Sống ở đời có nhiều thứ bất ngờ, người đi siêu xe có thể đang mang nợ hàng tỷ đồng, còn người đi xe đạp có thể đang gửi ngân hàng hàng trăm triệu. Người bán vàng có thể khốn đốn xoay vốn nhưng người bán bánh tráng trộn lại có tiền dư để sắm xe tay ga. Và đây là thực tế:
Bài học 1: Tiền không là tất cả – Người đi xe hàng tỷ không phải lúc nào cũng có thể vui mừng
Một người đi chiếc xe đạp điện 6 triệu, nhưng họ vẫn có 60 triệu gửi ngân hàng. Họ sống một cuộc sống an nhàn. Lúc 3 người gặp nhau ở trên đường, người đi xe đạp điện ngưỡng mộ người lái xe Volkswagen, người lái xe Volkswagen ngưỡng mộ người lái xe Mercedes-Benz, người lái xe Mercedes-Benz lại mong muốn có được cuộc sống như người đi xe đạp điện.
Vì đâu ai biết có thể người lái chiếc xe Mercedes-Benz giá 4 tỷ, nhưng họ có thể vay ngân hàng tới 20 tỷ, cuộc sống của họ thực sự đang rất khốn đốn. Một người đi chiếc xe Volkswagen 500 triệu, nhưng họ có thể đang nợ ngân hàng tới 2 tỷ đồng, cũng đang ở trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng đấy thôi.
Bài học 2: Tiền bạc – danh vọng đôi khi là do thượng đế ban tặng, không thể cưỡng cầu
Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không biết bơi. Cá thích ăn giun, nhưng cá lại không thể lên bờ. Thượng đế mang đến cho bạn rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng lại không cho bạn dễ dàng đạt được nó. Nhưng, cũng không thể cứ đổ máu thì kêu đau, sợ tối thì bật điện, nhớ nhung thì liên lạc, ngày hôm nay với bạn là chuyện lớn, nhưng có thể ngày hôm sau lại là chuyện nhỏ. Cuộc đời giống như cây bồ công anh, nhìn có vẻ tự do, nhưng kỳ thực lại là thân bất do kỷ.
Thượng đế cho mình nhiều tiền thì mình hưởng vì đó là phúc lộc, chúng ta có nhiều tiền sẽ có thể làm được nhiều thứ hơn, được tận thưởng nhiều hơn. Còn thượng đế cho mình ít tiền thì mình cũng vui vẻ vì đó là phúơc, chúng ta sẽ an nhàn khỏi phải lo giữ tiền, quản lý tiền và bị người khác ganh tị, đe dọa.
Có những chuyện không phải là không thèm lưu tâm, mà là có lưu tâm cũng chẳng làm được gì.
Người ta hay nói tay trắng thì phải cố gắng hơn để thành công. Cũng đúng, nhưng có 1 sự thật là hầu hết các doanh nhân đều xuất thân từ gia đình khá giả hoặc có những khoản thừa kế giúp họ ổn định về mặt tài chính. Sự đảm bảo về mặt tài chính giúp các doanh nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
“Rất nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng thành công của một doanh nhân trong kinh doanh phụ thuộc vào tiền bạc nhiều hơn là tài năng”, Andrew Oswald, giáo sư Đại học Warwick, chia sẻ. “Gene thực sự có ảnh hưởng trong kinh doanh và mọi vấn đề trong cuộc sống nhưng không nhiều”, ông nói tiếp.
Có những thứ gọi là đã an bài sẵn, cố gắng chưa chắc đạt được những gì mình mong muốn. Có chăng là mình chỉ biết dốc toàn lực của mình để ứng phó là được, may mắn thì nhận được kết quả tốt thôi. Chứ hầu như tay trắng làm nên thì 100 người chỉ có 0.5 người có thể phất lên. Bạn nghe sách vở báo chí khen ai đó sống trong nghịch cảnh mà thành công, có đó, nhưng đó cũng chỉ là số hiếm hoi và người ta phóng đại lên. Còn thực tế, hàng triệu con người nghèo vẫn hoàn nghèo nhưng không ai nói tới.
