Monday, April 24, 2017

PHỦ ĐỂ TRỪU TÂN (釜底抽薪)

Mấy hôm trước tôi đã post một bài nói về "Hiệu ứng cánh bướm và sách lược 'rút củi đáy nồi' " không biết các bạn có hiều ý của  cái binh pháp này hay không. Hôm nay có một bài giải thích cụ thể hơn về sách lược này xin mời các bạn đọc:


Tôn Tử Binh Pháp:
PHỦ ĐỂ TRỪU TÂN (釜底抽薪)

+ Giải nghĩa: Rút củi đáy nồi, đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thua
+ Điển cố: Trong trận Chi Lăng-Xương Giang, nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành lạ hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan.
+ Diễn giải:
- Kế “Phủ để trừu tân” là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào).
– Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt. Chỗ diệu dụng kế “Phủ để trừu tân” là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết.
– Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế “Phủ để trừu tân” lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ. Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng! Ở chiến trường, kế “Phủ để trừu tân” lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.


Tam thập lục kế trong Tam Quốc
Phủ để trừu tân:
Rút củi đáy nồi, đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thua hoặc làm cho một vấn đề của ta của ta bớt đi sự trầm trọng đưa đến việc nguy cấp một kết cục.
Nói đến kế này lại nhắc đến Chu Du của người ta (thiệt tình không muốn nói nhưng phải nói vì Chu Du hẹp hòi quá).
Sau khi bị Lưu Bị phỗng tay trên mất Kinh Châu , Chu Du căm hận đến tận xương nên quyết định lấy cho bằng được Kinh Châu. Chu Du cho người về xin với Tôn Quyền thêm ba vạn đại quân tăng cường. Thấy tình hình căng thẳng vì biết chắc Lưu Bị sẽ tử thủ Kinh Châu, trận chiến đó có thể gây nên lưỡng bại câu thương mà người hưởng lợi là Tào Tháo, Lỗ Túc đã hiến kế “Phủ để trừu tân” cho Tôn Quyền làm nguội bớt cái đầu đang nóng của Chu Du.


Lỗ Túc khuyên Tôn Quyền gọi Chu Du về giải cứu Hợp Phì vì quân Trương Liêu của Tào Tháo đang tấn công Hợp Phì và Tôn Quyền đang thua. Biết Tôn Quyền không muốn mình đánh Kinh Châu, Chu Du liền trao lại binh quyền rồi cáo bệnh về quê dưỡng thương.
Thật ra, việc đánh Hợp Phì là giả còn việc gọi Chu Du về để giảm bớt tình hình căng thẳng ở Kinh Châu là thật. Nếu Chu Du vẫn quyết chiến với Lưu Bị thì người có lợi nhất là Tào Tháo, liên minh Tôn – Lưu không còn trong thời điểm này là không có lợi, nhất là cho Đông Ngô.


Việc gọi Chu Du về trong khi quan hệ Tôn – Lưu có nguy cơ sứt mẻ là hết sức khôn ngoan, thể hiện được tầm nhìn về đại cuộc của Lỗ Túc và Tôn Quyền. Kế “Phủ để trừu tân” trong trường hợp này không hay nhưng cần thiết.
(Sưu tầm trên mạng)

No comments: