Mirny mỏ kim cương hay cổng vào địa ngục
Chiếm 23% tổng lượng kim cương toàn thế giới
Một thời kỳ dài, Thành phố Mirny chìm trong câu chuyện bí mật, nguyên do là vì ở đây thực hiện chương trình hoàn toàn bảo mật. Việc khai thác mỏ kim cương ở Mirny bắt đầu có từ hơn nửa thế kỷ trước. Năm 1955, một nhà địa lý trẻ tuổi người Nga đi khảo sát Siberia, đến đây đã vô tình khám phá khu vực này đang ẩn giấu nguồn tài nguyên kim cương phong phú. Sau đó, sự phát giác của nhà địa lý trở thành một chương trình tuyệt mật cấp nhà nước của Liên Xô.
Hiện nay, sau nửa thế kỷ khai thác, Mirny đã trở thành một cái hố giống như hang động hình vòng xoáy rất lớn chui sâu vào lòng đất. Nhìn từ trên xuống bề mặt hố, cảm giác như khu vực này từng bị chấn động bởi động đất, với đường kính miệng hố khoảng 1.200m, sâu khoảng 525m. Nếu một ôtô đào đất chạy với tốc độ 60 km/giờ men theo đường xoắn ốc bờ vách trong của hố, đi xuống đáy hố, rồi lại trở về mặt đất phải mất gần hai giờ đồng hồ.
Do độ sâu của hố ngầm dạng xoắn ốc, đã khiến từ trường bên trong lòng đất và không khí trên không bề mặt đất hình thành luồng khí chuyển động tốc độ lớn. Nếu máy bay loại nhỏ, trọng lượng quá nhẹ bay qua trên không trung của khu vực này có thể bị luồng khí lưu động hút tụt xuống hố!
Chính phủ Liên Xô đã chi một khoản tiền lớn phục vụ cho công việc khai thác kim cương. Tính đến thập niên 90 của thế kỷ trước, tại khu vực bãi mỏ này đã cống hiến cho toàn thế giới 23% tổng lượng kim cương. Cùng với khai thác kim cương, chính phủ Liên Xô lúc đó đã thiết lập khu vực hành chính và thành lập Thành phố Mirny vào năm 1959.
Ngoài hang động kim cương Mirny, trên thế giới còn có một số hang động nhân tạo nổi tiếng như hang động kim cương Kimberley ở Nam Phi được phát hiện năm 1871 với 5 vạn công nhân thường xuyên làm việc. Hố khổng lồ có đường kính khoảng 463m và sâu 215m, nghĩa là khối lượng đất đá mà các công nhân đã đào và di chuyển là cực kỳ lớn. Theo ước tính, những người thợ mỏ này đã đào và đi chuyển khoảng 22 triệu tấn đất đá. Điều đáng ngạc nhiên là những người thợ mỏ này không hề sử dụng bất kỳ máy móc tiên tiến nào mà chỉ dùng sức người và những công cụ hết sức thô sơ như cuốc, xẻng...
Nơi nghèo nhất thế giới
Mặc dù nơi đây chứa loại sản vật đắt giá nhất nhưng vùng đất Mirny ở trung tâm Siberia, lại gần Bắc Cực, mùa đông dài, mùa hè ngắn. Phần lớn người dân sống ở Thành phố Mirny làm công nhân cho mỏ kim cương. Nhưng mấy chục năm qua, hầu như hàng ngày họ phải sinh hoạt trong tình trạng thực phẩm rất khan hiếm, ngay cả những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng bị hạn chế.
Giao thông ở đây khó khăn. Thị trấn Cenysevskij cách thành phố không xa có một trạm thủy điện và đập nước, mỗi khi đập này xả nước thì người dân thị trấn chỉ có thể ra vào thành phố bằng tàu thuyền. Và người dân Mirny liên hệ với bên ngoài hoàn toàn nhờ vào đường hàng không. Tại đây có một sân bay lớn, mỗi năm trung bình chuyên chở khoảng hơn 20 vạn lượt người và chuyển đến khoảng 2,5 vạn tấn hàng hóa. Giao thông không thuận tiện đã kéo theo gia tăng thiếu thốn vật phẩm nông nghiệp, hoa quả, rau xanh... Những thứ này trở thành hàng hóa khan hiếm nhất. Vậy nên Thành phố Mirny tuy sản xuất nhiều kim cương, nhưng vẫn luôn được xem là một trong những nơi nghèo trên thế giới!
Năm 2004, Chính phủ Nga quyết định đóng cửa hang động kim cương Mirny lớn nhất thế giới sau gần 50 năm hoạt động. Sự tồn tại của hố lớn khai thác kim cương đã khiến chính quyền địa phương phải vắt óc suy nghĩ. Có người đã từng đề nghị san bằng hố này, nhưng tính ra số tiền “chi phí lấp hố” quá lớn đã khiến Chính phủ Nga phải bỏ qua kiến nghị này.
