ngại vật” kia và có quyền kiểm tra người trên đường vào Florida.
Ông Dennis Wardlow vô cùng tức giận, cho rằng chính phủ không coi họ là những người Mỹ. Vì vậy, Thị trưởng Dennis Wardlow đã tuyên bố đảo Key West là một quốc gia độc lập mang tên nước cộng hòa Conch vào ngày 23 tháng 4 năm 1982.
Chính phủ Mỹ cũng cảm thấy kỳ lạ không hiểu sao hòn đảo này tự nhiên lại tuyên bố độc lập. Vì vậy họ đã phái FBI đến tìm hiểu điều tra. Các nhân viên FBI chỉ thấy rằng, Thị trưởng Dennis Wardlow đã được công bố là thủ tướng của nước Cộng hòa Conch và nước này cũng tuyên bố chiến tranh chống Mỹ ngay lúc bấy giờ. Để tượng trưng cho cuộc chiến này, vị Thị trưởng đã cầm một chiếc bánh mì Cuba đánh một cái lên đầu một người đàn ông mặc quân phục hải quân Mỹ. Sau đó ngay lập tức ông tuyên bố toàn bộ cuộc chiến tranh chống Mỹ giành độc lập kết thúc. Vị Thị trưởng giữ vững được khoảnh khắc này trong 60 giây, khi FBI đã ra lệnh cho hải quân tiến vào. Đoàn xe của Thị trưởng xông đến căn cứ hải quân Mỹ và thản nhiên giơ cờ trắng tuyên bố đầu hàng.
Chính phủ Mỹ cũng cảm thấy kỳ lạ không hiểu sao hòn đảo này tự nhiên lại tuyên bố độc lập. Vì vậy họ đã phái FBI đến tìm hiểu điều tra. Các nhân viên FBI chỉ thấy rằng, Thị trưởng Dennis Wardlow đã được công bố là thủ tướng của nước Cộng hòa Conch và nước này cũng tuyên bố chiến tranh chống Mỹ ngay lúc bấy giờ. Để tượng trưng cho cuộc chiến này, vị Thị trưởng đã cầm một chiếc bánh mì Cuba đánh một cái lên đầu một người đàn ông mặc quân phục hải quân Mỹ. Sau đó ngay lập tức ông tuyên bố toàn bộ cuộc chiến tranh chống Mỹ giành độc lập kết thúc. Vị Thị trưởng giữ vững được khoảnh khắc này trong 60 giây, khi FBI đã ra lệnh cho hải quân tiến vào. Đoàn xe của Thị trưởng xông đến căn cứ hải quân Mỹ và thản nhiên giơ cờ trắng tuyên bố đầu hàng.
Thị trưởng Dennis Wardlow rất “hào phóng” thừa nhận rằng đất nước mình đã bị quân đội Mỹ đánh bại, là quốc gia bại trận. Nhưng vì để xây dựng lại sau chiến tranh cùng với tổn thất to lớn về kinh tế nên Thị trưởng đã đề nghị chính phủ Mỹ cấp cho đất nước họ một tỷ USD để kiến tạo lại đất nước.
Tin tức này vừa được đưa ra đã khiến toàn nước Mỹ “sợ” ngây người!
Mặc dù yêu cầu này cuối cùng không được đáp ứng nhưng những “chướng ngại vật” kia đã lặng lẽ được dỡ bỏ. Mặc dù mục đích đã đạt được rồi, nhưng quốc gia Conch vẫn tiếp tục “chơi đùa” đến mức không dừng lại được…
Cuộc chiến bằng những chiếc bánh mì…
Năm 1995, lục quân Mỹ tuyên bố sẽ diễn tập tại đảo Key West. Khi những tin tức này được truyền đến Key West, ông Thị trưởng Dennis Wardlow cảm thấy tình thế quá nghiêm trọng, cho rằng đây là cuộc xâm lược chủ quyền một cách ngang nhiên. Ngay lập tức, ông kháng nghị lên chính phủ Mỹ rằng đây là một hành vi bạo ngược, đồng thời ông cũng viết thư thương lượng đến Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ và Ngoại trưởng Christopher. Sau đó ông cũng thông báo cho các đơn vị canh phòng đảo và hiệu triệu người dân đảo đứng lên bảo vệ đất nước.
