Các lá bùa thường dùng mực đỏ vẽ trên giấy vàng. (Ảnh: Aijai2)
Mục đích của bùa chú
Mục đích cơ bản của các Phù triệt trong Đạo giáo là triệu hồi quỷ thần, mượn sức mạnh của thần linh để đạt được hiệu quả chữa bệnh cầu an, trừ tà diệt họa. Một Phù triệt nhỏ chứa đựng rất nhiều thông tin như tên tuổi, ngoại hình, bùa chú … của các vị Thần tiên. Nó sử dụng ý niệm để câu thông giữa con người và Thần linh.
Khi viết chữ trong thời cổ đại thì cần một bộ ‘Văn phòng tứ bảo’ (bút, mực, giấy, nghiên), tương tự Đạo giáo cũng cần một bộ công cụ đặc biệt khi vẽ Phù triệt, trong đó quan trọng nhất là chu sa (mực đỏ) và giấy vàng.
Mục đích cơ bản của các Phù triệt trong Đạo giáo là triệu hồi quỷ thần, mượn sức mạnh của thần linh để đạt được hiệu quả chữa bệnh cầu an, trừ tà diệt họa. Một Phù triệt nhỏ chứa đựng rất nhiều thông tin như tên tuổi, ngoại hình, bùa chú … của các vị Thần tiên. Nó sử dụng ý niệm để câu thông giữa con người và Thần linh.
Khi viết chữ trong thời cổ đại thì cần một bộ ‘Văn phòng tứ bảo’ (bút, mực, giấy, nghiên), tương tự Đạo giáo cũng cần một bộ công cụ đặc biệt khi vẽ Phù triệt, trong đó quan trọng nhất là chu sa (mực đỏ) và giấy vàng.
Vì sao lại dùng chu sa?
Trong cuốn ‘Thần nông bản thảo kinh bách chủng lục’ có ghi: “Đan sa, vị cam vi hàn, chủ thân thể ngũ tạng bách bệnh, dưỡng tinh thần, an hồn phách, ích khí minh mục, sát tinh mị tà ác quỷ, cửu phục thông thần minh bất lão.” (Tạm dịch: Chu sa có vị ngọt hơi lạnh, trọng yếu đối với nhiều loại bệnh trong ngũ tạng của thân thể, nuôi dưỡng tinh thần, trấn an hồn phách, có ích cho khí huyết, giúp mắt sáng tỏ, giết chết ma quỷ tà linh. Dùng lâu thì sẽ có thể thông với Thần linh, không bị già đi.)
Hình vẽ Thiên sư Chung Quỳ bằng chu sa trên giấy vàng. (Ảnh: NTDTV)
Chu sa còn được gọi là Thần sa, đan sa hay xích đan. Nó là một viên thuốc màu đỏ, là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất để đạo sĩ vẽ bùa và luyện đan. Trong Đạo gia, luyện đan từ lâu đã là một loại phương thức tu luyện. Trong cuốn ‘Thần nông tứ kinh’ có chép: “Thượng dược lệnh nhân thân an mệnh duyên, thăng vi thiên thần, ngao du thượng hạ…” (Tạm dịch: Thượng dược có thể khiến con người thân ổn định, mệnh kéo dài; thăng làm thiên Thần, ngao du trên dưới…) Thượng dược được nói đến ở đây là các nguyên liệu để luyện chế đan ví như: chu sa, vàng bạc, chư chi, ngũ ngọc, vân mẫu …
Cát Hồng vào triều Tấn trong cuốn ‘Bão phác tử’ có nói: “Chu sa vi kim, phục chi thăng tiên giả thượng sĩ dã”. (Tạm dịch: Chu sa là kim, người thượng sĩ (người có đạo đức cao) khi uống có thể thăng làm Tiên). Hơn nữa còn giới thiệu luyện chế đan dược cần: thủy ngân, lưu huỳnh, chu sa, phèn sống, hùng hoàng (khoáng vật có sắc vàng dùng làm thuốc, có thể giải độc), đá vân mẫu…
Trong các tác phẩm kinh điển của Đạo giáo có ghi lại nhiều câu chuyện truyền thuyết về việc uống chu sa để trở thành Tiên. Ví như Thần nhân Chủ Trụ, ông đã luyện chu sa cho huyện lệnh Chương Quân Minh, 3 năm sau luyện được Thần sa tuyết bay. Chương Quân Minh đã uống nó, 5 năm sau ông có thể bay lên và cùng Chủ Trụ rời đi; Thôi Văn Tử, người gốc Thái Sơn, hàng năm ông đều luyện đan dược bằng chu sa và ‘hoàng tinh tán’, cuối cùng đắc đạo thành tiên; Xích Phủ người vùng Ba Nhung giỏi dùng thủy ngân để tinh chế đan sa và ‘tiêu thạch’ (dạng khoáng vật của kali nitrat), sau đó uống chúng. 30 năm sau cải lão hoàn đồng, lông mọc ra có màu đỏ…
Chu sa là nguyên liệu quan trong trong việc đạo sĩ luyện đan. (Ảnh minh họa qua Sun News)
Chu sa không chỉ có thể dưỡng thần an phách, mà còn có thể giết chết tà khí yêu ma. Vì vậy dùng nó làm mực để viết lên những tấm bùa thì sẽ tăng khả năng trừ tà, tránh ác. Ngoài ra, chu sa là màu đỏ, thời xưa màu đỏ là biểu tượng xua đuổi tà ma và báo điềm lành. Nó hoàn toàn khác với cái gọi là họa đỏ của Đảng Cộng sản Trung Quốc thời hiện đại. Vì vậy, người xưa thường dán câu đối xuân màu đỏ trong ngày Tết. Chữ phúc màu đỏ có tác dụng trừ tà, tránh xui xẻo. Hơn nữa cách phát âm của từ ‘chu sa’ và ‘tru sát’ (giết chết) là giống nhau, cho nên nó còn có tác dụng chấn nhiếp và răn đe những yêu tinh hành ác kia.
Vì sao lại dùng giấy vàng?
Trong văn hóa cổ đại, “Ngũ hành” (mộc, hỏa, thổ, kim, thủy) và “Ngũ phương” (Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung) và “Ngũ sắc” (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen) có một mối liên hệ siêu hình. Vì vậy trong thời cổ đại, màu vàng đại biểu cho vùng đất ở trung tâm, và được coi là “màu ngay chính”, cũng là loại màu sắc mà đế vương hay dùng. Đồng thời màu vàng cũng có tác dụng trừ tà tránh nạn.
Trong cuốn ‘Yến kinh tuế thì ký’ có viết: “Mỗi khi đến phố Đoan Dương, có cửa hàng treo bán các tờ giấy nhỏ màu vàng, có đóng con dấu đỏ, hoặc vẽ hình Thiên sư Chung Quỳ, hoặc vẽ Ngũ độc bùa chú. Các nhân sĩ cùng tranh nhau mua, dán trên cửa để tránh ma hành ác”. Vào giờ ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) dùng tấm bùa có vẽ hình Thiên sư Chung Quỳ hoặc tờ giấy vàng có đóng con dấu đỏ, dán lên trên cửa, có tác dụng trừ tà tránh ôn dịch. Vì vậy người ta cho rằng khi màu đỏ của chu sa kết hợp với màu vàng của giấy, nó sẽ làm cho lá bùa đạt hiệu quả trừ tà cao nhất.
Tử Vi / Theo: ntdvn
No comments:
Post a Comment