Tất cả các loại trái cây, trái nào cũng có khả năng bồi dưỡng sức khỏe của con người ngoại trừ trái độc. Trái nào cũng vậy, không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc, chỉ có con người là kén chọn. Thích ăn trái này, không thích ăn trái kia theo khẩu vị của từng cá nhân.
Có nhiều người hảo ngọt cho nên các chuyên gia tìm cách lai giống, kết hợp như thế nào đó mà me Thái ngọt như đường, nước dừa Thái như có quậy đường,...Vậy đó nhưng hôm nay tôi đọc được một tài liệu còn siêu hơn, một loại trái ăn vào rồi thì đắng, chua, chát,. gì cũng thành ngọt như đường.
Tôi thì mới biết loại trái này nhưng ở châu Phi người ta đã sử dụng hàng trăm năm. Ở VN mấy năm qua cũng có một cơn sốt về loại trái này. Ở Úc thì chưa nghe qua nhưng ở Mỹ thì cũng có những quảng cáo và bán loại trái cây mà cái tên rất thần kỳ "miracle fruit"
Tôi mạn phép post lên những thông tin sưu tầm trên mạng để bạn nào biết thì suy nghĩ lại, bạn nào chưa biết thì có thêm một hiểu biết mới. Có một điều chắc chắn các bạn phải để ý là nó không thể chửa bệnh tiểu đường và nó cũng không thay thế được đường và dùng lâu dùng nhiều sẽ có hại cho sức khỏe.(LKH)
CÂY THẦN KỲ
Thần kỳ, danh pháp khoa học Synsepalum dulcificum, là một loài thực vật thân tiểu mộc, sau 10 năm sinh trưởng có thể cao 6 m. Quả khi chín có màu đỏ và mau hỏng dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Tên cây được gọi là thần kỳ (trong tiếng Anh miracle fruit hay miracle berry), vì quả của nó khi nếm sẽ làm cho các vị khác như chua, đắng đều bị biến đổi thành vị ngọt. Ở Tây Phi nơi phát sinh loài, nó còn có tên địa phương là taami, asaa hoặc ledidi.
Thần kỳ, danh pháp khoa học Synsepalum dulcificum, là một loài thực vật thân tiểu mộc, sau 10 năm sinh trưởng có thể cao 6 m. Quả khi chín có màu đỏ và mau hỏng dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Tên cây được gọi là thần kỳ (trong tiếng Anh miracle fruit hay miracle berry), vì quả của nó khi nếm sẽ làm cho các vị khác như chua, đắng đều bị biến đổi thành vị ngọt. Ở Tây Phi nơi phát sinh loài, nó còn có tên địa phương là taami, asaa hoặc ledidi.
Nhà thám hiểm Des Marchais (người Pháp) khi thám hiểm vùng tây châu Phi năm 1725, đã viết về tập tục kỳ lạ của thổ dân vùng này. Theo quan sát của ông ta thì các thức ăn của họ đều rất chua và không hề có đường, nhưng sau khi nhai một loại trái cây màu đỏ thì các vị chua này đã trở thành ngọt.
Chất Miraculin của cây Thần Kỳ là hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên đã được người châu Phi dùng rất nhiều năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên nhiều nhà sản xuất kỳ vọng nó sẽ có ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì…
Mỹ là nước có ý tưởng đầu tiên trong việc sử dụng miraculin cho thực phẩm công nghiệp, nhưng giai đoạn này, chỉ có Nhật là đang sử dụng hạn chế. Tại Tokyo, Nhật Bản, có quán cà phê phục vụ món "cà phê miraculin". Khách uống không cần dùng đường hoặc chất tạo ngọt tổng hợp khác mà dùng trái cây kỳ diệu do hãng "Namco" cung cấp. Các nhà khoa học Nhật Bản đang có dự tính ghép gene miraculin vào giấp cá để sản xuất đại trà sau khi thí nghiệm ghép gene miraculin trên vi khuẩn E. coli bị thất bại.
Tại Mỹ, do miraculin chưa được FDA chấp thuận nên việc sử dụng và trồng cây Thần Kỳ chỉ là cây cảnh. Có ý kiến chỉ trích FDA khi cơ quan này chưa cho phép lưu hành miraculin trên thị trường là do muốn bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất chất tạo ngọt nhân tạo. Lý do FDA đưa ra là miraculin chưa được chứng minh độ an toàn khi dùng trong thực phẩm.