Sau khi kế hoạch tác chiến được lập ra, cộng hòa Conch đã gửi thư thách đấu tới quân đội Mỹ, Nhà trắng, Lầu năm góc, Bộ ngoại giao và đương nhiên, quân đội Mỹ đã đến!
Khi một tiểu đoàn của quân đội Mỹ tiến đến ốc đảo thì bị chặn bởi một lực lượng “hùng mạnh”… Không ngờ, ốc đảo cho 200 người dân cầm bánh mì sẵn sàng chiến đấu khiến cho thiếu tá dẫn đầu tiểu đoàn không thể không xuống xe chào người dân.
Hemingway House |
Người đứng đầu quân hải đảo lớn tiếng hỏi: “Liệu quân đội Mỹ có phải cần được đồng ý để vào đảo?”
Quân Mỹ lớn tiếng trả lời: “Đúng vậy, xin cho phép vào đảo!”
Lập tức 200 người dân đảo vỗ tay vang dội. Đội quân của nước cộng hòa Conch đã toàn thắng…
Chiếm trụ cầu bỏ hoang…
Chiếm trụ cầu bỏ hoang…
Nhưng sự kiện này vẫn chưa phải là kết thúc. Cộng hòa Conch càng lúc càng “to gan lớn mật”, bắt đầu khuấy động thổ địa của nước Mỹ. Năm 2006, họ lại liên tục cho nhập cư trái phép người nước ngoài vào Mỹ. Thời điểm đó, đội canh gác của nước Mỹ bắt được 15 thuyền viên người Cu Ba. Địa điểm bắt được rất nhỏ bé, đó là một trụ cầu bị bỏ hoang thuộc Florida tên là Seven Mile. Nước Mỹ có một chính sách gọi là “chân ướt”, tức là nếu như người nhập cư khi bị bắt mà “chân khô” thì họ có thể được xin tị nạn. Còn nếu như không đặt chân lên lục địa nước Mỹ thì cũng không có cách nào được phép vào. Đội canh gác cho rằng trụ cầu bỏ hoang này không thuộc về lục địa nên đã thả 15 người này về nước.
Cầu Seven Mile |
Ngay khi tin tức về vụ thả người này được truyền ra thì Cộng hòa Conch cho rằng: “Nước Mỹ đã nói rằng trụ cầu này không phải là lục địa, là vô chủ, nước Mỹ ghét bỏ nó nhưng chúng ta không chê!” Thế là, Cộng hòa Conch chiếm lĩnh luôn trụ cầu này đồng thời cắm cờ của nước mình lên đó.
Hòn đảo này có thể làm những việc như vậy là bởi vì mọi người đều biết và cho rằng đây chỉ là trò đùa, không ai coi nó là một quốc gia độc lập cả. Tuy nhiên, qua sự kiện tuyên bố độc lập, hòn đảo này lại trở nên nổi tiếng hơn rất nhiều. Họ còn có cả Ngày Độc lập và còn được Hiệp hội du lịch Mỹ cấp phát hỗ trợ.
Ngoài việc lăng xê du lịch, sự kiện này còn thể hiện thái độ sống và truyền thống của người dân nơi đây. Ở nước Cộng hòa Conch có một câu nói: “Chúng tôi thực hành sự hài hước để giảm bớt sự căng thẳng trên thế giới”.
Ở nước Cộng hòa Conch có một câu nói: "Chúng tôi thực hành sự hài hước để giảm bớt sự căng thẳng trên thế giới". |
Quả thực, câu chuyện về đất nước tự tuyên bố độc lập Conch này giống như một câu chuyện hài hước nhưng đã thực sự xảy ra. Dựa vào sự kiện giành độc lập mà những “chướng ngại vật” trên đường nối liền đảo vào Florida được dỡ bỏ, khiến cho ngành du lịch phát triển hơn, nhiều người đến đảo du lịch hơn, đời sống của người dân cũng được nâng lên rất nhiều.
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
Links tham khảo thêm:
https://warisboring.com/key-west-declared-a-faux-war-on-the-united-states-in-1982-f2c40b429e75#.o8a5rgcql
https://warisboring.com/key-west-declared-a-faux-war-on-the-united-states-in-1982-f2c40b429e75#.o8a5rgcql
http://www.dailykos.com/story/2014/7/2/1301623/-Key-West-and-the-Conch-Republic-We-Seceded-Where-Others-Failed
https://en.wikipedia.org/wiki/Conch_Republic
https://en.wikipedia.org/wiki/Conch_Republic
No comments:
Post a Comment