Bài học 3: Nộ lệ đồng tiền – Ranh giới của việc kiếm tiền phục vụ cho bản thân đôi khi mong manh tới mức dễ biến bạn trở thành nô lệ của nó! Nhưng thà nô lệ đồng tiền còn hơn làm nô lệ của bất cứ 1 người nào đó.
Một câu nói vui tôi thường trêu bạn bè là “giờ ráng chịu cực đi sau này chịu khổ thôi”, nói vui vậy chứ ý nghĩa lắm đó. Bây giờ sẽ cực, cực rất nhiều nếu cố gắng để đạt được 1 công việc ưng ý, một mức lương mong muốn, một môi trường thuận lợi để sống. Nhưng vượt qua các gọi là cực này rồi, sau này mình chỉ khổ thôi, khổ vì mọi việc dã suôn sẻ, cứ đều đều xuôi theo dòng chảy qua ngày, khổ vì đồng ra đồng vào ổn định không hơn không kém,…
Vạn sự tương sinh tương khắc, không có lên thì không có xuống, không có thấp thì không có cao, không có đắng thì không có ngọt. Bởi cứ chịu cực đi, cực bây giờ sau này đỡ hơn tí, ít nhất là trong chuyện tiền tài. Đời là bể khổ, bây giờ bạn không khổ, sau này sẽ càng khổ. Có nhiều người bảo không nên phí cả đời cho việc kiếm tiền, ta sẽ vô tình trở thành nô lệ đồng tiền. Nhưng nghĩ kỹ lại đi, không có tiền thì bạn phải làm nô lệ người nào đó.
Bài học 4: Đời của bạn là do bạn quyết định
Ba mẹ sinh ra bạn nhưng không thể nào ở bên bạn suốt đời, chồng bạn ở bên bạn hôm nay nhưng cũng chưa chắc còn bên bạn ngày mai, con cái bạn vẫn còn nhỏ trong lòng bàn tay nhưng tương lai cũng sẽ đi bên tay người khác. Do đó, cuộc đời bạn gắn bó nhất chỉ là mỗi mình bạn mà thôi
Trên thế giới này ngoại trừ bạn ra, thì không có ai có thể thực sự giúp đỡ bạn, nếu có giúp thì cũng chỉ là tạm thời. Rất nhiều người đã từng nếm thử “trứng luộc trong nước trà”, vỏ trứng nứt càng nhiều, thì trứng ăn càng ngon miệng. Tương tự như vậy, trong cuộc sống trải nhiệm càng nhiều, trắc trở càng nhiều thì sẽ càng có hương vị. Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.
Bài học 5: Chạy đua với thời gian – Tiền tài và danh vọng là không chờ đợi
Nhân lúc đang còn trẻ, dũng cảm bước đi, nghênh đón phong sương gió mưa, tôi luyện bản thân, có thể độ lượng, có thể nhìn xa trông rộng, thì hạnh phúc mới đến.
Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.
Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng. Cho nên nhiều khi cũng chẳng ai thèm giúp bạn đâu.
Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.
Nếu bạn muốn hóa thân thành con bướm, thì bạn phải chịu đựng được nỗi khổ của quá trình giãy giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.
Bài học 6: Học cách cho đi – rồi sẽ được nhận lại
Trong cả cuộc đời, bạn phải tôn trọng bao nhiêu người, thì sẽ có bấy nhiêu người tôn trọng bạn.
Bạn tin tưởng bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu người tin tưởng bạn.
Bạn có thể giúp bao nhiêu người thành công, thì sẽ có bấy nhiêu người giúp bạn thành công!
Trên thế giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể thành công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên trì tiếp tục bước đi.
Theo phunugiadinh.vn
No comments:
Post a Comment