Friday, October 7, 2016

MẶC ÁO CÀ SA

Chuyện cổ Phật gia “mặc áo cà sa”

Đường đời nên đi như thế nào, có thể có rất nhiều lựa chọn, xuất gia có phải là một lựa chọn đúng đắn chăng? Thật ra lựa chọn thế nào không phải là vấn đề, quan trọng chính là cần phải hiểu rõ vì sao bản thân lựa chọn như vậy, và làm thế nào để chịu trách nhiệm với lựa chọn của chính mình.



Dương Vạn Lý tề danh cùng Vưu Mậu, Phạm Thành Đại, Lục Du, được hợp xưng là “Nam Tống tứ đại gia”, ông có viết bài thơ tặng một vị xuất gia đi khất thực, nguyên thơ là:

Lịch huyết sao kinh nại nhược hà,
Thập niên y cựu nhất đầu đà;
Cà sa vị trứ sầu đa sự,
Trứ liễu cà sa sự canh đa.


沥血抄经奈若何,
十年依旧一头陀;
袈裟未着愁多事,
着了袈裟事更多。


Dịch nghĩa:

Sao chép kinh sách đến nỗi chảy máu tay rốt cuộc là vì điều gì?
Đã mười năm qua rồi vẫn mãi là người xuất gia đi khất thực như trước.
Áo cà sa chưa mặc buồn vì nhiều chuyện
Mặc áo cà sa vào rồi chuyện phiền não càng nhiều hơn.

Dịch thơ:

Cực khổ chép kinh được bao nhiêu.
Mười năm xuất gia thay gì nhiều
Cà sa chưa mặc buồn nhiều chuyện,
Đã mặc cà sa chuyện càng nhiều.


Người không xuất gia, cảm thấy cuộc đời có quá nhiều điều phải lo lắng, nên buồn rầu triền miên, cho rằng chỉ cần xuất gia sẽ không còn phiền não nữa, nào biết khi đã xuất gia, mặc áo cà sa, nhưng nỗi buồn vẫn khó xua tan như trước, mà những chuyện buồn lại càng thêm nhiều.

Đức Phật khuyên con người không nên chú ý vẻ bề ngoài, dù là hòa thượng hay ni cô đã mặc áo cà sa, thì cũng chỉ là một biểu tượng; chỉ có cảnh giới tư tưởng và tâm tính bên trong mới chính là biểu hiện chân thực nhất. Giống như có nhiều người tin rằng phóng sinh sẽ được công đức, nên cố ý mua các loài chim bay, tẩu thú, các loài cá để phóng sinh; vì thỏa mãn nhu cầu của những người này, đã xuất hiện ngành nghề chuyên đi bắt hoặc nuôi dưỡng các loài trên, những con vật được phóng sinh thường vì không thể thích nghi với hoàn cảnh mới mà đa phần đã chết đi. Khiến phóng sinh trở thành phóng chết, lợi và hại rốt cuộc phải nhận định như thế nào đây?



Vẻ bề ngoài là dễ mê hoặc người ta nhất. Dù làm nhiều chuyện để cầu mong phúc báo, dù có thể đổi lấy giàu có và công danh nhất thời; thì cũng không thoát khỏi nỗi lo sinh lão bệnh tử, cũng không thoát khỏi nỗi khổ luân hồi quả báo; vì trốn tránh ưu phiền thế tục mà xuất gia, không ngờ sự thanh tĩnh nơi tự đường miếu thờ cũng chỉ là vẻ bề ngoài; cảnh giới không sầu không lo thật sự chỉ có thể tìm kiếm ở bên trong nội tâm của mỗi người, làm sao mặc vào một bộ cà sa lại có thể đạt được điều đó?

Hồng trần cuồn cuộn, phiền não như dòng nước. Rất nhiều người tìm kiếm hạnh phúc lại được thêm nhiều thống nhổ, tìm kiếm bình yên lại càng tìm càng không bình yên, đây có lẽ đã khoát vào chiếc áo “cố chấp vào niềm hạnh phúc”, mà không thể nhìn thấu các mối quan hệ trong cuộc đời. Đem hạnh phúc của mình giới hạn trong việc thỏa mãn dục vọng được bao nhiêu, nhận được thì vui, mất đi liền đau khổ; càng truy cầu thì những gì đang có vẫn còn xa lắm mới được như ước nguyện, ngược lại, lại đưa bản thân vào tình cảnh nguy hiểm càng ly xa đạo, càng chịu thêm nhiều nỗi buồn.



Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: trái đất ở trong tam giới, chính là thế giới sa bà, ý là gì? Trong thế giới của niềm vui và nỗi thống khổ, lại là thế giới khiến bạn có thể nhẫn chịu được; dù có tám chín phần sự tình không như ý, nhưng ngẫu nhiên sẽ có một hai chuyện vui xuất hiện, để tâm của bạn có thể miễn cưỡng bảo trì cân đối, để bạn còn có thể đi tiếp.

Ý của Đức Phật là muốn có được niềm hạnh phúc vĩnh hằng thật sự, dừng lại ở thế giới đau khổ nơi tam giới này là điều tuyệt đối không thể, chỉ có tìm biện pháp đưa bản thân tiến lên tầng sinh mệnh cao hơn, tốt đẹp hơn; cho đến khi vượt ra khỏi tam giới, không còn trong luân hồi mới có thể đạt được; đây cũng là đạo lý thật sự khi thần phật cứu rỗi thế nhân thoát khỏi biển khổ luân hồi. Càng bám cứng vào việc truy cầu cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nghĩa với việc không muốn thoát ly khỏi thế giới sa bà này, ngược lại cách thế giới tốt đẹp ngày càng xa.



Từ pháp lý vũ trụ mà nhìn nhận, thì nhân gian không phải là nơi để con người tiêu dao hưởng lạc, mà chính là nơi để trả nợ, để đề cao tâm tính và tinh lọc tâm hồn, sớm có ngày trở về quê hương không buồn không lo chân chính, đây mới chính là sự thật của một đời người. Như thế xem ra, từ quan hệ giữa không mặc áo cà sa và phiền não không nguôi, làm sao để tâm hồn đang chất chứa nhiều nỗi buồn phiền như vậy có thể thay đổi; xem những chuyện phiền não là cơ hội để để cao tâm tính, mới chính là điều then chốt.

Cuộc đời này còn rất nhiều điều được vẻ bề ngoài hư không bao bọc, cần có thêm nhiều trí tuệ để suy ngẫm và phân biệt, làm sao chúng ta có thể tùy tiện lấy những điều bị bao bọc đó mà mê hoặc bản thân mình.

Tác giả: Trương Vũ Lương
Theo: stvonline