TRIÊU TAM MỘ TỨ (BA BUỔI SỚM, BỐN BUỔI CHIỀU)
朝三暮四
Vào thời Xuân Thu (năm 770-476 trước Công Nguyên) có một ông lão sống tại Tống quốc. Ông ta rất thích khỉ nên ông nuôi rất nhiều khỉ trong nhà. Ông có thể trò chuyện với lũ khỉ và chúng cũng có thể hiểu ông.
朝三暮四
Vào thời Xuân Thu (năm 770-476 trước Công Nguyên) có một ông lão sống tại Tống quốc. Ông ta rất thích khỉ nên ông nuôi rất nhiều khỉ trong nhà. Ông có thể trò chuyện với lũ khỉ và chúng cũng có thể hiểu ông.
Ông lão cho mỗi chú khỉ tám hạt dẻ mỗi ngày, bốn hạt buổi sáng sớm và bốn hạt buổi chiều.
Tuy nhiên vì lũ khỉ ăn nhiều quá nên chẳng mấy chốc chẳng còn gì nhiều ở nhà ông lão nữa. Bởi vậy ông lão đành phải giảm lượng thức ăn mà ông vẫn thường cho chúng ăn xuống.
Ông lão quyết định cho mỗi con bảy hạt dẻ mỗi ngày.
Ông gọi lũ khỉ lại và thông báo với chúng: “Giờ chúng ta đang hết dần thức ăn. Từ hôm nay trở đi ta sẽ cho mỗi con bốn hạt dẻ vào buổi sáng và ba hạt dẻ vào buổi chiều. Ta mong là các con chấp nhận việc này.”
Nghe thấy vậy lũ khí khá là không vui. Một con khỉ lớn nhất hỏi ông lão: “Tại sao chúng con chỉ được có ba hạt dẻ vào buổi tối thôi chứ? Không được!”
Những con khỉ khác cũng rất tức giận vì mỗi con chỉ được nhận có ba hạt dẻ thay vì bốn hạt vào buổi tối.
Vì thế ông lão nói với lũ khỉ, “Ồ, nếu vậy thì mỗi con sẽ được ăn ba hạt vào buổi sáng và bốn hạt vào buổi chiều vậy.”
Biết rằng buổi tối chúng vẫn được cho bốn hạt nên lũ khỉ hài lòng lắm và chúng gật đầu đồng ý.
Câu chuyện này được nhắc đến trong cuốn sách Nam Hoa Kinh, một trong những tác phẩm cổ Trung Quốc còn gọi là Trang Tử (1) từ thời Chiến Quốc (475-221 trước Công Nguyên).
Thành ngữ “ba buổi sáng, bốn buổi chiều” (朝三暮四) bắt nguồn từ câu chuyện này và lúc đầu có nghĩa là đánh lừa người khác bằng thủ đoạn. Về sau nó được dùng với nghĩa: thường xuyên thay đổi quyết định và không có trách nhiệm.
Ngày nay câu thành ngữ được dùng để tả ai đó luôn luôn thay đổi quyết định và người ta không thể tin vào những điều người đó nói.
Một câu thành ngữ tiếng Anh tương tự là “to play fast and loose” – “lập lờ hai mặt” (như trong một trò chơi) hoặc “khi nóng khi lạnh” (tùy tiện thay đổi chính kiến).
Ghi chú:
(1) Trang Tử (莊子) – Nam Hoa Kinh là cuốn sách căn bản của Đạo giáo được viết bởi Trang Chu. Cuốn sách gồm các câu chuyện và giai thoại phản ánh bản chất vô tư vô ngã của một nhà hiền triết Đạo giáo đúng nghĩa. Những bài viết trong đó thường có chút hài hước hoặc trào lộng.
(Sưu tầm trên mạng)
朝三暮四 - 译文内容
宋国(今商丘)有一个养猕猴的老人,他很喜欢猕猴,养的猕猴成群,他能懂得猕猴们的心意,猕猴们懂得那个人的心意。那位老人因此减少了他全家的口粮,来满足猕猴们的欲望。但是不久,家里缺乏食物了,他将要限制猕猴们的食物,但又怕猕猴们生气不听从自己,就先骗猕猴们:“我给你们的橡树果实,早上三颗,晚上四颗,这样够吗?”众多猕猴一听很生气,都跳了起来。过了一会儿,他又说:“我给你们的橡树果实,早上四颗,晚上三颗,这样足够吗?”猕猴们听后都很开心地趴下,都很高兴对那老人服服帖帖的了.养猴人给猴子分橡子,说:“早上分给三升,晚上分给四升”。猴子们听了非常愤怒。养猴人便改口说:“那么就早上四升晚上三升吧。”猴子们听了都高兴起来。名义和实际都没有亏损,喜与怒却各为所用而有了变化,也就是因为这样的道理。
这个故事原来的意义,是阐述一个哲学道理,是《庄子·齐物论》中一则重要的寓言故事,无论朝三暮四还是朝四暮三,其实众猴子所得到的并没有增加或减少,猴子们喜怒为用就显得很可笑。狙公好比是载众生的“大块”而猴子就像是纷乱红尘中的众生。那些追求名和实的理论家,总是试图区分事物的不同性质,而不知道事物本身们就有同一性。最后不免像猴子一样,被朝三暮四和朝四暮三所蒙蔽。告诫人们要放开计较得失的凡心,因为人的一生一死、一得一失都是一时的,到最后我们将会发现我们并没有失去什么,也没有得到什么。因为无论形式有多少种,本质只有一种。宋《二程全书·遗书·十八·伊川先生语》:“若曰圣人不使人知,岂圣人之心是后世朝三暮四之术也?”遗憾的是,后来应用这个成语的人,并不十分清楚朝三暮四的出处,把它和“朝秦暮楚”混淆了。而后者指的是战国时期,秦、楚两大强国对立,有些弱小国家一会儿倒向秦国,一会儿倒向楚国。就像在美苏争霸时期,有些非洲国家时而倒向美国,时而倒向苏联。朝三暮四本来与此无关,但以讹传讹,天长日久,大家也就习惯把“朝三暮四”理解为没有原则,反复无常了。
(百度百科)
No comments:
Post a Comment