Lục Tích, tự Công Kỷ, học giả nước Ngô thời Tam Quốc, người Ngô quận Ngô Huyền (nay là thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô).
Làm quan chính trực thanh liêm
Sau khi Tôn Sách chết, Tôn Quyền kế thừa sự nghiệp, phong Lục Tích làm tấu tào duyện, sau chuyển thành Thái thú Úc Lâm, Gia Thiên Tướng Quân. Lục Tích học rộng biết nhiều, trung với cương vị công tác, thanh liêm chính trực. Nổi tiếng tại vùng Úc Lâm, mọi người kính ngưỡng.
Người dân thuộc khu của Lục Tích, an cư lạc nghiệp, xã hội trật tự mười phần ổn định. Vài năm sau, Lục Tích muốn cáo lão hồi hương, nhưng hoạn nang (túi đựng tài sản khi làm quan) lại trống trơn. Lúc đi vào rừng, mọi người giúp ông thu thập hành lý, ngoại trừ một ít sách vở và vài món quần áo cũ kỹ, thì không còn gì nữa.
Lúc ấy, giao thông đường bộ không thuận tiện, Lục Tích mặc dù không có bất kỳ vật gì, nhưng vẫn cần thuê một chiếc thuyền, theo đường biển hồi hương.
Lúc ấy, giao thông đường bộ không thuận tiện, Lục Tích mặc dù không có bất kỳ vật gì, nhưng vẫn cần thuê một chiếc thuyền, theo đường biển hồi hương.
Ngày lên đường, người chèo thuyền đến rất sớm. Lục Tích thấy người chèo thuyền, liền nhanh chóng lên thuyền. Một lát sau, không thấy có người vận chuyển đồ vật lên thuyền, người chèo thuyền cảm thấy kỳ lạ, không kềm nổi liền hỏi: “Lão gia, ngài còn có đồ vật gì không? Mau gọi người chuyển lên đây đi! Chúng ta phải nhanh lái thuyền, bằng không sẽ chậm trễ hành trình.”
Lục Tích nghe xong lời của người chèo thuyền, thì thúc giục nói: “Vậy hãy mau lái thuyền đi! Ta không còn đồ vật gì nữa đâu!”
Người chèo thuyền thập phần kinh ngạc, hỏi: “Ngài làm Thái thú Úc Lâm nhiều năm như vậy, chẳng lẽ không có tích góp chút ít vàng bạc châu báu hay sao? Không mua một ít gia sản quý giá sao?”
Lục Tích lắc đầu, ông thản nhiên nói: “Bản thân ta phụng lệnh Vua, có bổng lộc của mình, làm sao có thể lấy bừa của dân? Cho nên, những năm này không có tích góp gì cả.”
Người chèo thuyền chợt sinh ra sự kính trọng và ngưỡng mộ, nhưng sau đó liền cau mày nói thêm: “Lão gia, cái này không được rồi! Trên biển gió to sóng lớn, chiếc thuyền này nhẹ như lá cây, nếu như chở một ít đồ vật này vượt biển, nếu gặp phải sóng lớn, thuyền nhẹ quá, áp không được sóng, sẽ xuất hiện tai họa đấy.”
Tảng đá thành đồ gia truyền
Lục Tích thấy người chèo thuyền nói có đạo lý, liền nhìn quanh bốn phía, quả thật cảm thấy chiếc thuyền này quá nhẹ rồi. Ông suy nghĩ một chút, chỉ vào một tảng đá lớn trên bờ, nói: “Các ngươi đem tảng đá kia, đặt lên thuyền đi! Có tảng đá nặng như vậy đè lên, đại khái sẽ không gặp nguy hiểm nữa!” Người chèo thuyền không thể làm gì khác bèn tìm mấy người, chuyển tảng đá kia lên thuyền.
Lục Tích trở về Ngô Quận quê hương của mình, hàng xóm hương thân cho rằng ông làm quan lớn nhiều năm, ắt sẽ vinh quang trở về, nhất định sẽ chở đầy một thuyền kỳ trân dị bảo, đều nhao nhao đi ra, trợ giúp bốc dỡ thuyền. Ai ngờ, ngoại trừ một ít sách vở và quần áo cũ, chỉ vẻn vẹn có một táng đá to.
