Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng. Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra...
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây:
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”
(Sưu tầm trên mạng)
THE STORY OF A SON
author unknown
A wealthy man and his son loved to collect rare works of art. They had everything in their collection, from Picasso to Raphael. They would often sit together and admire the great works of art.
author unknown
A wealthy man and his son loved to collect rare works of art. They had everything in their collection, from Picasso to Raphael. They would often sit together and admire the great works of art.
When the Viet Nam conflict broke out, the son went to war. He was very courageous and died in battle while rescuing another soldier.
The father was notified and grieved deeply for his only son.
About a month later, just before Christmas, there was a knock at the door. A young man stood at the door with a large package in his hands.
He said, "Sir, you don't know me, but I am the soldier for whom your son gave his life. He saved many lives that day, and he was carrying me to safety when a bullet struck him in the heart and he died instantly. He often talked about you, and your love for art.
The young man held out his package. "I know this isn't much. I'm not really a great artist, but I think your son would have wanted you to have this."
The father opened the package. It was a portrait of his son, painted by the young man. He stared in awe at the way the soldier had captured the personality of his son in the painting. The father was so drawn to the eyes that his own eyes welled up with tears.
He thanked the young man and offered to pay him for the picture. "Oh, no sir, I could never repay what your son did for me. It's a gift."
The father hung the portrait over his mantle. Every time visitors came to his home he took them to see the portrait of his son before he showed them any of the other great works he had collected.
The man died a few months later. There was to be a great auction of his paintings. Many influential people gathered, excited over seeing the great paintings and having an opportunity to purchase one for their collection On the platform sat the painting of the son.
The auctioneer pounded his gavel. "We will start the bidding with this picture of the son. Who will bid for this picture?"
There was silence. Then a voice in the back of the room shouted, "We want to see the famous paintings. Skip this one."
But the auctioneer persisted, "Will someone bid for this painting? Who will start the bidding? $100, $200?"
Another voice shouted angrily, "We didn't come to see this painting. We came to see the Van Goghs, the Rembrandts. Get on with the real bids! "But still the auctioneer continued, "The son! The son! Who'll take the son?"
Finally, a voice came from the very back of the room. It was the longtime gardener of the man and his son. "I'll give $10 for the painting." Being a poor man, it was all he could afford.
"We have $10, who will bid $20?" "Give it to him for $10. Let's see the masters." "$10 is the bid, won't someone bid $20?" The crowd was becoming angry. They didn't want the picture of the son. They wanted the more worthy investments for their collections. The auctioneer pounded the gavel. "Going once, twice, SOLD for $10!
A man sitting on the second row shouted, "Now let's get on with the collection!" The auctioneer laid down his gavel, "I'm sorry, the auction is over."
"What about the paintings?"
"I am sorry. When I was called to conduct this auction, I was told of a secret stipulation in the will. I was not allowed to reveal that stipulation until this time. Only the painting of the son would be auctioned. Whoever bought that painting would inherit the entire estate, including the paintings. The man who took the son gets everything!"
God gave his Son 2,000 years ago to die on a cruel cross. Much like the auctioneer, His message today is, "The Son, the Son, who'll take the Son?" Because you see, whoever takes the Son gets everything.
(copy from the internet)
No comments:
Post a Comment