Các nhà chỉ trích cho rằng, các chất tạo ngọt nhân tạo như saccarin, aspartame thì được FDA công nhận độ an toàn và cho phép lưu hành trên thị trường, dù trong thực tế có một số tai biến đã được ghi nhận, trong khi đó, miraculin đã được thổ dân châu Phi dùng hàng trăm năm nay và là hợp chất thiên nhiên thì bị coi là có vấn đề
(theo Wikipedia)
LỢI ÍCH THẬT SỰ CỦA TRÁI THẦN KỲ
Trái thần kỳ được người bán giới thiệu như là một loại trái cây có tác dụng làm thay đổi vị giác con người, chỉ cần ăn một trái thần lỳ thì sau đó có thể ăn những trái cây chua đều trở nên ngọt.Vậy lợi ích thật sự của trái thần kỳ như thế nào, chúng ta sẽ phân tích rõ hơn sau đây.
Trái thần kỳ được người bán giới thiệu như là một loại trái cây có tác dụng làm thay đổi vị giác con người, chỉ cần ăn một trái thần lỳ thì sau đó có thể ăn những trái cây chua đều trở nên ngọt.Vậy lợi ích thật sự của trái thần kỳ như thế nào, chúng ta sẽ phân tích rõ hơn sau đây.
1. Thành phần hóa học của trái thần kỳ
Các nhà khoa học đã phân tích thành phân hóa học của trái thần kỳ thu được đường và miraculin. Hàm lượng đường trong trái thần kỳ không cao nhưng vị ngọt thì rất dịu và đặc biệt sự “kỳ diệu” của trái thần kỳ được đánh giá cao vì khi ăn vào thì nó khiến cho vị chua, cay, đắng của các loại quả hoặc thức ăn, thức uống kế tiếp sẽ trở nên ngọt. Chẳng hạn sau khi nếm quả thần kỳ rồi nếm quả chanh thì sẽ thấy chanh trở nên ngọt vô cùng. Để giải thích hiện tượng này, có giả thuyết cho rằng sự tác động của các phân tử miraculin đã làm sai lệch sự định hướng của các thụ thể cảm nhận trên gai lưỡi, làm cho lưỡi trở nên thích ứng và chỉ còn duy nhất là vị ngọt trong một khoảng thời gian nhất định, thường kéo dài vị ngọt từ 1-2 giờ.
2. Tác dụng chữa bệnh của trái thần kỳ
Thật ra trái thần kỳ không có tác dụng chữa bệnh như tiểu đường, ung thư…như nhiều người lầm tưởng, mà nó chỉ có hỗ trợ các bệnh nhân giảm nhu cầu sử dụng đường trong quá trình ăn kiêng để điều trị bệnh. Mặt khác trái thần kỳ còn giúp cho người đang điều trị bệnh ung thư thay đổi vị giác nhằm cải thiện chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân sẽ ăn ngon miệng hơn.
Còn đối với những người khỏe mạnh thì sau khi dùng trái thần kỳ sẽ biến tất cả vị mặn, chua, cay, đắng của thức ăn nước uống chỉ còn một vị ngọt duy nhất.
3. Khi ăn trái thần kỳ coi chừng bao tử
Điều rất cần lưu ý đó là miraculin có trong trái thần kỳ chỉ đánh lừa vị giác chứ không làm thay đổi cấu trúc hóa học của các thực phẩm. Do đó, khi chúng ta sử dụng những chất có vị chua mang tính axít với số lượng lớn (ví dụ như chanh, giấm, đồ chua hoặc cay nồng như bia, rượu…), mặc dù vị giác cho cảm giác ngọt nhưng bản chất nó vẫn là axít và cồn. Vì vậy sẽ gây tổn thương trong niêm mạc miệng và dạ dày. Nếu dùng lâu sẽ dẫn đến loét miệng, vòm họng, ung thư dạ dày và gan.
Người ta cũng đã chứng minh rằng Miraculin trong trái thần kỳ là một protein không bền ở nhiệt độ cao và chỉ bị phân hủy khi đun nóng. Vì vậy khi nấu chín, quả thần kỳ sẽ không còn tác dụng trên vị giác nữa. Nó chỉ có tác dụng khi được sử dụng dạng trái tươi.
Qua các phân tích trên cho thấy rỏ lợi ích thật sự của trái thần kỳ, mong các bạn thưởng thức sự thần kỳ đó với liều lượng vừa đủ nhằm bảo vệ cái bao tử thân yêu của chúng ta.
Theo DS Lê Kim Phụng
(Sưu tầm trên mạng)
Tham khảo thêm:
No comments:
Post a Comment