Link tham khảo thêm:
http://www.amusingplanet.com/2013/04/abandoned-mir-diamond-mine-in-russia.html
http://australianminingreview.com.au/the-mystery-of-russia%E2%80%99s-dangling-carats/
Chiếm 23% tổng lượng kim cương toàn thế giới
Một thời kỳ dài, Thành phố Mirny chìm trong câu chuyện bí mật, nguyên do là vì ở đây thực hiện chương trình hoàn toàn bảo mật. Việc khai thác mỏ kim cương ở Mirny bắt đầu có từ hơn nửa thế kỷ trước. Năm 1955, một nhà địa lý trẻ tuổi người Nga đi khảo sát Siberia, đến đây đã vô tình khám phá khu vực này đang ẩn giấu nguồn tài nguyên kim cương phong phú. Sau đó, sự phát giác của nhà địa lý trở thành một chương trình tuyệt mật cấp nhà nước của Liên Xô.
Hiện nay, sau nửa thế kỷ khai thác, Mirny đã trở thành một cái hố giống như hang động hình vòng xoáy rất lớn chui sâu vào lòng đất. Nhìn từ trên xuống bề mặt hố, cảm giác như khu vực này từng bị chấn động bởi động đất, với đường kính miệng hố khoảng 1.200m, sâu khoảng 525m. Nếu một ôtô đào đất chạy với tốc độ 60 km/giờ men theo đường xoắn ốc bờ vách trong của hố, đi xuống đáy hố, rồi lại trở về mặt đất phải mất gần hai giờ đồng hồ.
Do độ sâu của hố ngầm dạng xoắn ốc, đã khiến từ trường bên trong lòng đất và không khí trên không bề mặt đất hình thành luồng khí chuyển động tốc độ lớn. Nếu máy bay loại nhỏ, trọng lượng quá nhẹ bay qua trên không trung của khu vực này có thể bị luồng khí lưu động hút tụt xuống hố!
Chính phủ Liên Xô đã chi một khoản tiền lớn phục vụ cho công việc khai thác kim cương. Tính đến thập niên 90 của thế kỷ trước, tại khu vực bãi mỏ này đã cống hiến cho toàn thế giới 23% tổng lượng kim cương. Cùng với khai thác kim cương, chính phủ Liên Xô lúc đó đã thiết lập khu vực hành chính và thành lập Thành phố Mirny vào năm 1959.
Ngoài hang động kim cương Mirny, trên thế giới còn có một số hang động nhân tạo nổi tiếng như hang động kim cương Kimberley ở Nam Phi được phát hiện năm 1871 với 5 vạn công nhân thường xuyên làm việc. Hố khổng lồ có đường kính khoảng 463m và sâu 215m, nghĩa là khối lượng đất đá mà các công nhân đã đào và di chuyển là cực kỳ lớn. Theo ước tính, những người thợ mỏ này đã đào và đi chuyển khoảng 22 triệu tấn đất đá. Điều đáng ngạc nhiên là những người thợ mỏ này không hề sử dụng bất kỳ máy móc tiên tiến nào mà chỉ dùng sức người và những công cụ hết sức thô sơ như cuốc, xẻng...
Nơi nghèo nhất thế giới
Mặc dù nơi đây chứa loại sản vật đắt giá nhất nhưng vùng đất Mirny ở trung tâm Siberia, lại gần Bắc Cực, mùa đông dài, mùa hè ngắn. Phần lớn người dân sống ở Thành phố Mirny làm công nhân cho mỏ kim cương. Nhưng mấy chục năm qua, hầu như hàng ngày họ phải sinh hoạt trong tình trạng thực phẩm rất khan hiếm, ngay cả những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng bị hạn chế.
Giao thông ở đây khó khăn. Thị trấn Cenysevskij cách thành phố không xa có một trạm thủy điện và đập nước, mỗi khi đập này xả nước thì người dân thị trấn chỉ có thể ra vào thành phố bằng tàu thuyền. Và người dân Mirny liên hệ với bên ngoài hoàn toàn nhờ vào đường hàng không. Tại đây có một sân bay lớn, mỗi năm trung bình chuyên chở khoảng hơn 20 vạn lượt người và chuyển đến khoảng 2,5 vạn tấn hàng hóa. Giao thông không thuận tiện đã kéo theo gia tăng thiếu thốn vật phẩm nông nghiệp, hoa quả, rau xanh... Những thứ này trở thành hàng hóa khan hiếm nhất. Vậy nên Thành phố Mirny tuy sản xuất nhiều kim cương, nhưng vẫn luôn được xem là một trong những nơi nghèo trên thế giới!
Năm 2004, Chính phủ Nga quyết định đóng cửa hang động kim cương Mirny lớn nhất thế giới sau gần 50 năm hoạt động. Sự tồn tại của hố lớn khai thác kim cương đã khiến chính quyền địa phương phải vắt óc suy nghĩ. Có người đã từng đề nghị san bằng hố này, nhưng tính ra số tiền “chi phí lấp hố” quá lớn đã khiến Chính phủ Nga phải bỏ qua kiến nghị này.
VIỆT TÚ - ĐÔ Thế giới đàn ông
Link tham khảo thêm:
http://www.amusingplanet.com/2013/04/abandoned-mir-diamond-mine-in-russia.html
http://australianminingreview.com.au/the-mystery-of-russia%E2%80%99s-dangling-carats/
No comments:
Post a Comment