Tuesday, May 2, 2023

NGƯỜI CÓ ÍT PHÚC KHÍ, SỐ PHẬN LONG ĐONG THƯỜNG NÓI A 4 LỜI NÀY

Phật giáo dạy rằng, một người thông tuệ là người biết cách tu tâm tu khẩu, vừa tránh được tai hoạ thị phi, vừa tránh được việc làm mất đi phước báu. Nếu biết tu trong lời nói, biết kiềm chế và bao dung, cuộc sống sẽ vui vẻ và tích cực hơn rất nhiều.


Phước báu của một người không phải do trời ban mà là do chính họ vun trồng. Số phận của một người không phải do trời đã định sẵn mà do chính mình tạo ra.

Phật giáo dạy rằng, một người thông tuệ là người biết cách tu tâm tu khẩu, vừa tránh được tai hoạ thị phi, vừa tránh được việc làm mất đi phước báu. Nếu biết tu trong lời nói, biết kiềm chế và bao dung, cuộc sống sẽ vui vẻ và tích cực hơn rất nhiều.

Người có số phận long đong, ít phúc khí thường thích nói 4 lời này, hãy xem bạn có mắc phải không?

Lời phàn nàn

Những điều không như ý như thất bại, đau ốm, tai ương,… chính là lời cảnh báo cho cuộc sống của chúng ta. Sự việc xuất hiện để chúng ta soi xét lại bản thân xem mình đã làm gì sai, từ đó kiểm điểm lại bản thân và rút kinh nghiệm.

Nếu chỉ biết phàn nàn về hoàn cảnh mà không tự soi xét lại mình, cuộc sống sẽ càng ngày càng khổ sở.

Hoăc đó là một kiểu thử thách để chúng ta nhìn nhận xem mình có giữ vững được cốt cách con người giữa những khó khăn gian khổ hay không, và liệu có đủ khả năng để đảm đương được những việc lớn hay không.

Thế như có nhiều người khi gặp khó khăn, họ đã ngay lập tức phàn nàn về người khác mà không biết rằng đây là cơ hội để mình suy nghĩ thấu đáo và hoàn thiện bản thân. Nếu chỉ biết phàn nàn về hoàn cảnh mà không tự soi xét lại mình, cuộc sống sẽ càng ngày càng khổ sở.

Lời ngạo mạn

Một người dù có nhiều thành tựu cỡ nào cũng không nên tự cho mình là nhất mà nói lời ngạo mạn ngông cuồng. Trong vũ trụ rộng lớn mênh mông này, con người chỉ là một hạt bụi nhỏ bé, căn bản không có gì đáng để vỗ ngực tự hào.

Một người nếu không biết khiêm nhường, sống khoe khoang dương dương tự đắc thì sớm muộn sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Lời bàn tán về người khác

Nói chuyện phiếm và bàn tán về người khác là chuyện vô bổ nhất trên đời. Những khi có thời gian, chúng ta nên ngồi tĩnh tâm suy nghĩ về bản thân mình thay vì sân si về cách sống của người khác.

Ở đời chẳng có ai là hoàn hảo và ngay cả bản thân ta cũng vậy. Chính mình cũng có những thói hư tật xấu cần thay đổi, vậy thì lấy đâu ra thời gian để quản chuyện người khác?

Lãng phí thời gian và sức lực để đàm tếu chuyện đúng sai của nhân gian là một việc khơi dậy tham-sân-si của con người ngày càng nhiều thêm, từ đó phúc phần dần cạn - hoạ thì khó lường.

Ở đời chẳng có ai là hoàn hảo và ngay cả bản thân ta cũng vậy. Chính mình cũng có những thói hư tật xấu cần thay đổi, vậy thì sao lại phí thời gian đi quản chuyện người khác?

Lời ác độc

Lời lẽ tốt đẹp là ngọn lửa ấm áp trong ngày đông, còn lời nói xấu xa là gió rét buốt giá cắt da cắt thịt. Lời nói ra mang theo sự độc ác có thể gây hoạ cho người, còn khó lành hơn vết dao cứa vào thân. Nhất là khi lời nói độc ác gặp kẻ có lòng dạ hẹp hòi sẽ ôm hận suốt đời, thậm chí gây mâu thuẫn gay gắt, để lại hậu hoạ.

Nhiều người tự nhận rằng mình là người “miệng độc ít hòng hại ai”. Họ thường xúc phạm người khác một cách vô thức hoặc có ý thức, khiến cho các mối quan hệ xung quanh càng trở nên xấu đi.

Nhất là trong xã hội ngày nay, con người càng dễ nóng nảy thù hằn, bất cứ việc gì xảy ra cũng có thể nảy sinh xung đột. Thậm chí là gây gổ, giết người, điều này đã không hiếm gặp trong xã hội hiện đại.

Bốn loại lời nói này hoàn toàn không có lợi, chỉ khiến phúc khí của chúng ta bị tổn hại và vận mệnh ngày một đi xuống. Vì thế, hãy chú ý cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói mỗi ngày. Khi biết nói không với bốn loại lời nói này, phước báu sẽ gõ cửa!

Cẩm Mịch/Theo Visiontimes