Vậy đó mà 22 năm trôi qua thật mau, tháng 6/1994 hãng Walt Disney phát hành bộ phim hoạt họa thật đình đám, hốt không biết bao nhiêu tiền. Tôi nghĩ từ già đến trẻ trên khắp thế giới không ai là không biết bộ phim này: "The Lion King".
Trong mỗi một bộ phim, một quyển sách, một bài thơ, bản nhạc,,...nói chung là một sáng tác văn học đều có hàm chứa một ý nghĩa gì đó mà ngày xưa thời Tống nho đã có câu "Văn dĩ tải đạo" (文以載道) cho nên đừng bao giờ nghĩ là một tác phẩm văn học là viết cho vui. Ý nghĩa bao hàm trong đó tùy theo xu hướng chính trị mà được giải thích theo một lý lẽ riêng.
Tôi đã nói rất nhiều lần, tôi không thích chánh trị nên đọc bài, xem phim rồi suy nghĩ theo kiểu riêng của tôi, rồi sau đó suy nghĩ theo kiểu chung của mọi người và nếu chung chung không hại ai thì tôi post lên để mọi người tham khảo. Ai thích thì đọc tiếp còn không thích thì thôi. Xin miễn phê bình.
Trong cuốn phim hoạt họa này có người rút ra được một triết lý sống, tôi thấy hay hay nên post lên cho mọi người cùng đọc.
DŨNG CẢM KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TỰ MÌNH TÌM ĐẾN NHỮNG RẮC RỐI
Trong phim Lion King, có một đoạn cha của Simba là vua sư tử Mufasa sau khi giải cứu Simba, ông rất giận và trách con trai vì không vâng lời nên đã đặt chính bản thân mình và Nala vào tình trạng nguy hiểm. Simba nói là đâu có đâu có con chỉ muốn mình dũng cảm giống như cha thôi. Lúc đó, Mufasa mới nói thế này:
DŨNG CẢM KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TỰ MÌNH TÌM ĐẾN NHỮNG RẮC RỐI
Trong phim Lion King, có một đoạn cha của Simba là vua sư tử Mufasa sau khi giải cứu Simba, ông rất giận và trách con trai vì không vâng lời nên đã đặt chính bản thân mình và Nala vào tình trạng nguy hiểm. Simba nói là đâu có đâu có con chỉ muốn mình dũng cảm giống như cha thôi. Lúc đó, Mufasa mới nói thế này:
"I’m only brave when I have to be. Being brave doesn’t mean you go looking for trouble."
"Ta chỉ dũng cảm khi buộc phải như vậy. Dũng cảm không có nghĩa là con tự mình tìm đến những rắc rối"
Trong cuộc sống của chúng ta, việc lựa chọn trở thành Simba trẻ con nông nổi hay Mufasa điềm đạm mạnh mẽ đều do chúng ta chọn. Nhưng chắc chắn, cả Simba lẫn Mufasa đều không ai thích rắc rối, chỉ có cách nhìn là khác nhau do độ tuổi và sự trải nghiệm khác nhau.
Trong một ghi chép "Đừng trở thành những cô nàng năm giờ" tui có nói "tui không phải là một người hoàn toàn sống vì công việc. Tui chỉ hy vọng mình là một người làm việc có trách nhiệm, có đam mê và luôn luôn được làm việc vì đam mê đó."
Làm việc có trách nhiệm, dũng cảm khi cần thiết để đón nhận thử thách, chấp nhận và vượt qua là những điều tui nghĩ là mình cần học hỏi bởi vì như tui đã nói, trách nhiệm là thứ gắn kết ta với những mối quan hệ chung quanh, dũng cảm là thứ chứng tỏ mình vững vàng, mạnh mẽ.
Cả hai thứ này đều giúp ta tạo nên mới thứ gọi là Lòng Tin trong lòng người khác.
Các bạn hay chia sẻ một câu "work smart not hard". câu này chính xác. Nhưng các bạn quên, trước khi "work smart", các bạn cần phải "work hard" trước đã. bởi vì, làm việc chăm chỉ giúp các bạn có được kinh nghiệm, và kinh nghiệm chính là thứ sẽ giúp các bạn làm việc thông minh hơn.
Tương tự như vậy, trước khi các bạn sáng tạo, phá vỡ những nguyên tắc làm việc để có một môi trường thoải mái như ý bạn muốn, bạn cần làm việc chuyên nghiệp và tuân thủ nguyên tắc đã. Vì đó là nền tảng, là cơ sở giúp bạn "break the fucking rules".
Chúng ta có rất nhiều lý do để biện bạch cho hành động. những lý do đó bắt nguồn từ điều gì, và nó thật sự bảo vệ cho điều gì?
Chúc các bạn luôn có tám giờ làm việc vui, ăn trưa ngon miệng mỗi ngày và có đủ thời gian nghỉ ngơi. Bởi vì chúng ta cần làm việc vui và hiệu quả. Bởi vì chúng ta đã nói quá nhiều rồi, giờ thì làm thôi.
Nói cho cùng, điều cuối cùng mà sếp chúng ta cần không phải là lời nói mà là hiệu quả công việc.
Nếu bạn là sếp, bạn sẽ đồng ý.
Nếu bạn chưa phải là sếp, hãy nghĩ như sếp, vì một lúc nào đó bạn sẽ là sếp.
(Sưu tầm trên mạng)