Nhiều người thấy thế đều nghị luận xôn xao. Người chèo thuyền hướng bọn họ giải thích, mọi người sau khi nghe xong, liên tục tán thưởng Lục Tích thanh liêm, tảng đá kia chính là chứng cứ tốt nhất. Thế là các hương thân hỗ trợ đem tảng đá lớn kia, khiêng xuống thuyền, đặt tại cửa lớn của nhà họ Lục.
Về sau, tảng đá kia trở thành đồ gia truyền của họ Lục, lưu truyền suốt mấy trăm năm.
Ghi chú: Lục Tích cũng là một nhân vật trong "Nhị thập tứ hiếu" (二十四孝) với tích "Giấu quýt cho mẹ":
Lục Tích từ lúc mới lên 6 tuổi đã biết hiếu thảo. Một hôm Lục Tích theo cha sang quận Cửu Giang viếng Viên Thuật. Họ Viên làm việc thết đãi, Lục Tích thấy trong tiệc có quít ngon, bèn lấy hai trái bỏ vào túi áo dấu.
Đến khi chào Viên Thuật ra về, Vô ý để quít lọt ra ngoài. Viên Thuật nói đùa: Sao lấy quýt giấu như thế?. Lục Tích đáp ngay: Mẹ tôi thích ăn quít lắm. Nhân tiện trong tiệc có quít ngon nên tôi giấu vài quả đem về biếu mẹ tôi. Viên Thuật khen Tích là người con chí hiếu.
(Sưu tầm trên mạng)
清廉剛正的陸績
陸績,字公紀,三國時代吳國學者,吳郡吳縣(今江蘇省蘇州市)人。
為官正直清廉
孫策死後,孫權繼承事業,任陸績為奏曹掾,後轉任鬱林太守,加偏將軍。陸績博學多識,忠於職守,清廉剛直,兩袖清風。在鬱林一帶家喻戶曉,人人敬仰。
陸績轄區內的人民,安居樂業,社會秩序十分穩定。幾年後,陸績要告老還鄉,仍是宦囊空空。臨行時,人們幫助他收拾行李,除了一些書籍和幾件舊衣服之外,別無長物。
當時,陸路交通不便,陸績雖然沒有什麼東西,但仍需要僱一艘船,從海上返回故鄉。
啟程那天,船夫來得很早。陸績見船夫來,便很快上了船。過了一會兒,不見有人往船上搬運東西,船夫覺得奇怪,不禁問道:「老爺,您還有什麼東西?快叫人搬上來吧!我們也好快點開船,不然就會耽誤行程。」
陸績聽了船夫的話,催促說:「那就趕快開船吧!我沒有什麼東西了。」
船夫十分詫異,問道:「您在鬱林做了這麼多年的太守,難道就沒有積攢一些金銀珠寶?沒有置辦一點貴重的家產嗎?」
陸績搖了搖頭,他坦然地說:「我身負王命,有著自己的俸祿,怎能妄取民財呢?所以,這些年沒有什麼積蓄。」
船夫油然而生一股敬慕之情,繼而則皺著眉頭說:「老爺,這不行啊!海上風大浪大,這艘船像樹葉一樣輕,如果就裝這點東西渡海,若是碰上一次大浪,船太輕,壓不住陣腳,就會出亂子的。」
石頭成傳家寶
陸績覺得船夫講得有道理,便朝四周望了望,果真覺得這艘船實在太輕了。他稍加思索,指著沙灘上的一塊大石頭,說:「你們就把那塊石頭,抬上船吧!有這樣重的石頭壓著,大概就不會有危險啦!」船夫無可奈何地找了幾個人,將那塊大石頭,搬放到船上。
陸績回到自己的家鄉吳郡,左鄰右舍的鄉親們,以為他做了幾年大官,榮歸故里,一定會滿滿地載上一船奇珍異寶,都紛紛出來,幫助卸船。誰知,除了一些書籍和幾件舊衣服之外,僅有一大塊石頭。
大夥兒見狀皆議論紛紛。船夫向他們解釋,鄉親們聽後,連連稱讚陸績為政清廉,這塊石頭就是最好的見證。於是,鄉親們幫忙將那塊大石頭,抬下了船,安放在陸家的大門口。
後來,這塊石頭成了陸績的傳家寶,一直存放了幾百年。
(網上搜查)
No comments:
Post a Comment