Cô Bắc kỳ nho nhỏ Khánh Phương trong Masterchef VN 2014 đã 2 lần nấu món canh bóng thả và cà 2 lần đều được ban giám khảo khen nức nở, mình chưa thử qua nhưng thấy cách nấu thì cũng cầu kỳ lắm. Mình tìm được một bài viết giới thiệu về món ăn này.
CANH BÓNG THẢ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA
Hà Nội nơi hội tụ nhiều món ngon gia truyền mà cho đến bây giờ khi có dịp tìm hiểu tôi thấy trong mỗi cách chế biến đều mang dấu ấn của một nếp sống văn hóa thanh tao nhưng rất đỗi cầu kì.
Canh bóng thả là một trong nhiều món ăn của người Hà Nội xưa, thường hiện diện trong các mâm cỗ những dịp lễ, Tết, khi nhà có thượng khách hay việc quan trọng.
Ngày nay canh bóng thả dần vắng bóng trong các gia đình người Hà Nội vì để làm được món canh bóng này là cả một công đoạn rất cầu kì, ngay cả khi ăn người thưởng thức cũng phải biết cách dùng, cảm nhận mới thấy hết vị ngon ngọt trong từng miếng bóng.
Ngày nay canh bóng thả dần vắng bóng trong các gia đình người Hà Nội vì để làm được món canh bóng này là cả một công đoạn rất cầu kì, ngay cả khi ăn người thưởng thức cũng phải biết cách dùng, cảm nhận mới thấy hết vị ngon ngọt trong từng miếng bóng.
Nhiều người Hà Nội bây giờ đã không hiểu vì sao lại có món canh gọi bằng cái tên là lạ “canh bóng thả”. Gọi là canh bóng vì bóng làm từ bì heo (da lợn) nướng lên cho nở phồng, nhìn vào trông giống như những chiếc bong bóng, thả trên mặt canh.
Để làm món này phải rất tỉ cầu kì, qua nhiều công đoạn mới có thể thành bóng thả. Bì heo chọn loại bì cạo chín (cạo bằng nước nóng), sau đó dùng dao lạng (lấy) hết lớp mỡ còn sót lại. Càng lạng sạch bao nhiêu thì bì heo càng trong bấy nhiêu. Để bì heo được trắng và mất hết mùi hôi thì phải rửa với nước gừng có pha chút giấm. Phơi bì heo ngoài nắng cho thật khô rồi mới nướng để bì nổi bóng phồng lên. Các khâu trên càng làm kĩ bao nhiêu thì khi nướng, bóng bì càng phồng nở và trắng bấy nhiêu.
Canh bóng nấu thả thường kết hợp với các loại rau như cà rốt, su hào, nấm… và để canh ngọt ngon hơn thì có thể thêm giò sống, sườn heo, hay tôm khô vào. Canh nấu theo cách phổ biến nhất là cà rốt, su hào, nấm thái sợi thả vào nồi nước dùng được ninh từ xương heo hay xương gà. Canh chỉ cần sôi lên là được, nhưng vẫn phải để nồi trên bếp giữ nóng nước. Bóng cắt miếng bằng cỡ bao diêm, tẩm ướp chút gia vị gừng, hành, tiêu, nước mắm cho thấm. Phi thơm hành với mỡ heo, cho bóng vào xào, vặn bếp nhỏ lửa để bóng được ngấm dầu mềm mượt và dai. Khi ăn múc canh ra tô, cho bóng bì lên trên, rưới thêm nước vào cho bóng thả thêm mềm mượt.
Ăn canh bóng thả, nhất là ăn khi đói mới thấy hết được vị ngọt ngon, thanh quý trong từng miếng bóng. Bóng dẻo, dai , mềm mượt nơi đầu lưỡi cho ta cảm giác lạ như mình đang ăn một miếng bóng thật. Vậy là chỉ từ một miếng bì heo - bóng bì đã thành món canh bóng thả độc đáo lạ miệng như thế.
Trong bữa cổ tết của người Hà Nội xưa thì món canh bóng thả là một trong 4 món không thể thiếu gồm có: bóng, vây, măng, miến. Có thưởng thức canh bóng rồi, mới thấy người Hà Nội xưa quả thật rất cầu kì trong cách ăn uống, cũng như chế biến và nấu nướng món ăn.
Đoàn Xuân
theo Saigon Ẩm Thực.
No comments:
Post a Comment